Hoàng hôn, bình minh là gì? Sự khác nhau giữa bình minh và hoàng hôn

Bình minh là gì? Hoàng hôn là gì? Đây là hai thời điểm của một ngày, có sự liên kết mật thiết đến sự chuyển động của Mặt Trời. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc hay tham khảo nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org.

Bình minh là gì? Bình minh mang ý nghĩa gì?

Bình minh trong tiếng Nhật là 夜明け. Bình minh hay rạng đông (hừng đông) xảy ra trước khi Mặt Trời mọc; là thời điểm bắt đầu chạng vạng buổi sáng. Bình minh ghi nhận sự hiện diện của các tia sáng gián tiếp yếu ớt từ Mặt Trời, tán xạ lên bầu khí quyển của Trái Đất, khi đĩa Mặt Trời vẫn còn nằm dưới đường chân trời.

Bình minh là gì?

Bình minh thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 5h30 – 6h sáng. Có thể nói, bình minh là khoảnh khắc đẹp mỗi ngày mà mỗi người đều muốn ngắm nhìn. Khi ngắm nhìn bình minh, nó sẽ mang tới nhiều ý nghĩ tích cực, giúp mọi người có được cái nhìn lạc quan, vui vẻ hơn. Và đó cũng chính là ý nghĩa của bình minh.

Phân loại bình minh

Bình minh được chia làm nhiều loại khác nhau, phải kể đến như:

  • Rạng đông thiên văn: Là khoảng thời gian được tính từ thời điểm mà quay sau đó bầu trời không còn hoàn toàn tối. Và được định nghĩa là từ thời điểm Mặt Trời ở vị trí 18 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho đến khi Mặt Trời mọc.
  • Rạng đông hàng hải: Là khoảng thời gian được tính từ thời điểm kể từ đó có đủ ánh sáng từ Mặt Trời ở vị trí chân trời và một số vật thể có thể phân biệt được. Hiểu đơn giản nhất, từ thời điểm mà Mặt Trời ở vị trí 12 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho đến khi Mặt Trời mọc.
  • Rạng đông dân dụng: Là khoảng thời gian mà kể từ đó có đủ lượng ánh sáng từ Mặt Trời để có thể phân biệt được một số vật thể và một số hoạt động ngoài trời để bắt đầu và không cần ánh sáng nhân tạo. Rạng đông dân dụng được tính từ thời điểm mà Mặt Trời ở vị trí 6 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho tới khi Mặt Trời mọc.

Sông là gì? Hồ là gì? Cách phân biệt sông và hồ

Bình minh ở đâu là đẹp nhất tại Việt Nam?

Fansipan: Được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương, nơi đây chắc chắn sẽ là một trong những địa điểm ngắm bình minh đẹp nhất Việt Nam. Hình ảnh bình minh hiện lên trong sương khói mờ ảo giữa không gian vô tận, khiến cho du khách như lạc vào tiên cảnh, giữa mây núi trùng điệp.

Fansipan

Mã Pí Lèng: Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Thoại, chỉ sống mũi con ngựa theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng thì tên gọi này lại chỉ sự hiểm trở nhất của đỉnh núi. Mã Pí Lèng là điểm đến du lịch thu hút nhiều bạn trẻ. Chinh phục Mã Pí Lèng ngắm bình minh sẽ là một trải nghiệm thú vị mà bạn nên thử ít nhất một lần trong đời.

Mã Pí Lèng

Đà Nẵng: Tại Đà Nẵng, bạn có thể ngắm nhìn bình minh từ Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà hay biển Mỹ Khê,….

Đà Nẵng

Mũi Né (Phan Thiết): Mũi Né – Phan Thiết cũng là địa danh mà bạn nên lựa chọn. Có muôn vàn lý do khiến cho nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng, thu hút hàng ngàn khách du lịch. Những ngôi làng đánh cá đẹp như tranh vẽ, những bãi cát như sa mạc trải dài hay cảnh bình minh “khoe” mình trên các bãi biển màu xanh ngọc.

Mũi Né (Phan Thiết)

Phú Quốc: Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nổi tiếng với bãi Sao trong vắt, bình minh đẹp nao lòng người. Những hoạt động như lặn ngắn san hô, ngắm nhìn bình minh sẽ là gợi ý thú vị mà bạn không thể bỏ qua khi tới đây du lịch, nghỉ dưỡng.

Phú Quốc

Hoàng hôn là gì? Nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất

Hoàng hôn là gì?

Hoàng hôn còn được biết đến với tên gọi là nhá nhem, chiều tà,…. là khoảng thời gian kể từ ngay sau khi Mặt Trời lặn cho tới khi trời tối hẳn. Nó là khái niệm được gắn liền với vị trí biểu kiến của mặt trời ở phía dưới đường chân trời.

Hoàng hôn là gì?

Phân loại hoàng hôn

  • Hoàng hôn thiên văn: Là khoảng thời gian khi Mặt Trời nằm từ 12 đến 18 độ phía dưới của đường chân trời, vào buổi chiều – tối. Vào khoảng thời gian này, Mặt Trời không còn rọi sáng lên bầu trời nên không gây nhiễu cho các quan sát thiên văn.
  • Hoàng hôn hàng hải: Là thời gian mà Mặt Trời nằm trong khoảng từ 6 – 12 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều – tối. Vào khoảng thời gian này, các vật thể không còn phân biệt được nữa, đường chân trời cũng không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Hoàng hôn dân dụng: Là khoảng thời gian mà Mặt Trời từ 0 – 6 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều – tối. Lúc này, các vật thể vẫn có thể phân biệt được với một số ngôi sao đã xuất hiện trên bầu trời; dễ dàng nhìn thấy khi trời quang mây.

Nhật thực là gì, những thời điểm nhật thực xảy ra trong năm

Những nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất chiều tà đẹp tại Việt Nam

Hồ Tây (Hà Nội): Không cần phải lên núi hay xuống biển, ngay tại thủ đô Hà Nội bạn cũng có thể chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn lãng mạn vô cùng. Hồ Tây là địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở Thủ đô. Mặt hồ mênh mang, trải dài vô tận; sóng vỗ nhè nhẹ vào thành hồ. Khi mặt trời lặn, ánh hoàng hôn buông thả khắp mặt hồ, vẽ nên một bức tranh thành phố hiện đại bỗng chốc hóa trở nên bình yên, nên thơ.

Hồ Tây (Hà Nội)

Đảo Cô Tô (Quảng Ninh): Đảo Cô Tô nổi tiếng khắp miền Bắc, thu hút cả các du khách phương Nam, khách nước ngoài tới nghỉ dưỡng. Hoàng Hôn ở Cô Tô là sắc hồng đỏ, vàng cam, lam tím của mây trời; là khi mặt trời đỏ lựng dần và biến mất dần sau khi các hòn đảo xa tít ngoài khơi; tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.

Đảo Cô Tô (Quảng Ninh)

Sông Hương (TP Huế):  Dòng sông Hương của Cố đô Huế đã trở thành hình ảnh gắn liền với sự lãng mạn, thơ mộng; là điểm đến mà bất kỳ ai đến Huế đều ghé thăm. Hoàng hôn trên dòng sông Hương mang một bức tranh tuyệt sắc, là thời khắc đáng tự hào mà người dân Huế muốn giới thiệu tới du khách gần xa.

Sông Hương (TP Huế

Phan Thiết (Bình Thuận): Nếu như bạn muốn ngắm hoàng hôn ở Trung Nam Bộ thì hãy ghé Phan Thiết – Ninh Thuận với cảnh chiều tà buông trên mặt biển, những thuyền chài đơn sơ. Đây là khung cảnh độc đáo, ấn tượng.

Cánh đồng muối (Ninh Thuận): Cánh đồng muối ở Ninh Thuận đơn sơ, mộc mạc nhưng trở thành điểm tham quan nổi tiếng mà du khách khi tới đây đều ghé thăm. Nhất là khi Mặt Trời lặn, không gian cánh đồng trở nên yên tĩnh, hình ảnh bầu trời phản chiếu trên cánh đồng muối làm cho khung cảnh trở nên mơ mộng, kỳ ảo hơn.

Quả muỗm là quả gì? Quả muỗm có phải là quả xoài không?

Cánh đồng muối (Ninh Thuận)

Sự khác nhau giữa bình minh và hoàng hôn là gì?

Sự khác nhau giữa bình minh và hoàng hôn đó là:

  • Bình minh diễn ra vào sáng sớm còn hoàng hôn diễn ra vào chiều tối
  • Mặt trời mọc thì bầu trời sáng còn hoàng hôn dẫn tới bầu trời tối
  • Bầu trời nhiều màu sắc hơn khi hoàng hôn
  • Hiệu ứng Rayleigh khiến cho bầu trời xanh khi mọc trong khi đó là màu đỏ khi hoàng hôn.
  • Không khí ấm hơn vào buổi tối so với buổi sáng.
  • Bình minh và hoàng hôn không thể gặp nhau trong cùng một khoảng thời gian, không gian.

Một số sự thật về hoàng hôn và bình minh mà bạn chưa biết

Hoàng hôn và bình minh trên đảo và sa mạc sẽ sống động hơn đất liền: Do ô nhiễm không khí ở 2 khu vực này nên ánh sáng Mặt Trời không bị phát tán nhiều nên hiển thị sống động và rõ ràng hơn.

Ô nhiễm không khí khiến cho màu của bình minh và hoàng hôn rực rỡ hơn: Hiện tượng này thường thấy ở các thành phố lớn hay khu vực sản xuất. Cảnh bình minh và hoàng hôn đẹp rực rỡ cũng phản ảnh các tác động xấu của môi trường. Nếu khói bụi trong không khí nhiều thì màu hồng, tím, đỏ, cam sẽ càng rực rỡ.

Mũi điện (Mũi đại lãnh) – nơi đón bình minh đầu tiên ở Việt Nam: Mũi điện (Mũi đại lãnh) thuộc địa phận huyện Đông Hòa cách thành phố Tuy Hòa khoảng 35km về phía Đông Nam. Đây là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra Biển Đông mang một vẻ đẹp hùng vĩ và là nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền tại Việt Nam.

Mặt trời đỏ vào buổi sáng là một báo hiệu xấu: Hoàng hôn màu đỏ cho thấy không khí trong lành và thời tiết phía Tây sẽ dễ chịu vào buổi sáng. Tuy nhiên nếu Mặt Trời mọc đỏ rực sẽ báo hiệu sắp có một cơn bão ở phía Đông.

Hy vọng rằng các thông tin trong bài viết “Hoàng hôn, bình minh là gì? Sự khác nhau giữa bình minh và hoàng hôn” sẽ giúp ích bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *