Tại Sao Xe Máy Bị Hụt Ga. Nguyên Nhân Do Đâu, Giải Pháp Khắc Phục

Xe máy đang đi bị hụt ga, chết máy hẳn đã khiến không ít lái xe phải đau đầu, bực bội. Đặc biệt là chị em phụ nữ vốn đã không rành về xe cộ máy móc. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ 5 nguyên nhân xe máy bị hụt ga và giải pháp khắc phục để bạn sớm thoát khỏi tình trạng này.

1. Hệ thống phun xăng điện tử hỏng

Hệ thống phun xăng điện tử có 3 bộ phận chính là: các cảm biến, bộ phận điều khiển và bộ phận hoạt động. Trong đó, nguyên nhân gây ra tình trạng xe máy bị hụt ga thường đến từ 2 chi tiết chính trong bộ phận hoạt động là: kim phun và bơm xăng. 

Đây là 2 bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhiên liệu. Nên nếu sử dụng xăng “bẩn”, kém chất lượng, lọc xăng quá bẩn sẽ gây tắc kim phun, tắc lọc xăng, cháy bơm xăng.

tac-kim-phun-khien-xe-may-len-ga-bi-hut
Tắc kim phun khiến xe máy lên ga bị hụt
  • Khi bị tắc kim phun, vận tốc tối đa và gia tốc giảm rõ rệt. Xe bị hụt ga đầu, đi ì ì đặc biệt khi chở nặng. Trường hợp này, bạn nên mang xe ra trung tâm sửa chữa để súc rửa kim phun sạch sẽ.
  • Khi bị tắc lọc xăng, cháy bơm xăng, lượng xăng không đủ cung cấp cho buồng đốt, động cơ, khiến xe khó khởi động. Xe đang đi bị hụt ga chết máy, dễ bị rồ ga đột ngột. Giải pháp là thay lọc xăng định kỳ, hạn chế đi xe khi kim xăng dưới vạch đỏ. Nên đổ xăng tại các cây xăng uy tín để đảm bảo chất lượng nhiên liệu.

2. Nghẹt xăng khiến xe máy bị hụt ga

Nghẹt xăng dẫn đến hậu quả buồng đốt không đủ nhiên liệu hoạt động, động cơ xe yếu. Gây nên tình trạng xe máy hay bị hụt ga, đặc biệt là khi tăng tốc.

do-xang-tai-cac-cay-xang-uy-tin
Nên đổ xăng tại các cây xăng uy tín

Hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là:

  • Nắp xăng hỏng, độ thông hơi không chính xác, áp suất trong bình xăng yếu không đẩy xăng xuống được bộ chế hòa khí để cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt. Đối với trường hợp này, bạn nên thay nắp bình xăng mới.
  • Tắc ống dẫn xăng hoặc xăng kém chất lượng, pha lẫn nước, tạp chất có hại. Việc cần làm là thông ống dẫn xăng, cọ rửa toàn bộ cặn bẩn còn dư trong thùng xăng trước khi đổ nhiên liệu mới.

3. Chế hòa khí hỏng

Bộ chế hòa khí có chức năng cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt theo tỷ lệ nhất định. Nếu bộ chế hòa khí dính nhiều bụi bẩn, hai vít xăng và gió bị chỉnh sai sẽ khiến xe dễ bị nóng máy, động cơ yếu, xe bị hụt ga, chết máy…

ve-sinh-bo-che-hoa-khi-thuong-xuyen
Vệ sinh bộ chế hòa khí thường xuyên

Giải pháp là chỉnh lại hai vít xăng và gió, vệ sinh bộ chế hòa khí thường xuyên. Giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ cho máy.

4. Bugi bẩn

Bugi là một bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ tạo ra các tia lửa điện cho quá trình đốt cháy xăng và đẩy piston để xe lăn bánh. Sau thời gian dài sử dụng hoặc do nhiên liệu không tinh khiết, bugi thường bị bám muội đen. Bugi bám muội làm giảm khả năng đánh lửa. Nhiên liệu trong buồng đốt không cháy hết, dẫn đến tình trạng xe máy lên ga bị hụt, khó nổ; xe đang đi bị hụt ga chết máy, xả khói đen, “ăn” xăng nhiều…

xe-may-bi-hut-ga-do-bugi-ban
Bugi bẩn là nguyên nhân xe bị hụt ga

Cách xử lí: Trong trường hợp này, cách xử lý khá đơn giản. Bạn có thể tự vệ sinh bugi tại nhà hoặc đưa đến các tiệm sửa xe để làm sạch, thay mới.

5. Lọc gió bẩn

Lọc gió có tác dụng lọc không khí bên ngoài thành không khí sạch, không lẫn bụi bẩn trước khi đưa vào buồng đốt bên trong. Nếu lọc gió bị bẩn lâu ngày gây lẫn tạp chất trong khí lưu thông; nhiên liệu không đốt cháy hết thì sẽ khiến công suất giảm đi, yếu máy. Hệ quả tất yếu là xe bị hụp ga đầu, lên ga không ngọt, khựng xe, dễ bị rồ ga đột ngột, xe đang đi bị hụt ga chết máy.

ve-sinh-loc-gio-xe-may-dinh-ki
Vệ sinh lọc gió định kỳ

Cách khắc phục xe bị ì do nguyên nhân này là kiểm tra và vệ sinh lọc gió thường xuyên. (2 tháng 1 lần) Thay mới định kỳ sau khoảng 10.000 km.

Xem thêm:

Trên đây là 5 nguyên nhân thường gặp và giải pháp khắc phục tình trạng xe bị hụt ga. Tuy nhiên, để đảm bảo xe luôn vận hành ổn định, êm ái và hiệu quả, bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ tại các trung tâm sửa xe chuyên nghiệp.

Ngoài ra, để tham khảo thêm các thông tin về các vấn đề thường gặp và cách bảo dưỡng xe máy, bạn có thể truy cập website: ruaxetudong.org nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *