Rơ le đóng một vai trò quan trọng, giúp cho máy nén khí vận hành ổn định và liên tục trong thời gian dài. Vậy rơ le áp suất là gì? Cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org!
Nội dung bài viết
Rơ le áp suất là gì? Cấu tạo rơ le máy nén khí
Rơle áp suất khí nén còn được biết đến với tên gọi là công tắc áp suất máy nén khí. Đây là một thiết bị tự động có khả năng tự ngắt hoạt động nén khí của máy nén khí khi lượng khí đạt tới mức áp suất cho phép. Một bộ rơ le áp suất khí nén được lắp đặt trong máy nén khí sẽ có:
- Thân rơ le: Có công tắc on/off
- 4 cổng: Bao gồm có đồng hồ đo áp, van an toàn, đầu khí vào và đầu khí ra.
Tùy thuộc vào cách lắp đặt của từng máy mà có thể thay thế vị trí của van an toàn và đầu ra khí nén theo số lượng dựa theo nhu cầu sử dụng khí nén. Đặc biệt, bên trong thân rơ le có bộ phận là ốc hiệu chỉnh dùng để hiệu chỉnh tăng giảm áp suất của rơlay
Nguyên lý làm việc của rơ le máy nén khí
Relay hay rơ le máy nén khí sẽ tự động ngắt và bật khi thiết bị đã cung cấp đủ áp suất cho hệ thống hoặc lượng khí nén trong bình bị chênh lệch thấp hơn so với mức cần dùng:
- Khi máy nén khí có áp suất quá thấp: Là khi công tắc hoạt động ở áp suất bay hơi và ngắt mạch điện của máy nén khí, áp suất giảm xuống quá mức cho phép. Lúc này, relay sẽ có nhiệm vụ ngắt điện để bảo vệ, duy trì hoạt động cho thiết bị cũng hệ thống máy móc sử dụng khí nén.
- Khi máy nén khí áp suất quá cao: Là khi công tắc áp suất hoạt động ở áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh; mạch sẽ ngắt điện khi áp suất vượt mức cho phép để bảo vệ máy bơm hơi khí nén.
Chức năng của relay trong máy nén khí
Các chức năng của relay máy nén khí đó là:
- Giúp người dùng sử dụng thiết bị khí nén dễ dàng hơn, đảm bảo an toàn
- Máy bơm hơi khí nén sẽ hoạt động ổn định, hạn chế được những thiệt hại và các hư hỏng khi gặp sự cố.
- Đối với máy nén khí trục vít thì áp suất dầu trong các cacte sẽ luôn thay đổi nên người dùng cần phải trang bị thêm relay để có thể kiểm tra hiệu suất dầu, bảo vệ thiết bị.
Cách chỉnh rơ le máy nén khí
Có nhiều cách chỉnh rơ le máy bơm tăng áp nhưng có 2 cách được nhiều người áp dụng đó chính là:
Đối với công tắc ON/OFF
Công tắc này còn được gọi là van cơ trực tiếp, được người dùng trực tiếp tắt/mở khi cần thiết. Khi ấn công tắc này xuống thì có nghĩa là bạn đang mở máy nén khí, ngược lại khi ấn đẩy công tắc thì máy sẽ tắt đi.
Cách chỉnh rơ le áp suất của máy nén khí này rất ít sử dụng vì nó mang tính di động, chỉ khi gặp trường hợp cần nén hoặc tắt khí không theo áp lực máy.
Hiệu chỉnh bằng ốc hiệu chỉnh
Cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí cũng thường xuyên được áp dụng vì nó mang tính cố định. Giống như lập trình một hệ thống thì bạn lập trình cho rơle của mình hoạt động một cách tốt nhất.
Sau khi tháo, mở nắp của rơle bạn sẽ thấy ốc hiệu chỉnh hay còn gọi là ốc điều áp bên cạnh có 2 chiều mũi tên hướng dẫn hiệu chỉnh. Với 2 mũi tên ấy, khi bạn xoay theo chiều kim đồng hồ thì có nghĩa là tăng áp suất cho rơ le và ngược lại là giảm áp suất rơle
Một số lưu ý khi chỉnh relay áp suất máy nén khí
Trong quá trình thực hiện điều chỉnh người dùng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Điều chỉnh rơ le áp suất phải phù hợp với mức công suất của máy nén khí
- Phải đảm bảo độ chênh lệch áp suất của relay được tính bằng: áp suất ngắt tải – áp suất mở tải. Theo đó, mức chênh phù hợp nhất đó là từ 0,8 – 1 bar
- Người sử dụng cần phải quan tâm tới lượng khí nén dùng để thực hiện hiệu chỉnh phù hợp nhất, hạn chế được sự lãng phí khí nén cũng như điện năng tiêu thụ.
Mong rằng, các nội dung thông tin có trong bài viết trên về cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí sẽ giúp ích bạn. Nếu như bạn không am hiểu và không biết cách chỉnh thì hãy liên hệ tới đơn vị cung cấp hoặc cửa hàng sửa chữa khí nén để được hỗ trợ.