Sơ đồ mạch điện là gì? Hướng dẫn cách đọc, vẽ sơ đồ mạch điện

Sơ đồ mạch điện là một phần không thể thiếu trong chương trình Vật lý 7, là nền tảng quan trọng giúp các bạn học sinh giải được nhiều bài tập về sau. Vậy sơ đồ mạch điện là gì? Cách đọc tên, cách vẽ sơ đồ mạch điện như thế nào? Cùng tìm hiểu các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.

Sơ đồ mạch điện là gì?

Thế nào là sơ đồ mạch điện? Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng nhiều ký hiệu, các bộ phận của mạch điện. Được sử dụng để mô phỏng các mạch điện, hệ thống điện của nhà ở, các công trình, khách sạn hay các bệnh viện,…

Sơ đồ mạch điện là gì?

Khái niệm sơ đồ của mạch điện là gì được hiểu một cách đơn giản là một bản vẽ mô tả chi tiết đường đi cùng với các vị trí mắc của thiết bị điện. Sơ đồ mạch điện sẽ thể hiện chi tiết về các mối nối, cách nối và vị trí đặt nguồn điện của từng khu vực như sơ đồ điện cầu thang.

Sơ đồ mạch điện còn có tên gọi khác là sơ đồ cơ bản, sơ đồ mạch điện ký hiệu, sơ đồ điện hay sơ đồ điện tử,…Sử dụng các hiểu tượng đồ họa, giúp tiêu chuẩn hóa và gọi là ký hiệu điện tử. Những bộ phận thường được ký hiệu đó là:

  • Nguồn điện (pin, ắc quy)
  • Hai nguồn điện mắc nối tiếp ( bộ pin, ắc quy)
  • Bóng đèn
  • Dây dẫn
  • Công tắc (có thể đóng hoặc mở)

Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Điều kiện để có dòng điện

Chiều của dòng điện là chiều?

Quy ước chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua vật dẫn về cực âm của nguồn điện. Dòng điện cung cấp bởi pin hay ắc quy có chiều không đổi được gọi là dòng điện một chiều. Nếu như chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại không cùng chiều thì chúng sẽ ngược chiều với quy ước của dòng điện.

Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều. Mỗi lỗ của ổ lấy điện lúc là cực dương, lúc là cực âm và thay đổi luân phiên. Các vật tiêu thụ điện được nối với nhau thành một dãy liên tiếp thì ta nói vật đó được mắc nối tiếp với nhau.

Trường hợp các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của chúng được nối với nhau tạo nhiều nhánh thì được gọi là mắc song song với nhau.

Có mấy loại sơ đồ mạch điện?

Có các sơ đồ mạch điện cơ bản đó là:

Sơ đồ nguyên lý: Được trình bày một cách khái quát và chi tiết cấu tạo của một thiết bị nhưng không theo trật tự về lắp đặt; chỉ vẽ sao cho dễ nhìn nhất. Sơ đồ nguyên lý là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp hay sắp xếp của chúng trong thực tế.

Sơ đồ lắp đặt: Được trình bày một cách cụ thể vị trí chính xác từng linh kiện, từng mạch điện trong một thiết bị. Sơ đồ lắp đặt thường được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạng điện hay các thiết bị điện.

Dòng điện cảm ứng là gì? Cách xác định chiều của dòng điện cảm ứng

Các ký hiệu trong sơ đồ mạch điện

Tác dụng của sơ đồ mạch điện

Như thông tin ở trên, sơ đồ mạch điện là mô phỏng toàn bộ các đường điện trong nhà nên có một số tác dụng khá hữu ích cho người dùng đó là:

  • Khi chúng ta thiết kế sơ đồ mạch điện thì việc lắp đặt sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Sơ đồ mạch điện có tác dụng trong việc đi đường dây điện được đẹp mắt hơn
  • Trong quá trình sử dụng, khi gặp sự cố thì sơ đồ mạch điện sẽ giúp chúng ta biết được vị trí hỏng nhanh hơn nhất là khi chúng ta tiến hành thực hiện việc đi dây điện chìm. Bên cạnh đó, còn giúp hạn chế được trình trạng đập phá quá nhiều trong khi sửa chữa.

Cường độ dòng điện là gì? – Ký hiệu, công thức tính

Tác dụng của sơ đồ mạch điện là gì?

Cách đọc sơ đồ mạch điện đơn giản

Cách đọc sơ đồ mạch điện đã có trong sách giáo khoa Vật lý lớp 11, nếu như bạn đã quên thì hãy tham khảo thông tin dưới đây. Khi đã nắm được các thông tin về kí hiệu, dạng mạch điện và nguyên lý hoạt động thì bạn hãy vận dụng nó để đọc được sơ đồ mạch điện theo các chỉ dẫn sau:

Mối quan hệ của các bộ phận, linh kiện thiết bị điện trong sơ đồ: Tìm hiểu bằng cách tham khảo các thông số điện áp định mức của các thiết bị điện để tìm ra giá trị đúng của điện trở và điện áp tụ điện.

Vai trò của các thiết bị trong mạch điện: Để xác định nhiệm vụ của các thiết bị điện trong mạch điện và việc sử dụng đúng mục đích thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của từng bộ phận, thiết bị. Từ đó, sẽ hiểu được nhiệm vụ của các thiết bị được lắp trong cụm bản vẽ sơ đồ mạch điện dân dụng.

Các linh kiện đã được gắn đúng theo chiều phân cực:Nghĩa là 1 bên là cực dương và bên còn lại là cực âm. Theo đó, bạn phải gắn chúng đúng theo một chiều nhất định. Các kí hiệu phân cực này đều được chỉ rõ trong các biểu tượng. Để tìm ra sự phân cực của các thành phần vật lý, có một quy tắc chung đó là hãy nhìn vào bên chân kim loại dài hơn của linh kiện.

Chức năng, cách hoạt động của từng hệ trong sơ đồ mạch điện: Căn cứ vào sơ đồ mạch điện để xác định chức năng hoạt động của từng thiết bị. Nhờ đó, bạn mới xác định được đúng chức năng và vai trò của hệ mạch trong sơ đồ hệ thống mạch điện.

Cách vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản

Cách vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản

Sau khi đã tìm hiểu sơ đồ mạch điện là gì thì việc vẽ sơ đồ mạch điện dễ dàng hơn rất nhiều. Các bước vẽ sơ đồ mạch điện đó là:

Bước 1: Vẽ chi tiết địa hình mà bạn sắp vẽ sơ đồ mạch điện như diện tích, chiều dài, chiều rộng khu vực đó.

Bước 2: Đánh dấu những vị trí sẽ lắp đặt thiết bị điện

Bước 3: Lựa chọn cách mắc phù hợp cho từng trường hợp

Bước 4: Lựa chọn phần mềm vẽ mạch điện

Bước 5: Kiểm tra và khảo sát lại sơ đồ mạch điện cũng như có những điều chỉnh trong cách vẽ mạch điện.

Sơ đồ mạch điện giữ một vai trò quan trọng trong quá trình lắp đặt mạch điện trong nhà, giúp người dùng lắp đặt dễ dàng và hạn chế được các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Truy cập website ruaxetudong.org để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *