Khoáng sản là nguồn tài nguyên vô tận, được hình thành từ khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất. Không chỉ là nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp then chốt mà còn giúp cho nền kinh tế quốc dân phát triển. Vậy khoáng sản là gì? Phân loại và vai trò như thế nào? Cùng tìm hiểu trong nội dung chi tiết dưới đây.
Nội dung bài viết
Khoáng sản là gì? Khoáng sản tiếng anh là gì?
Khoáng sản có tên tiếng anh là mineral. Đây là khoáng vật, khoáng chất ở các thể rắn, lỏng, khí có trong lòng đất, trên bề mặt đất bao gồm cả khoáng chất và khoáng vật ở bãi thải theo mỏ. Về mặt khoa học, khoáng sản được định nghĩa là các loại đá hoặc tập hợp kháng vật tự nhiên có trong lớp vỏ của Trái Đất, được tạo thành do quá trình địa chất mà con người có thể lấy kim loại, hợp chất hoặc khoáng vật để phục vụ cho hoạt động kinh tế.
Tự chung, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất được tích tụ trong tự nhiên ở các thể rắn, lỏng, khí, tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất gồm cả khoáng chất và khoáng vật ở bãi thải các mỏ. Khoáng sản không thể tái tạo được nên có giá trị cao về kinh tế.
Khoáng vật là gì?
Là hợp chất có trong tự nhiên được hình thành nhờ quá trình biến đổi địa chất. Khoáng vật được chia làm 2 nhóm đó là khoáng vật nội sinh (được hình thành từ các điều kiện có liên quan đến lớp vỏ Trái Đất và phần trên của manti) và khoáng vật ngoại sinh (hình thành từ lớp vỏ Trái Đất và liên quan đến quá trình ngoại sinh).
Người ta khám phá được hơn 5300 loại khoáng vật khác nhau, trong đó phong phú nhất là nhóm silicat, chiếm đến 90% số khoáng vật ở lớp vỏ Trái Đất. Sự đa dạng của khoáng vật đó chính là kết quả của sự đa dạng các thành phần hóa học trên Trái Đất.
Các loại khoáng sản phổ biến hiện nay
Phân loại theo công dụng
Dựa theo tính chất, công dụng khoáng sản được chia ra làm 4 loại đó là:
Khoáng sản kim loại: Là các quặng, qua quá trình chế luyện, lấy ra kim loại hoặc hợp chất của chúng. Nhóm này gồm có:
- Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim của sắt như sắt, crom, mangan,….
- Nhóm kim loại cơ bản như thiếc, chì, đồng, kẽm,…
- Nhóm kim loại nhẹ như nhôm, titan,…
- Nhóm kim loại phóng xạ như Uran, thori,…
- Nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.
Khoáng sản phi kim: Là những quặng được sử dụng trực tiếp, qua chế biến để lấy đơn chất, hoặc hợp chất không kim loại.
- Nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón gồm có: lưu huỳnh, photphorit,…
- Nhóm nguyên liệu gốm sứ – chịu lửa như đất sét, kaolin,…
- Nhóm nguyên liệu cho kiến trúc xây dựng như cát, đá vôi, đá hoa,…
Khoáng sản nhiên liệu: Gồm các loại đá có nguồn gốc sinh vật, loại khoáng sản này có thể sử dụng để làm chất đốt. Khoáng sản nhiên liệu còn được sử dụng để sản xuất hóa phẩm, dược phẩm hoặc các thành phần khác như sợi nhân tạo, vật liệu khuôn đúc.
Khoáng sản nước: Là các loại nước được dùng cho sinh hoạt, công nghiệp như nước khoáng, bùn khoáng,…được sử dụng trong y tế, sinh hoạt.
Phân loại theo trạng thái vật lý
Theo cách phân loại này, khoáng sản được chia làm 3 loại đó là
- Khoáng sản rắn như quặng kim loại, than đá,…
- Khoáng sản lòng như dầu mỏ, nước khoáng,…
- Khoáng sản khí như khí trơ, khí đốt,…
Vai trò của khoáng sản
Mặc dù không giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển như các thành phần của môi trường đất, nước,..nhưng khoáng sản giữ một vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo sự duy trì và phát triển kinh tế – xã hội. Trên phương diện cá nhân, con người có thể tồn tại mà không cần tới khoáng sản nhưng xã hội không thể phát triển nếu không có tài nguyên khoáng sản. Vai trò của khoáng sản được thể hiện qua các phương diện sau:
Về kinh tế
- Khoáng sản là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như sản xuất xi măng, vậta liệu xây dựng; ngành luyện kim, cơ khí;….
- Không những thế còn cung cấp năng lượng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
- Nước nóng, nước khoáng là nguồn tài nguyên có giá trị cao trong việc bảo vệ sức khỏe con người và là nguồn nguyên liệu đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp.
- Công nghiệp khoáng sản chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Việc xuất khẩu khoáng sản đem về nguồn ngân sách lớn, giúp ích cho nền kinh tế phát triển.
Về phương diện chính trị
- Khoáng sản giúp cho các quốc gia có vị trí quan trọng trong hoạt động giao lưu quốc tế; tăng tính độc lập, tự chủ chủ.
- Trong một số trường hợp, tài nguyên khoáng sản còn làm tăng sự ảnh hưởng về mặt chính trị của quốc gia này với quốc gia kia.
- Tầm quan trọng của khoáng sản còn được thể hiện trong các ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ hoạt động khoáng sản tới môi trường xung quanh.
Với các thông tin trong bài viết “Khoáng sản là gì? 4 loại khoáng sản phổ biến nhất hiện nay” sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Để tài nguyên khoáng sản không cạn kiệt, các quốc gia nên khai thác một cách hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế -xã hội.