Từ ghép là gì? Từ là đơn vị nhỏ nhất được tạo thành tiếng, một câu văn hoàn chỉnh được ghép từ các từ với nhau, trong đó từ ghép là loại từ phức và là yếu tố quan trọng nhất tạo thành câu. Từ ghép và từ láy là hai loại từ có nét giống nhau nên có khá nhiều người nhầm lẫn. Vậy thì hãy theo dõi nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Từ ghép là gì cho ví dụ?
Khái niệm từ ghép là gì đã được nêu rõ trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, 5 và được tìm hiểu sâu hơn trong chương trình Ngữ văn lớp 6, 7. Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng lại với nhau. Các tiếng có mối quan hệ với nhau về nghĩa, căn cứ vào mối gian hệ giữa các thành tố đó mà có cách phân loại phù hợp.
Từ ghép là từ gì? Là một loại cấu tạo của từ phức, cùng với từ láy giúp người đọc, người viết diễn đạt chính xác và sinh động sự vật, sự việc,…Từ ghép được tạo bởi 2 tiếng có nghĩa trở lên. Từ ghép có thể tạo thành từ 1 danh từ + 1 động từ, 2 động từ, 1 tính từ + 1 danh từ,….
Ví dụ: ăn uống, nhà cửa, xanh biếc,….
Từ ghép Hán Việt là gì?
Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt, từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ Quốc ngữ và âm đọc là âm đọc theo tiếng Việt. Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao, khoảng 70% và 30% còn lại là từ thuần việt.
Quá trình lịch sử của Việt Nam là nguyên nhân của sự hình thành các từ Hán Việt. Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng nhiều từ Hán Việt cổ. Mặt khác, khi vay mượn từ Hán Việt, chúng ta biểu thị ý nghĩa sự vật, sự việc tốt hơn cũng như thể hiện được sắc thái trong từng ngữ cảnh.
Có mấy loại từ ghép?
Dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, từ ghép được chia thành:
Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là gì? Được tạo từ hai tiếng, trong đó có một tiếng mang nghĩa chính, tiếng còn lại bổ nghĩa cho từ ghép thêm hoàn chỉnh. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính. Ví dụ như: bút bi, hoa hồng, đỏ thẫm,…
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là gì? Là từ mà các thành tố cấu tạo có mối quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Đặc trưng của từ ghép đó chính là các thành tố đều có nghĩa. Thế nhưng không phải mọi tiếng trong từ ghép đều rõ nghĩa, do đó từ ghép đẳng lập thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa. Ví dụ: ăn ở.
- Một thành tố rõ nghĩa, một thành tố không rõ nghĩa. Ví dụ: chợ búa.
Bên cạnh đó, từ ghép còn được chia thành các loại sau:
Từ ghép tổng hợp
Từ ghép tổng hợp là gì? Từ ghép tổng hợp có các từ cấu tạo thành, mang nghĩa khái quát, tổng hợp hơn từ những từ cấu thành nó, thể hiện một địa danh, hành động cụ thể nào đó.
Ví dụ như: Võ thuật bao gồm các loại võ khác nhau; Phương tiện bao gồm các phương tiện đi lại,….
Từ ghép phân loại
Từ ghép phân loại có các từ được cấu tạo thành một nghĩa nhất định, chỉ một địa danh, sự vật hay hành động cụ thể nào đó. Ví dụ: nước ép cam, bánh sinh nhật,…
Công dụng của từ ghép trong câu
Từ ghép là một trong những thành phần cấu tạo nên cấu trúc câu, giúp xác định định nghĩa của các từ kể cả trong văn nói lẫn văn viết. Nghĩa là chỉ cần đọc lên là người đọc sẽ hiểu nghĩa của từ, nghĩa của câu mà không cần phải suy nghĩ hay lắp ghép ý với nhau.
Từ ghép làm cho câu trở nên logic về hình thức, nội dung, đọc lên nghe mạch lạc, rõ ràng và chính xác. Từ đơn có nhiệm vụ riêng của nó và từ ghép cũng vậy nhưng từ ghép có nhiều loại và đa dạng hơn từ đơn.
Cách nhận biết từ ghép
Trong chương trình tiểu học, nhận biết từ ghép là bài tập phổ biến và dễ dàng nhất tuy nhiên đây cũng là bài tập khiến cho học sinh và phụ huynh lúng túng, khó khăn. Ta có thể xác định từ ghép bằng cách xác định mối quan hệ giữa các tiếng trong từ về cả âm và nghĩa. Để xác định nghĩa của tiếng ta thực hiện bằng cách đặt câu, tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa hay tra từ điển.
- Nếu các tiếng trong từ có quan hệ nghĩa, quan hệ cả về âm thì đó là từ ghép
- Nếu trong từ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng mờ nghĩa nhưng cả 2 tiếng đều không có quan hệ âm thì đó là từ ghép.
- Trong từ có một từ có gốc Hán, hình thức giống từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép, ví dụ như hoan hỉ, ban bố, tử tế,…
- Từ không có quan hệ về âm lẫn nghĩa là các từ ghép đặt biệt, ví dụ như: tắc kè, bù nhìn, xà phòng,…
Lưu ý khi phân biệt từ ghép nhanh nhất
- Nếu cả hai từ đơn đều có nghĩa, khi ghép lại sẽ tạo thành từ ghép. Cách nhanh nhất để nhận biết đó là bạn tách từ và xem chúng có nghĩa cụ thể không. Trường hợp một trong hai tiếng có nghĩa thì đây là từ láy âm không phải là từ ghép.
- Đảo vị trí các từ với nhau, nếu đảo được thì đó là từ ghép nghĩa trường hopwjd đảo mà không có ý nghĩa hoặc mơ hồ thì là từ láy âm.
- Nhiều từ phức khi tạo thành từ nhiều từ đơn có thể không rõ nghĩa, nhưng nếu thấy xuất hiện trong một số từ phức có tiếng gốc khác nhau thì từ phức này được xem là từ ghép nghĩa.
- Từ ghép có thể không chung bộ phận vần, có thể 2 từ đơn không có nghĩa nhưng ghép 2 từ đơn lẻ thì chúng lại thành 1 từ ghép có nghĩa.
Điệp ngữ là gì? Các dạng điệp ngữ, vai trò và ví dụ của điệp ngữ
Điểm giống và khác nhau của từ láy và từ ghép là gì?
Điểm giống
- Có từ hai âm tiết trở lên
- Một số từ ghép sẽ giống từ láy nếu có một âm tiết có nghĩa và một âm tiết hơi mờ nghĩa.
- Một từ ghép sẽ giống từ láy nếu có lặp phụ âm. Ví dụ: từ ghép “thúng mủng” có thể bị nhầm là từ láy vì có phụ âm ung.
Khác nhau
- Từ ghép và từ láy khác nhau về mối quan hệ giữa nghĩa của các âm tiết
- Nếu các âm tiết tạo thành từ đều có nghĩa thì đó là từ ghép.
Với các thông tin có trong bài viết “Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và cho ví dụ” sẽ giúp ích bạn. Để tìm hiểu thêm về các từ loại khác trong tiếng Việt, quý bạn đọc hãy truy cập website ruaxetudong.org để tìm hiểu.