Nước cất được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhất là trong lĩnh vực y tế vì không chứa bất kỳ vi khuẩn, vi sinh vật hay các chất độc, chất hóa học. Nếu như bạn không biết nước cất là gì, quy trình sản xuất,….thì hãy theo dõi các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Nước cất là gì?
Nước cất là nước nguyên chất, tinh khiết được điều chế bằng cách chưng cất, thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương,…Nước cất cũng đang được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, nông nghiệp.
Nói cách khác, nước cất là loại nước siêu tinh khiết, được điều chế bằng cách đun sôi nước rồi chưng cất để lấy phần nước ngưng tụ nên thành phần trong nước cất hoàn toàn không chứa các chất hữu cơ hay vô cô.
Phân loại nước cất
Dựa vào số lần chưng cất mà nước cất được chia thành 3 loại, đó là:
- Nước cất 1 lần (qua chưng cất 1 lần)
- Nước cất 2 lần (nước cất 1 lần và chuyển qua chưng cất lần 2)
- Nước cất 3 lần ( nước cất 2 lần và chuyển qua chưng cất lần 3)
Ngoài ra, nước cất còn được phân chia dựa theo thành phần lý hóa như độ dẫn điện, TDS (tổng lượng chất rắn hòa tan),…Nước tinh khiết có hàm lượng TDS dưới 50mg/l còn nước cất được xử lý thường có TDS dao động từ 0.5 – 1.5mg/l.
Để xác định chất lượng tinh khiết của nước cất thì bạn cần so sánh giữa tiêu chuẩn của nhà sản xuất công bố và tiêu chuẩn của ngành, tiêu chuẩn của nhà nước.
Quy trình sản xuất nước cất
Trong phòng thí nghiệm: Nước cất được tạo ra bằng máy chưng cất thủy tinh ở trong phòng thí nghiệm.
Sản xuất nước cất trong công nghiệp:
Nước cất sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại bằng thiết bị inox, sau khi chưng cất, nước sẽ được hứng trực tiếp ở đầu vòi và đóng chai. Quy trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước sạch tự nhiên, xử lý sạch sẽ trước khi tiến hành chưng cất bằng công nghệ RO.
- Bước 2: Sau khi được làm sạch bằng công nghệ RO, nước sẽ được đưa tới máy chưng cất lần 1, tiến hành quá trình chưng cất. Sau lần chưng cất này sẽ thu được nước cất lần 1. Nếu muốn có nước cất lần 2 hoặc 3 thì cơ sở sản xuất sẽ tiếp tục chưng cất lần 2, lần 3.
- Bước 3: Khi chưng cất xong, nước cất sẽ được đóng vào chai, lọ đã được khử trùng, vệ sinh bằng cách sục khí ozone và chiếu đèn cực tím để tiệt trùng.
- Bước 4: Đo đạc, kiểm định chất lượng bằng thiết bị chuyên dụng. Nếu như sản phẩm có chất lượng đảm bảo thì sẽ tiếp tục được bọc kín bằng màng lọc, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn ở môi trường bên ngoài.
- Bước 5: Các chai, lọ nước cất đạt chuẩn sẽ được chuyển đến bộ phận đóng gói để phân lô, dán nhãn chai, mang đi xuất kho hoặc đưa vào kho bảo quản để chờ xuất kho.
Máy chưng cất nén hơi có thể sản xuất 5000 gallon nước cất mỗi ngày. Loại máy này sử dụng một buồng đơn để chuyển dạng hơi nước, sau đó hơi nước đi qua một máy nén và ngưng tụ thành nước trong buồng cuối cùng.
Áp suất khí quyển là gì? Đơn vị đo, công thức tính áp suất khí quyển
Đặc điểm nổi bật của nước cất
Nước cất không chứa vi khuẩn hay vi trùng
Ở các nước phát triển, nguồn nước máy khá an toàn dù có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn, vi trùng nhưng vẫn trong giới hạn cho phép. Thế nhưng, trong một số trường hợp lượng vi khuẩn có thể vượt mức an toàn khi nguồn nước tạm bị ô nhiễm. Một lượng nhỏ vi khuẩn cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nhất là đối với ai có hệ miễn dịch yếu, các bệnh nhân ung thu hay HIV/AIDS.
Nước cất thì hoàn toàn ngược lại, các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hại được loại bỏ hoàn toàn. Chính vì thế, nước cất được sử dụng cho những bệnh nhân mắc các căn bệnh nhất định.
Nước cất không chứa chất độc hay hóa chất
Trong quá trình chưng cất, nguồn nước đã được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất nên không chứa các chất độc hại. Nước cất chính là nước tinh khiết 100%, không chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay bất kỳ một loại hóa chất nào tìm thấy trong nước uống bình thường, sử dụng hàng ngày.
Nước cất không chứa calo
Clo là một chất khử trùng cho nguồn nước, về cơ bản là khá an toàn giúp ích cho quá trình khử trùng, diệt vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa các bệnh lây lan qua nguồn nước. Nhiều chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng, phản ứng của clo với một số hợp chất có thể sẽ sinh ra DBP – một chất độc hại có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nước cất sẽ không chứa Clo hoặc DBP vì 2 chất này có điểm sôi thấp hơn nước và chúng sẽ bị loại bỏ hoàn toàn sau khi được chưng cất hoặc qua bộ lọc carbon.
Thiên nhiên là gì? Phân loại, vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nước cất được sử dụng để làm gì?
Trong y tế
Nước cất có nồng độ pH 5.5 không chứa kim loại nặng, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế. Sử dụng để pha chế thuốc, các loại biệt dược, rửa vết thương hay dụng cụ y tế, dụng cụ trong phòng mổ,…
Nước cất có chỉ số oxy hóa thấp nên làm mất khả năng xúc tác không mong muốn của Cr 3, được sử dụng để pha chế thuốc kháng sinh, có cấu trúc hóa học mạch vòng không no. Tỷ lệ chất kháng sinh chỉ khoảng mg thì việc loại bỏ kim loại chuyển tiếp như Cr 3 là cần thiết, giúp giữ được các hoạt tính sinh học của thuốc, tăng thời gian sử dụng.
Nước cất cũng được sử dụng cho các loại máy cần đo độ chính xác như máy thở oxy, máy chạy thận nhân tạo.
Trong phòng thí nghiệm
Được điều chế bằng quá trình chưng cất và ngưng tụ hơi nước nên thành phần của nước cất hoàn toàn không chứa các chất vô cơ và hữu cơ. Bởi vậy, được dùng làm dung môi pha chế hóa chất hay các phản ứng hóa học, thích hợp để rửa dụng cụ thí nghiệm.
Trong công nghiệp
Tại các trung tâm bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng hãy sản xuất phụ tùng ô tô, nước cất được sử dụng để chậm sạc ắc quy, chạy lò hơi, pha loãng các chất công nghiệp,….Trong ngành sản xuất vi mạch, chip điện tử của nhiều thiết bị cần sự chính xác tuyệt đối thì cần nước cất là không thể thiếu. Nước cất cũng được sử dụng để làm mát máy chế biến thực phẩm, pha chế hay nhiều loại hóa chất khác.
Trong lĩnh vực làm đẹp, spa
Spa là nơi sử dụng nhiều nước cất do cần phải hạn chế vi khuẩn bám lên da khiến cho da xấu đi. Các spa thường sử dụng nước cất để tạo mỹ phẩm vô khuẩn.
Nước cất có uống được không?
Nước cất là nước đã qua xử lý, vô trùng, sạch khuẩn và không gây hại nên có thể sử dụng để làm nước uống. Thế nhưng, nước cất cũng không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất là do quá trình chưng cất đã làm bay hơi các chất độc hại cũng như các chất có lợi khác. Do vậy, không nên sử dụng nước cất làm nước uống hàng ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu khoáng chất, có thể suy kiệt.
Hương vị của nước cất cũng không ngon vì trong quá trình tạo ra nước cất, các phân tử nước khiến cho cơ thể khó hấp thụ hơn vì đã bị thay đổi và phình to, khiến cho cơ thể bị mất nước trầm trọng. Vậy nên, bạn hãy lựa chọn các loại nước bổ sung ion canxi, khoáng chất,….từ máy lọc nước.
Nước cất có dẫn điện không?
Nước tinh khiết là nước được lọc bằng máy lọc hoặc đã được xử lý để loại bỏ tạp chất để phù hợp với mục đích sử dụng. Trong nước máy, nước mưa, nước biển có vô số tạp chất như (Na +), canxi (Ca2 +), và magiê (Mg2 +) ion ( nguồn ). Các tạp chất này được tích điện nên khi chuyển qua điện, nước có thể sẽ chảy qua chất lỏng.
Ở nước cất không có tạp chất, không có ion, chỉ có phân tử trung hòa, không có bất kỳ điện tích nào. Vì vậy, nước cất không dẫn điện. Chúng chỉ tồn tại phân tử trung hòa, các phân tử này không đủ khả năng để tạo ra dòng điện. Mặc dù trong nước cất vẫn tồn tại ion H+H+ và OH-OH- nhưng số lượng rất ít, không đủ khả năng để tạo ra dòng điện.
Nước cất mua ở đâu?
Mua nước cất ở đâu? Có rất nhiều nơi bán nước cất như tại các tiệm thuốc, cửa hàng bán đồ thí nghiệm, hóa chất,….Để đảm bảo chất lượng thì bạn hãy chọn mua ở các địa chỉ uy tín dù mức giá cao hơn một chút so với thị trường. Hiện, giá nước cất dao động từ 25.000 – 30.000 đồng/lít (nước cất 2 lần).
Hy vọng rằng, nội dung thông tin có trong bài viết “Nước cất là gì? Có được uống không? Có dẫn điện không?” sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích với bạn!