Trái Đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác động của áp suất khí quyển. Vậy, áp suất khí quyển là gì? Đơn vị đo, công thức tính như thế nào? Cùng tìm hiểu các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.
Nội dung bài viết
Áp suất khí quyển là gì?
Trước khi tìm hiểu định nghĩa áp suất khí quyển có nghĩa là gì thì bạn cần phải hiểu được khái niệm áp suất và khí quyển là gì. Áp suất có tên gọi trong tiếng anh là Pressure, kí hiệu là P được định nghĩa bởi một lực tác động lên một đơn vị diện tích, tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể.
Khí quyển là lớp khí bao quanh Trái Đất, được giữ lại bởi lực hấp dẫn; bao gồm các chất khí như nitơ (chiếm 78,1% thể tích), oxi khoảng 20,9%,….Ngoài ra còn có các chất khí khác như hơi nước, cacbon, argon,…
=> Khái niệm áp suất khí quyển là gì đã được nhắc tới trong SGK Vật lý 8, là trọng lượng của lớp vỏ không khí bao quanh Trái Đất, tác dụng lên vật để đặt trong nó. Bề mặt trái đất càng lên cao so với mực nước biển thì áp suất không khí càng giảm. Nói cách khác, áp suất khí quyển là áp suất không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày. Áp suất khí quyển có tên gọi tiếng anh là Atmospheric pressure, được biết đến nhiều với tên gọi là áp suất không khí.
Đơn vị đo áp suất khí quyển là gì? Áp suất khí quyển là bao nhiêu?
Áp suất khí quyển được xác định dựa trên thí nghiệm của Torixenli cụ thể:
- Ông lấy một ống thủy tinh một đầu kín dài khoảng 1m, đổi đầy thủy ngân
- Lấy ngón tay bịt miệng ống lại rồi quay ngược ống xuống
- Nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thủy ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra, thủy ngân trong ống tụt xuống; còn lại khoảng h nào đó được tính từ mặt khoáng của thủy ngân trong chậu.
Độ lớn của áp suất khí quyển bằng với áp suất của cột thủy ngân trong ống Torixenli.
Đơn vị đo áp suất khí quyển thường được sử dụng là mmHg.
Áp suất khí quyển bằng bao nhiêu? Con số phổ biến nhất của áp suất không khí là 760mmHg.
Trong hầu hết các trường hợp, áp suất khí quyển gần như tương đương với áp suất thủy tĩnh do trọng lượng của không khí ở trên điểm đo. Theo đó, khi độ cao tăng thì khối lượng khí quyển giảm xuống ít là do áp suất không khí giảm và độ cao ngày càng tăng. Điều này càng dễ dàng nhận thấy khi chúng ta đi máy bay, khi vừa cất cánh sự chênh lệch áp suất khiến chúng ta khó thở hơn, ù tai, khó chịu,….vì chúng ta đang quen sống ở môi trường có áp suất không khí 1 atmosphere. Cách đổi đơn vị atmosphere.
- 1 atmosphere ( atm ) = 0.1 Mpa
- 1 atm = 1.01 bar
- 1 atm = 1.03 kg/cm2
- 1 atm = 1 013.25 mbar ( milibar )
- 1 atm = 10.33 mH20
- 1 atm = 760 mmHg
Đặc điểm của áp suất khí quyển
Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ cao, gió,…Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm do không khí ở trên cao loãng hơn. Cứ lên cao 12 mét thì áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Áp suất không khí tại một nơi sẽ thay đổi theo thời gian và những thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới nhiệt độ, thời tiết của nơi đó.
Công thức tính áp suất khí quyển
Để tính áp suất khí quyển bạn dựa vào công thức sau: P = F/S
Trong đó:
- P: Là áp suất không khí (N/m2)
- F: Là lực tác động lên bề mặt ép (N)
- S: Là kí hiệu của diện tích bề mặt bị ép (m2)
Dụng cụ đo áp suất khí quyển là gì?
Người ta thường sử dụng thủy ngân hoặc áp kế android để đo áp suất không khí. Áp kế thủy ngân đo chiều cao của cột thủy ngân trong ống thủy tinh được dựng thẳng đứng. Khi áp suất không khí thay đổi cũng sẽ khiến cho chiều cao của cột thủy ngân thay đổi.
Các nhà khí tượng khi đo áp suất khí quyển theo đơn vị khí quyển là atm. Một bầy khí quyển tương đương với 1.013 millibars (MB) ở mực nước biển và chuyển thành 760 milimet khi đo trên áp kế thủy ngân. Áp suất khí quyển không đồng đều trên mọi hành tinh, phạm vi bình thường của áp suất không khí Trái Đất dao động từ 980 MB đến 1050 MB.
Áp thấp nhiệt đới là gì? Sự khác nhau giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới
Chính vì sự khác biệt này nên có sự gia tăng nhiệt không đều trên bề mặt Trái Đất và lực dốc áp suất. Áp suất khí quyển cao nhất tại Agata, Siberia vào ngày 31/12/1968 khoảng 1083,8MB. Còn thấp nhất được ghi nhận vào ngày 12/10/1979 tại Typhoon Tip là 870MB.
Với các nội dung thông tin trên đây về áp suất khí quyển, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, ruaxetudong.org sẽ cập nhật và gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất!