Câu nghi vấn là gì? Tìm hiểu khái niệm, chức năng của câu nghi vấn

Câu nghi vấn là một trong các kiểu câu điển hình của tiếng Việt, được sử dụng với mục đích hỏi những điều mà mình đang thắc mắc hoặc nghi vấn để tìm ra câu trả lời. Nếu bạn chưa biết rõ khái niệm, chức năng của câu nghi vấn thì đừng bỏ qua các thông tin dưới đây của ruaxetudong.org

Câu nghi vấn là gì?

Khái niệm câu nghi vấn là gì đã được đề cập trong chương trình Ngữ văn 8. Câu nghi vấn là dạng câu hỏi dùng để giải đáp những điều chưa biết. Thông thường, sẽ nêu lên quan điểm của bản thân về một sự vật, hiện tượng nào đó nhưng quan điểm đó dựa trên sự suy đoán, không chắc chắn.

cau-nghi-van-la-gi
Câu nghi vấn là dạng câu hỏi dùng để giải đáp những thắc mắc chưa biết

Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn là có sự xuất hiện của các từ để hỏi như sao vậy, như thế nào, rồi, hả, sao, bao nhiêu,….Nếu câu nghi vấn được diễn đạt bằng câu văn thì cuối câu sẽ có dấu hỏi còn nếu ở dạng câu nói thì ngữ điệu lên cao ở cuối câu.

Ví dụ:

  • Bạn làm bài tập này trong bao lâu?
  • Tại sao con bây giờ mới về nhà?
  • Mai đi học chưa?

Chức năng của câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn có những chức năng sau:

cac-loai-cau-nghi-van
Câu nghi vấn có nhiều chức năng khác nhau

Câu nghi vấn dùng để hỏi

Chức năng chính của câu nghi vấn đó là dùng để hỏi. Nó thể hiện thái độ nghi ngờ, không chắc chắn và cần phải kiểm tra, xác định lại thông tin. Chẳng hạn như:

  • Cậu nói thật á?
  • Lan làm bài này chưa?
  • Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?

Câu nghi vấn dùng để cầu khiến

Đôi khi câu cầu khiến lại được thể hiện dưới hình thức là câu nghi vấn. Chức năng này rất khó để đánh giá, nhận biết nên khi xét đến trong một hoàn cảnh cụ thể thì có thể dùng để ra lệnh hoặc yêu cầu, đề nghị việc gì đó.

Ví dụ:

  • Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
  • Cả lớp có thể tập trung hơn vào bài giảng này không?

Câu nghi vấn có chức năng khẳng định sự việc, hành động

Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn sẽ được sử dụng để khẳng định sự việc, hành động nào đó do mình làm hoặc chắc chắn mình sẽ làm trong thời gian sắp tới. Ví dụ như:

  • Em đã xin lùi lịch nộp bài chứ không phải là em không làm bài tập → ý nói, trong khoảng thời gian nhất định, học sinh sẽ hoàn thành bài tập giáo viên giao.
  • Nhà cháu đã túng lại phải đóng thêm cả suất sưu của chú nữa nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu?

Câu nghi vấn có chức năng phủ định

Nghi vấn và phủ định là 2 chức năng của câu và có không ít người nhầm lẫn với nhau. Phủ định ở đây là phản bác ý kiến hay loại bỏ ý kiến mà người khác đưa ra, nghi ngờ sự thật về câu nói đó.

Ví dụ:

  • Sáng nay em đi học đúng giờ mà tại sao thầy lại bảo em đi học muộn ạ?
  • Hắn tự nói rồi trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi bàn tay “đàn bà” → dùng để phủ định, biểu hiện sự không có thật, không có một ai chăm sóc, yêu thương, công nhận Chí Phèo là người.

Câu nghi vấn có chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc

Chức năng này giúp cho câu nghi vấn được nói ra bộc lộ cảm xúc vui, buồn, giận dỗi, hờn, ghen,…và các cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc của câu nghi vấn được khai thác tối đa trong tác phẩm văn học, thơ ca.

Ví dụ:

  • Mẹ ơi! Sao mẹ đi làm lâu thế? Cơ chờ mẹ từ sáng đến giờ? → thể hiện trạng thái chờ đợi mòn mỏi, dài lâu của con khi mong mẹ về.
  • Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ mới nếm vị mùi cháo → thể hiện sự xúc động, tủi thân, cảm động của Chí Phèo khi được Thị Nở quan tâm và lần đầu tiên biết mùi vị của cháo.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng câu nghi vấn

luu-y-khi-su-dung-cau-nghi-van
Lưu ý quan trọng khi sử dụng câu nghi vấn

Khi sử dụng câu nghi vấn bạn cần chú ý những điều quan trọng sau:

  • Không dùng từ “hoặc” trong câu nghi vấn vì nó sẽ làm sai cú pháp hoặc biến câu nghi vấn thành câu trần thuật.

Ví dụ

  • Anh quét nhà hoặc em quét nhà → mang ý nghĩa khẳng định chứ không phải là câu nghi vấn.
  • Bạn có thể sử dụng luật thương mại hoặc luật dân sự.
  • Nhiều từ có hình thức, âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng lại không được sử dụng với mục đích nghi vấn.

Ví dụ: Ai đó đã làm đổ chậu cây của tôi –. từ “ai” là đại từ phiếm chỉ chứ không phải đại từ nghi vấn.

  • Trong một số trường hợp, vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc, ý nghĩa trong câu.

Ví dụ: Khi nào anh ấy mới tới? và Anh ấy tới khi nào vậy?

  • Sử dụng câu nghi vấn phù hợp với từng đối tượng, mục đích rõ ràng và kết hợp với từ nghi vấn hợp lý.

Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm, chức năng của câu nghi vấn. Để biết thêm các thông tin về câu cầu khiến, câu đơn ,…quý bạn đọc hãy truy cập website ruaxetudong.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *