Điệp ngữ là gì? Các dạng điệp ngữ, vai trò và ví dụ của điệp ngữ

Điệp ngữ là gì? Là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong văn học với mục đích đó chính là làm nổi bật vấn đề muốn nói đến. Nếu như bạn chưa hiểu rõ về khái niệm, các dạng điệp từ cũng như vai trò và ví dụ thì đừng bỏ lỡ nội dung thông tin dưới đây của ruaxetudong.org!

Điệp ngữ là gì? Các dạng điệp ngữ

Điệp ngữ là gì? Cho ví dụ

Điệp ngữ còn được biết tới tên gọi khác là điệp từ. Đây là một biện pháp tu từ lặp đi lặp lại một cụm từ để nhấn mạnh biểu đạt, cảm xúc và ý nghĩa giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong câu.

Khái niệm điệp ngữ là gì còn được hiểu là cách lặp lại nguyên một câu, một đoạn hoặc vài từ bất kỳ. Và điệp ngữ là một chương trình học học quan trọng có trong ngữ văn 7.

Ví dụ 1:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Ví dụ 2: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”

Ví dụ 3: “Học, học nữa, học mãi”.

Danh từ là gì? Phân loại các loại danh từ trong tiếng Việt

Có mấy loại điệp ngữ?

Có mấy loại điệp ngữ?

Điệp ngữ có 3 loại đó chính là điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp. Sự khác biệt của 3 loại điệp ngữ được thể hiện như sau:

Điệp ngữ cách quãng

Điệp ngữ cách quãng là gì? là hình thức lặp lại một cụm từ mà trong đó các từ, cụm từ được cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp.

Ví dụ 1 :

“…Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.

=> Trong 6 câu thơ trên, từ “nhớ sao” được lặp lại 3 lần, ẩn ý của tác giả đó chính là muốn nhấn mạnh nỗi nhớ của mình với các kỷ niệm, ký ức của người lính về những ngày đã qua.

Ví dụ 2:

Ta là con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

=> Trong khổ thơ trên, từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ, thể hiện được khát khao của nhân vật “ta” khi được hòa mình vào mọi điều trong cuộc sống.

Ví dụ 3: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà xanh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu.

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

=> Điệp từ “tre” lặp lại nhiều lần ở đầu câu văn và “giữ” được lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Phép điều từ ngắn quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể, hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Phó từ là gì? Các loại phó từ trong tiếng Việt

Điệp ngữ nối tiếp

Điệp ngữ nối tiếp là kiểu điệp mà các từ, cụm từ được lặp lại đối xứng với nhau trong câu để tạo sự mới mẻ, tăng tiến và liền mạch.

Ví dụ 1:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

=> Hai câu thơ trên có phép điệp ngữ nối tiếp:“rất lâu” lặp lại 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần trong câu 2. Việc sử dụng phép điệp từ này tạo sự da diết như tăng gấp bội nỗi nhớ của nhà thơ đối với nhân vật “em”

Ví dụ 2:

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Giây phút thiêng liêng Anh gọi Bác 3 lần”

(Hãy nhớ lấy lời của tôi – Tố Hữu).

Điệp từ chuyển tiếp

Là hình thức lặp lại một từ, cụm từ nằm ở cuối câu trên, chuyển xuống đầu câu tiếp theo giúp câu thơ, câu văn liền mạch với nhau về ngữ nghĩa. Hình thức này thường được sử dụng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát,…

Ví dụ 1:

“ Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Dương mấy trùng

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

=> Đoạn thơ trên, hai từ “thấy” và “ngàn dâu” được lặp lại ở đầu câu sau, tạo sự chuyển tiếp, gợi cảm giác trùng trùng điệp điệp về màu xanh của ngàn dâu. Đây còn là cách nói ẩn dụ về nỗi nhớ chồng da diết của người chinh phụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *