Lá sen có tác dụng gì? Cách uống lá sen khô tốt cho sức khỏe

Lá sen là một trong những vị thuốc quý tự nhiên, không chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm mỡ máu, tiêu ứ huyết,…mà còn được sử dụng để bọc cốm, gói xôi. Để biết lá sen có tác dụng gì thì bạn đừng bỏ lỡ những thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org.

Tìm hiểu về sen, lá sen

Sen là loài thực vật sống dưới nước. Lá sen có màu xanh lục, mặt trên thì xanh thẫm còn mặt dưới tiếp xúc với nước có màu xanh nhạt, đường kính khoảng 30-60cm, vị đắng, thơm nhẹ. Các bộ phận của cây sen đều có thể sử dụng như một loại dược liệu quý trong nhiều bài thuốc.

la-sen-co-tac-dung-gi
Lá sen chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người

Lá sen chứa rất nhiều chất oxy hóa như  Flavonoid, Quercetin, Tannin,… – những thành phần có tác dụng tốt đối với việc ngăn ngừa oxy hóa, ung thư, mỡ máu, bệnh tim mạch,…Các thành phần chứa trong lá sen như sau:

  • 70kcal năng lượng
  • 2g Lipid
  • 5g Natri
  • 30mg Kali
  • 3g Protein
  • 105% vitamin A
  • 8% vitamin C
  • 3% canxi
  • 5% sắt

Lá sen dược liệu được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Trong y học cổ truyền, thời điểm thu hoạch lá sen tốt nhất đó là khi cây sen bắt đầu nở hoa. Việc sơ chế lá sen rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt lá, bỏ cuống rồi rửa hoặc lau sạch, thái nhỏ và phơi khô là được.

Lá sen có tác dụng gì? Tác dụng của lá sen

Lá sen có nhiều tác dụng khác nhau, trong đó phải kể đến như:

Chữa mất nước

Ai trong mỗi chúng ta cũng đều có nguy cơ mất nước nhất là đối với người ốm sốt và bị tiêu chảy. Tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách lấy lá sen non rửa sạch, để ráo nước rồi xay nhuyễn, chắt lấy nước chia thành nhiều lần để uống trong ngày.

Tống đẩy sản dịch

Sau khi sinh, sản phụ sẽ ra nhiều sản dịch gây khó chịu. Để khắc phục, nhiều người đã lựa chọn việc uống nước lá sen. Sao thơm 20-30g lá sen rồi thái nhỏ và sắc cùng với 200ml đến khi còn 50ml thì lấy nước uống.

Cải thiện vóc dáng

Lá sen còn có tác dụng giảm hiện tượng tích mỡ thừa bên trong cơ thể giúp giảm cân, giữ dáng rất tốt. Để đạt hiệu quả cao thì bạn hãy lấy khoảng 60g lá sen khô, quả sơn trà tươi, vỏ quýt và hạt í dĩ nghiền lẫn cùng với nhau rồi uống như uống trà.

tac-dung-cua-la-sen
Cải thiện vóc dáng

Hỗ trợ làm đẹp da

Công dụng của lá sen được nhiều người biết đến đó là dùng để rửa mặt vì có chứa nhiều hoạt chất oxy hóa tự nhiên giúp loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết, diệt vi khuẩn bám trên da,…Đồng thời còn giúp điều tiết khí huyết, tăng lưu thông máu để da đẹp và mịn màng hơn.

Chữa mất ngủ

Hầu hết, mọi người chỉ biết công dụng chữa mất ngủ của tâm sen nhưng ít ai biết được lá sen cũng có công dụng đó. Bạn lấy khoảng 30g lá sen đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ, phơi khô rồi sắc nước uống hàng ngày.

Lá sen hạ huyết áp

Uống lá sen có hạ huyết áp không? Lá sen giúp hạ huyết áp. Tác dụng này đã được kiểm chứng bởi khoa học, nhờ alkaloid có khả năng kiềm chế sự tăng huyết áp giúp người bệnh hạ huyết áp, điều hòa sự ổn định của huyết áp. Ngoài ra, thành phần alkaloid có trong lá sen còn có tác dụng giảm stress, cân bằng tâm trạng.

Chữa rối loạn mỡ máu

tac-dung-cua-la-sen-chua-roi-loan-mo-mau
Chữa rối loạn mỡ máu

Lá sen giúp kích thích và đào thải độc tố bên trong cơ thể giúp loại bỏ mỡ thừa trong máu. Có 2 cách uống lá sen khô giảm mỡ máu mà bạn nên áp dụng, đó là:

Cách thứ nhất: Lấy 660g lá sen khô, 10g sơn tra sống, 60g lá trà, sinh hoa điệp, sinh ý mễ và vỏ quất trộn đều, xay thành bột mịn. Mỗi lần uống bạn pha từ 3-4g với nước đun sôi để nguội.

Cách 2: Dùng 3g lá sen và 6g quyết tử minh đem đi sấy khô, xay thành bột mịn rồi cho vào bình 300ml nước để uống hàng ngày.

Chữa váng đầu

Nếu bạn thường xuyên bị ù tai, chóng mặt, hoa mắt, váng đầu thì hãy lấy 10g lá sen, 10 đỗ trọng và hạnh nhân đem lên sao cho vàng rồi giã nát. Sau đó, sắc lấy nước uống hàng ngày thì sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi, cải thiện nhanh chóng.

Chữa sốt xuất huyết

Người bị sốt xuất huyết ở thời kỳ toàn phát với các triệu chứng như sốt cao, ra mồ hôi, khát nước, ho,…có thể sử dụng lá sen để điều trị. Hãy lấy lá sen, ngó sen, cây nhọ nồi, mã đề, rau sam, cây dành dành với lượng vừa đủ đem đi sắc lấy nước uống hàng ngày.

Hỗ trợ cầm máu

Hoạt chất Alcaloid trong lá sen còn có tác dụng cầm máu rất tốt. Để đạt được mục đích này bạn hãy dùng 12g rau má và 40g lá sen đem sao vàng rồi thái nhỏ, sắc cùng 400ml nước cho tới khi còn 100ml thì chắt nước chia 2 lần uống/ngày.

Người bị ho ra máu ở giai đoạn đầu cũng có thể sử dụng lá sen để ức chế bệnh bằng cách sử dụng lá sen, ngó sen, trắc bá, sinh địa, ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô và sắc uống.

Thanh nhiệt, giải độc gan

Hoạt chất Quercetin và Flavonoid trong lá sen mang tới nhiều công dụng với sức khỏe đặc biệt là thanh nhiệt, giải độc gan. Hoạt chất trong lá sen có tác dụng bảo vệ lá gan khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus.

Những lưu ý khi sử dụng lá sen

luu-y-khi-su-dung-la-sen
Những lưu ý khi sử dụng lá sen

Ngoài những công dụng chính trên thì lá sen còn có tác dụng trị mụn nhọt, đau mắt, xuất huyết não và các biến chứng do cao huyết áp. Những lợi ích của lá sen đối với sức khỏe con người đều được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh. Để đạt hiệu quả cao nhất thì bạn cần phải sử dụng đúng cách và cần lưu ý một số điều sau:

  • Không sử dụng lá sen khi đang dùng các sản phẩm, thuốc giảm cân, thực phẩm chức năng khác.
  • Không dùng cho phụ nữ đang mang thai hay đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Phụ nữ có kinh nguyệt không đều cũng không nên uống nước lá sen.
  • Sử dụng lá sen lâu dài có thể làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.
  • Những người thể hàn không nên sử dụng lâu dài. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, tim đập thất thường, giảm trí nhớ.
  • Uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ để không làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Với các thông tin có trong bài viết “Lá sen có tác dụng gì? Cách uống lá sen khô tốt cho sức khỏe” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Lá sen là vị thuốc có nhiều công dụng tốt với sức khỏe con người. Để không gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều thì bạn hãy sử dụng đúng liều lượng và trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để có những hướng dẫn phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *