Sau một thời gian hoạt động, bạn có thể gặp tình trạng xe máy bị hụt hơi khi kéo ga, tăng tốc. Nặng hơn là xe bị chết máy giữa chừng. Dưới đây là 6 nguyên nhân xe máy bị hụt hơi thường gặp và cách xử lí.
Nội dung bài viết
Tình trạng xe máy bị hụt hơi
Làm cách nào để nhận biết được xe hụt hơi, yếu hơi? Xe đang đi bình thường thì tốc độ tự nhiên giảm. Dù người điều khiển không giảm ga, cảm giác bị chững lại. Hoặc xuất hiện tình trạng khi đạp ga, tăng ga thì xe ì ì vài giây rồi mới vọt lên dù đang đi trên đường bằng phẳng.
Biểu hiện rõ nhất là khi dừng đỗ đèn xanh đèn đỏ, lúc đạp ga lên mất vài giây xe máy chạy bình thường được. Hay khi xe chở 2, chở 3 người đều rất khó chạy nhanh, tăng tốc dù đã vặn kịch tay ga.
Trên các diễn đàn, nhiều thành viên đặt câu hỏi về nguyên nhân xe bị hụt hơi. Chúng tôi đã tổng kết và chia sẻ lại 6 nguyên nhân chính và biện pháp tương ứng dưới đây.
Nguyên nhân và cách xử lí khi xe máy bị hụt hơi
Bộ chế hòa khí hỏng
Bộ chế hòa khí có chức năng cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt theo tỉ lệ nhất định. Nếu bộ chế hòa khí nhiều bụi bẩn, các vít chỉnh xăng không đúng vị trí trong thời gian dài sẽ khiến xe bị nóng máy, động cơ xe yếu, xe bị hụt hơi, chết máy…

Giải pháp là lau dọn bộ chế hòa khí, vít gió và ốc xăng; cân đối lại lượng gió và xăng vào buồng đốt. Giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ cho máy.
Buồng đốt bẩn
Buồng đốt là bộ phận rất quan trọng của xe máy. Có nhiệm vụ đốt cháy nguyên liệu, sinh ra nhiệt và lực để động cơ hoạt động. Tuy nhiên, quá trình đốt nhiên liệu trong buồng đốt sẽ sinh ra muội than bám trên xupap và đầu buồng đốt. Theo thời gian, lớp muội than ngày càng dày sẽ làm giảm hiệu suất vận hành động cơ. Khiến xe bị hụt hơi kể cả khi di chuyển trên đường bằng hay khi lên dốc, tăng tốc.

Vì vậy, bạn nên vệ sinh buồng đốt định kỳ. Thay mới các bộ phận khi hết tuổi thọ để xe chạy êm ái, ổn định.
Bugi hỏng
Bugi là bộ phận tạo ra tia lửa điện trong buồng đốt. Có tần suất làm việc cao, chi phí rất nhiều đến hiệu suất của động cơ. Chính vì vậy, khi bugi bị hỏng hay bị bám bụi bẩn, muội than quá nhiều hay khe hở giữa 2 chấu quá lớn đều khiến hệ thống đánh lửa hoạt động kém hiệu quả. Khiến xe máy bị hụt hơi, chết máy nhất là khi trời mưa hay đường ngập nước.

Cách xử lý: Gõ nhẹ lên điện cực cong sao cho khoảng cách giữa 2 điện cực thu hẹp lại còn nửa ly. Sau đó, rửa sạch bugi bằng dầu máy, lau khô hoặc dùng khí nén của máy nén khí để xịt khô bugi và tiến hành lắp bugi cẩn thận (nhưng không quá chặt). Để nâng cao hiệu quả của xe, cứ khoảng 15.000 km thì nên thay bugi một lần.
Nghẹt xăng – xe máy bị hụt hơi
Nghẹt xăng là tình trạng xăng không xuống đều vào trong buồng đốt. Buồng đốt không đủ nhiên liệu hoạt động nên động cơ xe yếu. Gây ra tình trạng xe máy hay bị hụt hơi, đặc biệt là khi tăng tốc.

Hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là:
- Nắp xăng bị hỏng, độ thông hơi không đúng, áp suất trong bình xăng yếu khiến xăng không xuống được bộ chế hòa khí. Thay nắp bình xăng mới là giải pháp triệt để nhất.
- Tắc ống dẫn xăng, mạch dẫn xăng bẩn hoặc xăng kém chất lượng, pha lẫn nước, tạp chất hoặc có vật lạ trong bình xăng đều gây ra tình trạng nghẹt xăng. Trong trường hợp này thì cần thông ống dẫn xăng, cọ rửa toàn bộ cặn bẩn còn dư trong thùng xăng trước khi đổ nhiên liệu mới.
Xăng và dầu nhớt không phù hợp
Xăng và dầu nhớt với xe máy cũng như thức ăn đối với con người. Nếu chẳng may ăn phải “thực phẩm bẩn”, nhẹ thì xe bị hụt hơi, nóng máy, nặng thì chết máy.

Đặc biệt là đối với các dòng xe tay ga cao cấp từ 125 phân khối trở lên. Bạn nên đổ xăng A95 với tỉ số nén lớn hơn. Nếu đổ nhầm xăng A92 cho xe tay ga sẽ khiến xe máy đi bị hụt hơi do loại xăng không phù hợp với động cơ. Ngoài ra, bạn nên đổ xăng tại các cây xăng uy tín để tránh gặp phải xăng bị pha lẫn nước hoặc tạp chất có hại.
Bên cạnh đó, thay dầu nhớt đúng loại và định kỳ. Không sử dụng nhớt không đúng chủng loại, kém chất lượng gây nóng máy, lãng phí nhiên liệu và xe hụt hơi, khó tăng tốc.
Côn tay bị mòn
Côn tay bị mòn gây ra tình trạng khi xe máy kéo ga bị hụt hơi một lúc, sau lại rồ ga lên. Trong trường hợp này, bạn nên đưa xe tới tiệm sửa xe chuyên nghiệp để kiểm tra và thay mới côn tay nếu cần.

Trên đây 6 nguyên nhân xe máy bị hụt hơi và cách khắc phục trong từng trường hợp. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua tầm quan trọng của việc vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ. Để xe máy của bạn luôn vận hành ổn định, bền lâu.
Xem thêm:
Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về các vấn đề thường gặp và cách bảo dưỡng xe máy, bạn hãy truy cập website: ruaxetudong.org thường xuyên nhé.