Rong biển là gì? Các tác dụng không ngờ đến từ Rong biển

Rong biển là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Vậy, rong biển có tác dụng gì? có các loại rong biển nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây của ruaxetudong.org.

Rong biển là gì?

Rong biển là loại thực vật sống ở biển, thuộc nhóm tảo đa bào nhưng không có cùng tổ tiên với tảo nâu, tảo đỏ và tảo lục. Rong biển có từ rất lâu và được con người sử dụng từ 10.000 năm trước. Trong nền văn hóa Trung Quốc cổ đại, rong biển là một trong những đặc sản được sử dụng để phục vụ cho các bữa ăn của vua chúa, hoàng tộc.

rong-bien-la-gi
Rong biển được con người sử dụng cách đây 10.000 năm

Rong biển còn được biết đến với tên gọi là tảo bẹ, có nhiều màu sắc từ màu đỏ, màu đen cho đến màu xanh lá cây. Loại cây này thích nghi với cả 2 môi trường nước mặn và nước lợ, mọc trên các vách đá, rạn san hô hoặc mọc dưới các tầng nước sâu có ánh nắng mặt trời chiếu tới.

Rong biển không chỉ là món ăn đặc trưng của các quốc gia khu vực Châu Á mà còn phổ biến ở các khu vực như quần đảo Thái Bình Dương, các nước Nam Mỹ ven biển,…

Rong biển rất giàu khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Hàm lượng dinh dưỡng trong rong biển có thể thay đổi dựa vào nơi nó sinh trưởng. Do đó, mỗi loại rong biển sẽ có các chất dinh dưỡng khác nhau. Cứ 100gram rong biển sẽ chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Carbs: 10 gram
  • Protein: 2 gram
  • Chất béo: 1 gram
  • Sợi quang: 35% RDI
  • Magie: 180% RDI
  • Vitamin K: 80% RDI
  • Mangan: 70% RDI
  • Iốt: 65% RDI
  • Natri: 70% RDI
  • Canxi: 60% RDI
  • Folate: 50% RDI
  • Kali: 45% RDI
  • Sắt: 20% RDI

Các loại rong biển phổ biến hiện nay

Theo thống kê, ở Việt Nam có đến hơn 800 loại rong biển trong đó có 90 loại có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, trên thị trường chỉ có một số loại được bán và sử dụng phổ biến đó là:

Rong biển Nori

Rong biển Nori mỏng và khô như tờ giấy, dùng để cuộn sushi. Vào mùa thu, người ta sẽ thu hoạch rong biển Nori, rửa sạch rồi cán mỏng, phơi khô rồi sấy, cắt thành các tấm mỏng rồi phân phối ra thị trường. Rong biển Nori giàu vitamin A, B1, sắt, kẽm và canxi. Nhật Bản là quốc gia sản xuất nori nhiều nhất thế giới.

rong-bien-nori
Rong biển Nori

Rong biển Wakame

Đây là loại rong biển phổ biến ở Nhật Bản, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, giàu chất xơ. Mùa xuân là mùa thu hoạch rong biển Wakame. Khi sơ chế, bạn cần ngâm vào nước cho rong biển nở ra hoàn toàn. Rong biển Wakame tường dùng để nấu súp, làm salad hay ăn kèm với Sashimi. Loại rong biển này khi ăn tươi sẽ có vị dai giòn đặc trưng, giá bán trên thị trường dao động từ 30.000 – 60.000 đồng/30 gram.

Rong biển Kombu

Rong biển Kombu hầu như không chứa protein nhưng lại rất giàu canxi và sắt. Loại rong biển này thường được bán dưới dạng khô – nguyên liệu quan trọng để nấu dashi. Vì là loại thức ăn khó tiêu nên khi nấu rong biển Kombu thì bạn hãy nấu thật kỹ, giá bán dao động từ 130.000 – 150.000 đồng/50 gram.

Rong biển Hijiki

Rong biển Hijiki có dạng sợi màu đen, được bán khi đã làm khô. Khi ăn chỉ cần ngâm với nước khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch thì mới sử dụng. Rong biển Hijiki thường được sử dụng để xào thịt gà, cà rốt rất hợp vị, giá bán trên thị trường từ 70.000 – 90.000 đồng/25 gram.

rong-bien-hijiki
Rong biển Hijiki

Rong biển Kanten (thạch agar)

Là loại rong biển có vị nhạt, được sử dụng như một chất tạo đông giống với Gelatin. Rong biển Kanten có màu trắng hoặc vàng nhạt, khi ăn có độ dai giòn nên được sử dụng để làm salad, nấu canh, súp hoặc các món chiên xào. Rong biển Kanten rất giàu chất xơ và không có calo nên rất thích hợp với những người ăn kiêng, giảm cân.

Rong biển có tác dụng gì?

Rong biển có những tác dụng sau:

Thúc đẩy chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất. Tuyến giáp cần có một lượng iốt tốt để hoạt động bình thường. Trong các loại rong biển đều chứa iốt và bạn có thể sử dụng để cung cấp đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể. Một số loại rong biển có chứa hàm lượng i ốt cao như rong Kombu, Dulse và tảo bẹ thì không nên sử dụng thường xuyên hoặc ăn số lượng nhiều để tránh dư thừa iốt.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Rong biển chứa một lượng chất dinh dưỡng có tác dụng tốt đối với tim mạch như chứa chất xơ hòa tan, axit béo omega -3 chuỗi dài,..Nhờ đó, giúp ta giảm cholesterol LDL xấu. Một nguyên cứu chỉ ra rằng một loại carbohydrate trong rong biển có tên là fucan còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng đông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

tac-dung-cua-rong-bien
Cải thiện sức khỏe tim mạch

Cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể

Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính nhất là bệnh tim mạch và tiểu đường. Ngoài hàm lượng chất chống oxy hóa, rong biển còn chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe như flavonoid, carotenoid,…

Tăng cường khả năng miễn dịch

Một công dụng của rong biển mà ít được mọi người biết đến đó là tăng cường khả năng miễn dịch. Rong biển có hàm lượng cao các hợp chất thực vật biển có khả năng chống oxy hóa, chống dị ứng, bảo vệ tế bào, cơ thể khởi một số nguy cơ nhiễm trùng.

Hàm lượng vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng trong rong biển còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng. Đối với những người gầy yếu, người ốm bệnh cần phải bổ sung dưỡng chất để phục hồi sức khỏe.

Tăng cường sức khỏe đường ruột

Rong biển có tác dụng cải thiện, tăng cường sức khỏe đường ruột nhờ hàm lượng chất xơ cao, làm giảm nguy cơ táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong rong biển có chứa carrageenan, agar và fucoidan  hoạt động giống như prebiotic – chất xơ có tác dụng nuôi các lợi khuẩn trong ruột, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại như H. pylori bám và gây hại thành ruột.

Ổn định lượng đường trong máu

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc bổ sung rong biển vào chế độ ăn hàng ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Fucoxanthin – hợp chất chống oxy hóa tìm thấy trong tảo nâu giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, ổn định lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao có trong rong biển còn làm chậm tốc độ hấp thu carbs từ thức ăn, giúp ổn định lượng đường dễ dàng.

Hỗ trợ giảm cân

Ăn rong biển hàng ngày cũng là một cách được nhiều người áp dụng để giảm cân. Tảo bẹ có khả năng tác động đến hormone leptin – loại hormone giúp hạn chế cảm giác đói, kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp điều chỉnh cân nặng.

tac-dung-cua-rong-bien-2
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Trong tảo bẹ rất giàu chất xơ, tạo cảm giác nhanh no, no lâu và hạn chế được các cơn thèm ăn. Fucoidan được tìm thấy trong rong biển giúp thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo, ngăn chặn sự hình thành và tích tụ chất béo trong cơ thể. Mặt khác, rong biển rất ít calo nên bạn hoàn toàn yên tâm khi bổ sung vào thực đơn giảm cân của mình.

Phòng chống ung thư

Sử dụng rong biển trong bữa ăn hàng ngày cũng là cách giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư, ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tảo bẹ có khả năng làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư vú ở nữ giới. Hàm lượng chất xơ hòa tan trong rong biển cũng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư ruột kết.

Tăng cường sức khỏe xương

Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xương, mang tới hệ xương chắc khỏe. Trong rong biển chứa hàm lượng canxi cao gấp 7 lần so với sữa, cung cấp 15% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể con người. Bổ sung thêm rong biển vào chế độ ăn hàng ngày là cách tăng cường sức khỏe của hệ xương.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng rong biển

luu-y-khi-su-dung-rong-bien
Lưu ý quan trọng khi sử dụng rong biển
  • Rong biển chứa rất nhiều i ốt nếu ăn quá nhiều sẽ làm dư thừa. Hơn nữa, lượng carbohydrate và chất xơ lớn cũng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, gây đầy hơi, khó tiêu.
  • Không nên sử dụng rong biển cùng với quả hồng, trà, trái cây ngâm chua vì sẽ sinh ra hợp chất khó tiêu, khiến cho dạ dày và đường ruột không khỏe.
  • Huyết heo, cam thảo cũng cần tránh sử dụng cùng với tảo bẹ dễ dẫn đến táo bón.
  • Các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì,…cũng không nên chế biến cùng với rong biển.

Mong rằng, các thông tin có trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ rong biển có tác dụng gì. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, ruaxetudong.org sẽ phản hồi nhanh chóng, miễn phí 100%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *