Trong văn học, chúng ta thường thấy đoạn văn được diễn đạt theo phương pháp diễn dịch và quy nạp. Vậy diễn dịch là gì? quy nạp là gì? mối quan hệ giữa diễn dịch và quy nạp như thế nào? Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin chi tiết dưới đây của ruaxetudong, chắc chắn sẽ giúp ích bạn viết hoàn chỉnh được đoạn theo 2 phương thức diễn dịch và quy nạp.
Nội dung bài viết
Diễn dịch là gì? Đặc điểm và ví dụ về văn diễn dịch là gì?
Diễn dịch là gì? Phép diễn dịch là gì?
Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng; từ tri thức chung cho đến tri thức ít chung hơn. Ví dụ như kiến thức chung về loài hoa thì ta đi tìm hiểu cụ thể về hoa hồng, hoa cúc,…
Nói cách khác, diễn dịch là đoạn văn trong đó có chứa câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các đoạn còn lại triển khai cụ thể cho câu chủ đề để bổ sung, làm rõ. Các câu triển khai sẽ được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận kèm theo những nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của người viết.

Đặc điểm của văn diễn dịch là gì?
Diễn dịch là quá trình vận dụng lý thuyết chung để xem xét cái riêng, rút ra kết luận từ cái nguyên lý chung đã biết. Muốn rút ra kết luận đúng bằng con đường diễn dịch thì chúng ta cần phải hiểu đúng, tuân theo nguyên tắc, có quan điểm rõ ràng khi vận dụng cái chung vào cái riêng.
Phương pháp diễn dịch sẽ bao gồm:
- Tiền đề: Những phán đoán đã biết, là căn cứ và lý do để suy luận.
- Quay tắc suy luận logic: Kết cấu hình thức phải tuân theo trong quá trình suy luận. Kết luận là việc phán đoán rút ra từ tiền đề theo các quy tắc logic, chính là kết quả của quá trình suy luận.
- Kết luận
Ví dụ về phương pháp diễn dịch
VD1:
Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
VD2:
Hiện nay tình hình giao thông tại thành phố có rất nhiều vấn đề phải nói trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông. Các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc là do những lý do sau: gần trường học, có đường ray xe lửa đi qua, thường xuyên gặp nước khi trời mưa, hệ thống tín hiệu đèn giao thông bị hỏng mà không có sự can thiệp kịp thời của cảnh sát giao thông, và ý thức của người dân… chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội, chứ không phải của riêng ngành giao thông, công an. Về lâu dài nên mở rộng diện tích đất khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ra ngoại ô, tức là giãn dân ra xa khu trung hành chính hiện ra để thực hiện vấn đề trên không còn cách nào là phải quy hoạch lại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện ra xa trung tâm hiện nay.
Quy nạp là gì? Phân loại và đặc điểm phép quy nạp là gì?
Quy nạp là gì? Đoạn văn quy nạp là gì?
Quy nạp là phương pháp tư duy từ tri thức riêng đến tri thức chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn. Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm của từng cá thể trong loài khỉ để rút ra đặc tính chung của khỉ.
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể để đến ý kết luận bao trùm. Theo đó, câu chủ đề sẽ nằm ở cuối đoạn văn, không làm nhiệm vụ định hướng nội dung mà làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn văn đó. Các câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.

Đặc điểm của văn quy nạp là gì?
- Phương pháp quy nạp là quá trình rút ra nguyên lý chung từ việc quan sát các sự vật riêng lẻ. Điều kiện của quy nạp đó là sự lặp đi lặp lại một sự vật, hiện tượng nào đó.
- Phương pháp quy nạp đóng vai trò quan trọng trong việc khám phá các quy luật, giả thuyết,…được sử dụng trong khoa học và thực tiễn trong đời sống hàng ngày.
Phân loại quy nạp
Quy nạp được chia làm 2 loại đó là:
Quy nạp hoàn toàn: Tiêu đề chứa toàn bộ các đặc điểm của sự vật được nói tới, giúp chúng ta có thể rút ra kết luận chung nhất.
Quy nạp không hoàn toàn: Là phương pháp quy nạp đơn giản, thông qua việc quan sát chúng ta khám phá thuộc tính nào đó của vật. Khi các thuộc tính đó lặp đi lặp lại nhiều lần và không có sự thay đổi thì ta sẽ rút ra kết luận.
Ví dụ về văn quy nạp
VD1:
Những chiếc điện thoại thông minh giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Chúng không chỉ giúp chúng ta có thể liên lạc với nhau ở khoảng cách xa xôi, kết nối thông tin trên toàn thế giới mà còn giúp chúng ta tiếp cận với những kiến thức của toàn nhân loại. Thế nhưng, nó cũng đem lại cho chúng ta rất nhiều phiền toái như sự trói buộc, lệ thuộc vào điện thoại, những hệ lụy cho con trẻ như nghiện game hay internet, các thông tin đồi trụy, chưa được kiểm duyệt. Có thể nói, điện thoại thông minh vừa mang tới lợi ích nhưng cũng mang tới nhiều tác hại cho con người.
VD2:
Việt Nam đã xoá bỏ vụ lúa chiêm giá rét, cho năng suất thấp, tạo ra vụ lúa xuân cho năng xuất cao. Nhiều giống lúa và cây ăn quả được lai tạo có năng suất cao. Từ một nước phải nhập khẩu gạo, đến nay nước ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua.
Mối quan hệ giữa diễn dịch và quy nạp là gì?
Diễn dịch và quy nạp là hai cách viết quen thuộc trong văn học và được sử dụng nhiều nên các bạn học sinh cần phải nắm vững để tránh nhầm lẫn với nhau. Quy nạp câu chủ đề nằm ở cuối đoạn còn diễn dịch câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
Phương pháp diễn dịch là cách trình bày đoạn văn trong đó câu chủ đề mang tính khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại thì sẽ triển khai ý của câu chủ đề, bổ sung để làm rõ câu chủ đề. Các câu văn sẽ được triển khai bằng cách giải thích, chứng minh, phân tích kèm theo đó là đánh giá, bộc lộ cảm xúc của người viết. Còn quy nạp thì đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể để đến ý kết luận bao trùm.

Dù cách triển khai theo hai hướng khác nhau nhưng chúng lại bổ sung cho nhau. Trong văn học. không thể “tôn thờ” phương pháp này mà “gạt bỏ” phương pháp kia, cần phải sử dụng cả hai để bài văn của bạn hay hơn, cụ thể và chính xác hơn.
Phương pháp quy nạp có vai trò quan trọng trong nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm, đi sâu vào tư duy lý luận. Trong khi đó, diễn dịch lại giữ vị trí quan trọng khi xây dựng hệ thống lý luận hoặc tìm kiếm kết cấu logic bên trong sự vật.
Với các thông tin có trong bài viết “Diễn dịch là gì? Quy nạp là gì? Mối quan hệ giữa diễn dịch và quy nạp là gì?” hy vọng sẽ giúp ích bạn. Cập nhập thêm các phương pháp song hành, tổng hợp,…bằng cách truy cập website ruaxetudong.org!