Quả muỗm là quả gì? Quả muỗm có phải là quả xoài không?

Quả muỗm và quả xoài là hai loại quả có sự tương đồng về màu sắc, kiểu dáng nên có rất nhiều người nhầm lẫn chúng là một. Vậy, quả muỗm là quả gì? Có phải là quả xoài hay không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org

Quả muỗm là quả gì? Quả muỗm là quả như thế nào?

Quả muỗm còn được biết đến nhiều với tên gọi là quả quéo, xoài hôi. Tên khoa học của loại quả này đó là Mangifera foetida Lour, là một loài thực vật thuộc họ cây đào lộn hột (Anacardiaceae). Loài cây này có nhiều ở các quốc gia như Thái Lan, Malaysia,…và Việt Nam. Đặc điểm của cây muỗm đó là:

  • Cây to, cao 15 – 20 mét
  • Lá đơn nguyên, mọc so le, thuôn dài về phía gốc, mặt lá nhẵn bóng.
  • Hoa trắng nhỏ, mọc thành từng chùm; cánh hoa hình mũi mác hẹp, dài gấp 3 lần lá đài.
  • Một nhị sinh sản dài bằng cánh hoa, còn 3 -4 cái khác sẽ ngắn hơn một chút.
  • Quả muỗm bé hơn quả xoài, khi chín có màu vàng, thịt mọng nước.
Quả muỗm là quả gì?

Quả muỗm là quả gì? Quả muỗm là quả như thế nào?

Quả muỗm còn được biết đến nhiều với tên gọi là quả quéo, xoài hôi. Tên khoa học của loại quả này đó là Mangifera foetida Lour, là một loài thực vật thuộc họ cây đào lộn hột (Anacardiaceae). Loài cây này có nhiều ở các quốc gia như Thái Lan, Malaysia,…và Việt Nam. Đặc điểm của cây muỗm đó là:

  • Cây to, cao 15 – 20 mét
  • Lá đơn nguyên, mọc so le, thuôn dài về phía gốc, mặt lá nhẵn bóng.
  • Hoa trắng nhỏ, mọc thành từng chùm; cánh hoa hình mũi mác hẹp, dài gấp 3 lần lá đài.
  • Một nhị sinh sản dài bằng cánh hoa, còn 3 -4 cái khác sẽ ngắn hơn một chút.
  • Quả muỗm bé hơn quả xoài, khi chín có màu vàng, thịt mọng nước.

Mắt biếc là gì? Ý nghĩa của “mắt biếc” trong phim ảnh và y học

Cây muỗm cao, to từ 15 – 20 mét

Công dụng của quả muỗm là gì?

Trong y học cổ truyền, cây muỗm đặc biệt là quả muỗm được coi là một vị thuốc quý, được sử dụng phổ biến trong các phương thuốc đông y, cụ thể:

  • Đối với vỏ thân cây muỗm: Vỏ thân cây muỗm có chứa Cortex Mangifera Foetida – một chất có khả năng làm se lỗ chân lông, giúp làn da khỏe mạnh, săn chắc, giảm được các tác động gây ra bởi ánh sáng mặt trời hay những thành phần độc hại của mỹ phẩm giả.
  • Đối với quả của quả muỗm: Có thể sử dụng để chữa đau răng hoặc bệnh đi ngoài hay gặp của trẻ nhỏ. Mỗi ngày, bạn có thể nấu vỏ muỗm thành dạng đặc sệt, ngâm rượu hoặc ngậm trực tiếp từ 10 – 20 g mỗi ngày 4 – 5 lần. Bạn có thể dùng riêng hoặc phối hợp với rễ cây Xuyên tiêu, có tác dụng tốt hơn

Thành phần hóa học của xoài hôi

  • Trong quả xoài hôi tỷ lệ thịt chiếm 60 – 70%, thịt chứa nhiều chất bột, chất đường khoảng 16 – 20%, axit hữu cơ chủ yếu là axit xitric, carotene 121 có đến 121 có đến 363,8mg trong 1.000g, vitamin C 13,2-80mg, vitamin B và chất gôm.
  • Hạt quả muỗm có vị đắng, chát và chứa nhiều axit gallic tự do
  • Vỏ thân chứa mangiferin (hợp chất flavonoid) tới 3% và tanin
  • Lá xoài hôi chứa khoảng 1,6% mangiferin
  • Nhựa muỗm là một loại gôm nhựa với 81% nhựa và 16% gôm
  • Nhựa xoài hôi tan trong dung môi hữu cơ và tinh dầu thông.

Hoa bỉ ngạn là gì? Có thật không? Ý nghĩa và sự tích của hoa

Quả muỗm có phải là quả xoài không?

Sự khác nhau của quả muỗm và quả xoài

Quả muỗm và quả xoài là hai loại quả khác nhau, dưới đây là cách phân biệt 2 loại quả này:

Quả muỗm Quả xoài
Kích thước nhỏ, hơi nhọn ở phần đuôi quả Có kích thước và hình dáng to tròn
Vị chua nên ít được sử dụng với mục đích ăn uống. Ở một số vùng quê, quả muỗm non hay được sử dụng để nấu canh chua hoặc muối chua ăn kèm Được sử dụng phổ biến trong đời sống và chế biến đồ ăn mặn.
Chỉ có một loại duy nhất nhưng đa phần muỗm thường mọc hoang giống như các loài cây dại Có nhiều biến thể, được chọn lọc nhằm tạo ra giống có ưu thế tốt hơn không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống thông thường mà có các tiêu chuẩn như giòn, ngọt, to, màu sắc,…
Muỗm thường không có giá trị về kinh tế, chỉ là một loài cây mọc dại, cây cổ thụ tại các vùng nông thôn. Đem lại nhiều giá trị về kinh tế, được trồng phổ biến và đa dạng. Nhiều loại xoài còn đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài như xoài Yên Châu, xoài cát Hòa Lộc,….
Cây muỗm có thân cao lớn, lá nhỏ, quả nhỏ và nhọn hơn so với lá cây xoài Hình dáng cây nhỏ, dễ dàng thu hoạch quả khi chín.

Các trường hợp cần phải lưu ý khi ăn quả muỗm

Như đã thông tin ở trên, thành phần của quả muỗm chứa nhiều axit hữu cơ, vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ăn một lượng lớn quả muỗm sẽ dẫn tới các vấn đề về sức khỏe như:

  • Khi bụng đang đói: Quả muỗm có vị chua nhẹ nếu ăn khi đói sẽ kích thích dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường dẫn đến thừa axit dạ dày. Việc này có thể khiến bị đau bụng, hoa mắt chóng mặt, ngộ độc hay các bệnh lý khác nếu kéo dài,…
  • Dị ứng cơ địa: Với những người dễ dị ứng, cơ địa nhạy cảm đặc biệt là người quá mẫn cảm với các thành phần của quả muỗm thì không nên sử dụng bởi khi dùng xong rất dễ bị ngứa xung quanh vùng miệng, nổi mẩn đỏ trên cơ thể, ngứa hốc mắt,….
  • Người có bệnh hen suyễn: Muỗm là loại quả có tính bình, nên những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn nên tránh ăn quả muỗm. Khi ăn có thể khiến tình trạng bệnh tái phát, khiến cho bệnh ngày càng trở nặng.

Với các nội dung trong bài viết “Quả muỗm là quả gì? Quả muỗm có phải là quả xoài không?” hy vọng sẽ giúp ích bạn. Truy cập website ruaxetudong.org để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *