Di truyền liên kết là một trong những kiến thức quan trọng của Sinh học 9, xuất hiện nhiều trong các bài kiểm tra học kỳ, học sinh giỏi. Vậy, di truyền liên kết là gì? Xảy ra khi nào? Ý nghĩa? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của ruaxetudong.org.
Nội dung bài viết
Di truyền liên kết là gì? Thế nào là di truyền liên kết?
Di truyền liên kết là các gen có khả năng di truyền cùng nhau vì chúng gần gũi về khoảng cách với nhau trên cùng một nhiễm sắc thể (NST). Trong quá trình phân bào, NST được tái tổ hợp dẫn tới sự hoán đổi gen giữa các NST tương đồng. Nếu các gen ở gần nhau, cơ hội được tái tổ hợp sẽ cao hơn khi chúng cách xa nhau. Các gen liên kết không có trên NST khác.
Nói cách khác, di truyền liên kết là hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên cùng một NST phân li trong quá trình phân bào. Trong chọn giống, người ta có thể lựa chọn được những tính trạng tốt luôn đi kèm cùng với nhau.
Di truyền liên kết có 2 loại đó là di truyền liên kết hoàn toàn và di truyền liên kết không hoàn toàn (hay còn gọi là hoán vị gen).
Tìm hiểu di truyền liên kết thông qua thí nghiệm của Morgan
Thomas Hunt Morgan (25.9.1866 – 1945) là nhà di truyền học nổi tiếng người Mỹ, thí nghiệm trên ruồi giấm của ông đã mang tới nhiều thành quả to lớn cho hoạt động nghiên cứu di truyền nhất là di truyền liên kết.
Đối tượng nghiên cứu của ông Morgan đó là ruồi giấm vì:
- Sinh vật dễ sống trong ống nghiệm
- Ruồi giấm dễ sinh sản nhiều
- Vòng đời của ruồi giấm ngắn chỉ từ 10 – 14 ngày
- Có nhiều biến dị nên rất dễ quan sát
- Nhiễm sắc thể có số lượng vô cùng ít 2n =8
Nội dung thí nghiệm của Thomas Hunt Morgan
Cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng: 1 thân xám, cánh dài x 1 thân đen, cánh cụt
F1 thu được: 100% con sinh ra thân xám, cánh dài.
Thực hiện lai phân tích: đực F1 x cánh đen, cụt
Thu được hệ sau: 1 thân xám, cánh dài và 1 thân đen, cánh cụt
=>>> Thân xám, cánh dài luôn di truyền đồng thời cùng với nhau. Điều này xảy ra tương tự như với thân đen và cánh cụt.
Giải thích thí nghiệm di truyền liên kết của Morgan
Đời F1 cho kết quả 100% ruồi thân xám, cánh dài. Từ đó, ta thấy thân xám là trội hơn so với thân đen, cánh dài trội hơn so với cánh ngắn.
P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản.
Ngoài ra, F1 dị hợp về 2 cặp gen. Nếu như lai phân tích thì sẽ cho tỷ lệ 1:1:1:1 nhưng F2 sẽ cho tỷ lệ 1:1. Như vậy, F1 chỉ tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
=>>> Hai cặp gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể
Sơ đồ lai của thí nghiệm như sau:
Quy ước: A: thân xám, a: thân đen; B: cánh dài, b: cánh cụt
P thuần chủng: ♀ ABABABAB x ♂ abababab
GP : AB ab
F1: ABabABab 100% thân xám, cánh dài
Lai phân tích thuận:
Fb: ♂ ABabABab x ♀ abababab
GFb: AB , ab ab
F2: ABabABab : abababab [50% TX, CD] : [50% TĐ, CC]
Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi nào?
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng di truyền liên kết đó là số lượng nhiễm sắc thể nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng gen. Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi các cặp gen quy định các tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì?
Trong tế bào của mỗi NST sẽ mang nhiều kiểu gen tạo thành nhóm gen liên kết
Liên kết gen là trường hợp đặc biệt, tiêu biểu cho quy luật phân li của Mendel. Mặc dù như vậy, sự ra đời của khái niệm “liên kết gen” sẽ không hề chống lại quy luật phân li của Mendel mà bổ sung, lấp đầy khoảng trống của di truyền này. Di truyền liên kết giúp hạn chế được sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp, đảm bảo di truyền bền vững cho từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên cùng một NST.
Trong chọn giống, người ta có thể lựa chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
Tìm hiểu về sự tái hợp của các gen liên kết
- Nhiễm sắc thể được tái tổ hợp trong quá trình phân bào. Trong quá trình tái tổ hợp tương đồng, các NST có thể được cắt ra tại các điểm ngẫu nhiên sau đó sẽ được kết hợp với một bản sao khác của NST tương đồng đã bị cắt cùng một điểm.
- Bằng cách này, DNA từ một NST kết thúc trong một NST tương đồng khác.
- NST là chuỗi DNA chứa hàng trăm hoặc hàng ngàn gen. Hầu hết sinh vật sinh sản hữu tính sẽ có 2 bản sao của mỗi NST.
- Khi cả 2 bản sao của mỗi NST đều có các gen cho cùng một tính năng, mỗi bản sao chứa NST có thể chứa một alen khác nhau. Ví dụ như bản sao có thể mã cho tóc đen và bản sao khác cho tóc đỏ.
- Hai NST cùng gen nay cả khi các alen khác nhau được gọi là NST tương đồng.
- Có một loại tế bào chỉ có 1 bản sao của mỗi NST thay vì 2 loại giao tử.
- Để hình thành giao tử, các tế bào sẽ trải qua giai đoạn phân bào gồm sự phân chia tế bào. Theo đó, các tế bào con có được một bản sao của mỗi NST thay vì 2. Đó là do trong quá trình giảm phân tái tổ hợp tương đồng xảy ra.
Với các thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ di truyền liên kết là gì. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website ruaxetudong.org!