Ca dao, tục ngữ là một phần không thể thiếu của văn học dân gian Việt Nam. Không chỉ là những lời thơ ngắn gọn, giản dị mà còn quen thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người nên rất dễ nhớ, dễ thuộc. Vậy ca dao là gì? Các bài ca dao về gia đình, thầy cô hay nhất? Cùng tìm hiểu các thông tin có trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Ca dao là gì?
Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác để diễn ra thế giới nội tâm của con người.

Theo wikipedia, khái niệm ca dao được định nghĩa là thơ ca dân gian Việt Nam, được truyền miệng dưới dạng những câu hát, không theo một điệu nhất định và phổ biến nhất đó là theo thể thơ lục bát. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có giai điện; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu.
Ca dao chia làm mấy loại?
Ca dao được con người chia làm nhiều loại khác nhau, được duy trì chủ yếu qua hình thức truyền miệng hoặc ghi chép lại trong sách, báo hay tạp chí. Về cơ bản, ca dao có 6 loại đó là:
Đồng dao
Đồng dao xuất phát từ những cuộc chơi đùa của các bạn trẻ ở quê, gắn liền với ký ức tuổi thơ. Những bài đồng dao thường nói về những thứ quen thuộc như con trâu, cánh đồng, con cò, gánh nước, con kiến,…
Ví dụ:
“Tu hú là ᴄhú Bồ ᴄáᴄ
Bồ ᴄáᴄ là báᴄ ᴄhim Di
Chim Di là dì ѕáo ѕậu
Sáo ѕậu là ᴄậu ѕáo đen
Sáo đen là em tu hú…”.
Ca dao về lao động
Khi lao động, người nông dân, công nhân thường hát những câu ca dao dân ca để xua tan sự mệt mỏi. Nhờ đó mà năng suất làm việc của họ tăng lên rất nhiều. Ca dao về lao động được sáng tác trong quá trình lao động, sản xuất của nhân dân, đúc kết nhiều kinh nghiệm sống, sản xuất của ông cha ta.
Ví dụ:
“Rủ nhau đi cấy đi cày
Bấy giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”
Ca dao ru con
Những câu ca dao được nghe từ khi mới lọt lòng từ lời hát của mẹ hay của bà. Đa số, các bài hát ru này đều là những câu ca dao có sẵn.
Ví dụ:
“À ơi… Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
À ơi. Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
À ơi. Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con”

Ca dao về các nghi lễ
Thể hiện được hình thức sinh hoạt tôn giáo của người dân, mong muốn các nghi lễ, nghi thức được diễn ra suôn sẻ hơn.
Ví dụ:
“Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.
Mồng bốn chơi chợ Quả linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi.
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua”
Ca dao trào phúng
Là thể loại dùng những bộ phận trên cơ thể con người để miêu tả các yếu tố ngoài cuộc sống. Loại ca dao này được xem là thể loại châm biếm trong cuộc sống.
Ví dụ:
“Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”
Ca dao trữ tình
Ca dao trữ tình là loại ca dao mang lại tình yêu cho con người, thường được dùng trong trường hợp tỏ tình của các cặp đôi. Hoặc dành cho những người ngại thể hiện tình yêu bằng lời nói thì ca dao trữ tình là sự lựa chọn tốt nhất.
Ví dụ:
“Chừng nào cho sóng bỏ gành,
Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em”ư
Đặc trưng của ca dao
- Ca dao thường diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng hay tình cảm của nhân dân trong mối quan hệ đôi lứa, gia đình hay quê hương, đất nước,…
- Nhân vật trữ tình trong ca dao chủ yếu là người lao động, người mẹ, người vợ,…; người nông dân, người phụ nữ chia sẻ nỗi niềm vui buồn trong cuộc sống, trong lao động hay trong quan hệ xã hội;…
- Tâm tư tình cảm trong ca dao vô cùng phong phú nhưng là những tình cảm lứa đôi, giới tính hay nghề nghiệp chứ không mang dấu ấn cá nhân giống như trong thơ tình của văn học viết.
- Các chủ đề chính của cao dao đó chính là tiến hát than thân, lời ca yêu thương tình nghĩa, những xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam.
- Lời thơ của ca dao thường ngắn gọn, có khi chỉ là một cặp lục bát; có những bài dài hơn nhưng đa phần đều không quá dài ( chỉ từ 2 đến dưới 20 câu).
- Ngôn từ gần gũi, gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
- Ca dao phần lớn sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể’.
- Lối diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian như hình thức đối đáp, cách xưng hô “mình – ta”, những lời hô gọi, cảm thán đậm cảm xúc,…
Công dung ngôn hạnh là gì? Phụ nữ công dung ngôn hạnh hiện đại
Ca dao có ý nghĩa gì?
Ca dao có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất cũng như truyền thống văn hóa của người Việt. Được ví là “món ăn tinh thần” giúp mọi người giải tỏa sự mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Ca dao còn là nơi giãi bày sự bất công, hủ tục,…của những con người yếu thế, “thấp cổ bé họng” trong xã hội xưa.
Đến nay, ca dao vẫn là nét đẹp truyền thống của người Việt, đó chính là sự mộc mạc, giản dị và tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh. Cũng có rất nhiều kinh nghiệm quý báu được ông cha ta đúc kết và lưu giữa trong các câu ca dao. Minh chứng rõ nhất đó chính là những câu ca dao về lao động sản xuất.

Tổng hợp 10 + bài ca dao về gia đình, thầy cô hay nhất
10 bài ca dao về gia đình
- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.
Con người có tổ, có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao.
Đố ai đếm được vì sao,
Đố ai đếm được công lao mẹ già.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Trời cao, biển rộng, đất dày,
Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
10.
Chim trời ai dễ đếm lông,
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
10 bài ca dao về thầy cô hay nhất
Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
2.
Ai người đánh thức đêm trường mộng
Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang
Ai thắp lửa bồ đề tỏa sáng
Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian.
3.
Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.
Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho “cách vật trí tri”
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
5.
Ơn Thầy không bằng gốc bễ,
Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.
6.
Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
7.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.
8.
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên.
10.
Đến đây viếng cảnh viếng thầy
Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần.
Với các nội dung thông tin có trong bài viết “Ca dao là gì? Tổng hợp 10 bài ca dao về gia đình, thầy cô hay nhất”, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân Việt Nam.