Lòng trắc ẩn là gì? Lòng trắc ẩn là một trong những phẩm chất cao cả nhất của con người, chúng cho phép ta cảm thông trước nỗi đau của người khác và muốn xoa dịu đi cảm xúc tiêu cực của họ. Tuy nhiên, lòng trắc ẩn ngày nay thường bị nhầm lẫn với sự thương hại. Vì thế, hãy cùng ruaxetudong làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
Lòng trắc ẩn là gì?
Lòng trắc ẩn là gì? Trong tiếng Anh, lòng trắc ẩn được hiểu là “Compassion” hoặc “Sympathy” (tạm dịch: sự đồng cảm, cảm thông).
Theo Phật giáo, lòng trắc ẩn chính là sự thấu hiểu cảm xúc của người khác mà không nảy sinh bất cứ mục đích xấu xa nào. Ngoài ra, người có lòng trắc ẩn còn là người có một tấm lòng nhân ái, một trái tim nhân hậu, luôn vui tươi, lạc quan và hạnh phúc trong cuộc sống.
Như vậy, người càng giàu lòng trắc ẩn, càng dễ dàng giúp đỡ được nhiều người, càng về hậu vận sẽ càng may mắn, an nhàn.
Lòng trắc ẩn và sự thương hại có giống nhau hay không?
- Giống nhau
Lòng trắc ẩn và sự thương hại đều được bộc phát khi ai đó gặp khó khăn, biết cảm thông và mong muốn giúp đỡ họ.
- Khác nhau
Lòng trắc ẩn là cảm giác hòa hợp với tâm trạng của người khác, là cầu nối giúp bạn đến gần hơn với mọi người bằng sự tốt bụng, bao dung, tử tế và xóa bỏ đi cảm giác xa lạ. Mục đích của lòng trắc ẩn chính là để giúp đỡ người khác có một cuộc sống yên bình, vui tươi hơn mà không cần bất cứ lợi nhuận nào.
Trong khi đó, sự thương lại là những đồng cảm, mong muốn giúp đỡ người khác dựa trên mục đích cá nhân, không xuất phát từ trái tim như lòng trắc ẩn.
Tại sao con người cần phải có lòng trắc ẩn?
Trên thực tế, lòng trắc ẩn vốn không phải phản ứng tự nhiên của tâm lý mà chúng được hình thành dựa trên mức độ nhận thức, quan tâm và đồng cảm với những tình huống nhất định; từ đó nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống và công việc sau này.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Úc, những trẻ giàu lòng trắc ẩn sẽ thường có xu hướng tự tin, ít bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý hơn những trẻ không có lòng trắc ẩn.
Ngoài ra, lòng trắc ẩn còn giúp cuộc sống của bản thân và những người xung quanh trở nên hạnh phúc hơn, từ đó phát triển lên những cộng đồng văn minh, hiện đại hơn.
Vì vậy, nếu bạn là người cảm thấy khó khăn trong việc trở nên tự tin, hạnh phúc, tích cực,… hãy nâng cao “sức khỏe tinh thần” bằng cách yêu thương, đồng cảm và cố gắng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình.
Cách luyện tập lòng trắc ẩn xuất phát từ tâm
Đối xử tốt với bản thân
Trước khi học cách yêu thương, đồng cảm với người khác, bạn cần biết yêu thương, quan tâm, lắng nghe đến cảm xúc của chính mình. Từ đó, dần dần mở rộng sự yêu thương, đồng cảm với những người xung quanh, giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống.
Hãy để bản thân được phép mắc sai lầm
Không có ai vừa sinh ra đã hoàn hảo và chúng ta cũng vậy. Do đó, thay vì dằn vặt, suy nghĩ hay có những hành vi tiêu cực với những lỗi lầm mà bản thân mắc phải, bạn hãy cố gắng nhìn nhận vấn đề theo một cách tích cực hơn. Nếu được, hãy học cách cân bằng cảm xúc và rút ra kinh nghiệm/bài học xương máu cho tương lai phía trước.
Học cách cảm thông đối với mọi người xung quanh
Nếu gặp những người đang trong hoàn cảnh khó khăn, đau khổ hoặc thường xuyên tỏ ra khó chịu với những sai lầm vụn vặt, đây chính là lúc thích hợp để bạn tập luyện lòng trắc ẩn và sự cảm thông của bản thân.
Trước hết, bạn cần giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng nắm tay hoặc vỗ nhẹ vào lưng họ để bày tỏ lòng đồng cảm. Sau đó, bạn cần sử dụng những ngôn từ dịu dàng thể hiện sự kính trọng, quý mến và cảm thông đối với họ.
Hành động này sẽ giúp cơ thể đối phương giải phóng ra Oxytocin – một chất có lợi cho tim mạch, khiến họ cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn.
Thực hành chánh niệm
Chánh niệm là khả năng chú tâm vào những giây phút trong hiện tại. Khi thực hành chánh niệm, bạn sẽ bắt đầu ngừng nuối tiếc về những điều đã xảy ra trong quá khứ, không còn lo lắng cho những bão giông ở tương lai và nhận thức được bản thân đang thực sự sống trong hiện tại.
Từ đó, bạn sẽ có thái độ không phán xét, không đánh giá và tích cực hơn với những điều kém may mắn xảy ra. Đặc biệt, nhìn cuộc sống một cách từ bi và vô thường hơn cũng là một phương pháp khá hiệu quả để luyện tập lòng trắc ẩn của bản thân.
Trên đây là toàn bộ thông tin về lòng trắc ẩn mà ruaxetudong muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được định nghĩa lòng trắc ẩn là gì, tại sao chúng ta cần có lòng trắc ẩn và 4 cách luyện tập lòng trắc ẩn mỗi ngày.
Ngoài ra, nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc hay muốn tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể!