KOL là gì? Tầm quan trọng của KOL trong marketing

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, phương thức quảng cáo truyền thống dần được thay thế bằng hình thức marketing trực tuyến. Một trong những hình thức marketing hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đó là KOL. Vậy KOL là gì? Phân loại và vai trò key opinion leader như thế nào? Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin trong bài viết dưới đây.

kol là gì
KOL là gì? Tầm quan trọng của KOL trong chiến dịch marketing

KOL là gì?

KOL là tên viết tắt của Key opinion leader, có nghĩa là “người dẫn dắt dư luận chủ chốt” hoặc được hiểu đơn giản là “người có ảnh hưởng”. KOL có thể là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực, ngành nghề của họ. 

Trong lĩnh vực ẩm thực KOL là các đầu bếp nổi tiếng, chuyên gia nghiên cứu về ẩm thực. Còn trong lĩnh vực sức khỏe thì KOL là các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ,…Họ được tín nhiệm bởi các nhóm lợi ích có liên quan, sức ảnh hưởng lớn với hành vi người dùng.

Khái niệm KOLs là gì còn được hiểu là người được đông đảo mọi người biết đến, có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó như diễn viên, nhạc sĩ, người mẫu, hot instagram, beauty blogger hay vlogger…Các KOLs thường được các công ty lớn thuê để quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.

>>> Bài viết tham khảo: (MKT) Marketing là gì, maketing gồm những mảng nào

KOL marketing là gì?

kol là gì
KOLs marketing là gì?

KOL marketing là hình thức tiếp thị thông qua KOL. Nghĩa là các doanh nghiệp sẽ tận dụng sức ảnh hưởng của các KOL, mời họ về quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để tạo lòng tin với khách hàng, giúp khách hàng thay đổi hành vi, lựa chọn và sử dụng dịch vụ của họ.

Nếu như trước đây, KOL marketing được áp dụng phổ biến trong các chương trình truyền hình, báo giấy hoặc quảng cáo trên tivi. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, hình thức marketing đang được chuyển đổi sang môi trường online.

KOL là gì trong marketing? Là việc sử dụng những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng được mời tham gia vào các chiến dịch truyền thông tạo sự lan tỏa. Các đối tượng này được phân loại bởi 3 tiêu chí: Độ phủ, khả năng thay đổi ý kiến người dùng và sự liên quan tới thương hiệu. Việc sử dụng các KOL trong marketing sẽ giúp cho các doanh nghiệp đạt được các chỉ số KPI trong thời gian nhanh chóng.

Các dạng KOL phổ biến nhất hiện nay

KOL tồn tại dưới 3 dạng phổ biến đó là:

Celebrity: Thường được biết đến với với tên gọi là Celeb, là đối tượng người nổi tiếng – “sao hạng A” như các ca sĩ, diễn viên hay nhật vật của công chúng. Những người này có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong nước mà còn tầm cỡ quốc tế. Thông qua sự mến mộ của các fan, ý kiến của họ tạo ra một xu hướng mới, được nhiều người săn đón.

Influencer (người ảnh hưởng): Mặc dù họ không quá nổi tiếng nhưng lại có tầm ảnh hưởng nhất định đến một bộ phận khách hàng nào đó. Influencer có thể là một chuyên gia về tâm ý, một bác sĩ hay một beauty blogger,…Không phải tất cả mọi người đều biết tới họ nhưng lại quan tâm tới lĩnh vực họ là chuyên gia thì ý kiến của họ cũng có giá trị.

người ảnh hưởng
Influencer (người ảnh hưởng) tới hành vi của khách hàng

Mass seeder: Là nhóm KOL có tầm ảnh hưởng ít nhất, họ thường đóng vai trò là người chia sẻ ý kiến từ Influencer hay Cebeb đến một đối tượng khách hàng nhỏ lẻ và nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của họ.

Những người có ảnh hưởng thường là người có chuyên môn trong lĩnh vực, được đáng giá là đáng tin cậy và dễ tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau. Đây chính là yếu tố quyết định tới sự thành công của các chiến dịch marketing vì những người theo dõi họ thường sẽ bị ảnh hưởng bởi những ý kiến. Bởi vậy, các công ty, doanh nghiệp thường “mạnh tay” chi cho các KOLs khi đối tượng này phù hợp với loại sản phẩm mà họ đang phân phối.

Lợi ích của KOLs marketing là gì?

KOLs giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp của bạn sử dụng các KOL trong các chiến dịch quảng cáo, chắc chắn sẽ mang tới nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến:

Tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu: KOLs giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng các khách hàng mục tiêu vì những người theo dõi họ đều là thuộc một nhóm khách hàng cụ thể trong một lĩnh vực nào đó.

Tăng độ uy tín với khách hàng: Để trở thành một KOL đình đám thì họ cũng là những người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đó. Nên khi giới thiệu về một sản phẩm nào đó từ họ sẽ làm tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng.

Tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Bên cạnh việc nâng cao, tạo lòng tin, sự uy tín của công ty, doanh nghiệp các KOL còn giúp người dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu, lan tỏa tới nhiều người trong cùng lĩnh vực, nhận diện thương hiệu tốt hơn.

kol là gì
Tăng khả năng nhận diện thương hiệu

Thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm: Mọi người đều luôn phân vân khi lựa chọn mua bất kỳ sản phẩm nào đó. Lúc này họ sẽ tìm đến những người có chuyên môn, kinh nghiệm để lắng nghe những lời khuyên từ họ. Theo tâm lý người dùng, họ sẽ sử dụng các sản phẩm có sự xuất hiện của các KOL.

Cải thiện thứ hạng từ khóa khi SEO: Khi các KOLs đăng bài trên các blog hay các trang mạng xã hội họ thường chèn thêm link liên kết về website đó. Bởi số lượng khách hàng tiềm năng từ KOL rất lớn nên sẽ giúp tăng lượng traffic, tăng thứ hạng từ khóa trên google.

Nguyên tắc lựa chọn KOLs mang lại chiến dịch marketing hiệu quả?

Để lựa chọn các KOL phù hợp với chiến dịch marketing, các doanh nghiệp cần phải xem xét dựa trên 4 tiêu chí sau:

Reach ( Độ phủ): Được tính bằng số lượng người theo dõi, mức độ nhận diện của công chúng với influencer. Đây sẽ là căn cứ để các doanh nghiệp dựa vào nhu cầu và chiến lược marketing để lựa chọn KOL phù hợp.

Relevance (Sự liên quan): Được thể hiện qua các yếu tố:

  • Personal image (thương hiệu cá nhân): Phong cách thời trang, quan niệm sống, phát ngôn.
  • Demographic (Thông tin nhân khẩu học): Bao gồm giới tính, tuổi tác, lĩnh vực hoạt động, tình trạng hôn nhân.
  • Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): Văn phong, chủ đề mà họ quan tâm;
  • Fans/ followers (Đối tượng khán giả): Thông tin về nhân khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.

Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người dùng): Thể hiện qua mức độ tương tác của khán giả với nội dung mà influencer đưa ra.

Sentiment (Chỉ số cảm xúc): Là yếu tố quan trọng nhất trong các chiến dịch marketing sản phẩm. Chiến dịch quảng cáo sản phẩm có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào gương mặt đại diện KOLs có mang lại hiệu ứng tích cực đối với tượng mục tiêu.

chỉ số cảm xúc
Chỉ số cảm xúc

Làm sao để trở thành một KOL chính hiệu – vạn người mê?

Với sự phát triển mạnh mẽ marketing, KOL nhanh chóng trở thành một nghề “hái ra tiền” được nhiều người lựa chọn, nhất là các bạn trẻ. Chỉ cần một tài khoản facebook, instagram với lượt theo dõi “khủng” là bạn có thể bắt tay làm việc với các thương hiệu để quảng bá sản phẩm cho họ.

Nghe thì rất đơn giản nhưng không hề “dễ ăn” đâu nhé! Để tạo dựng niềm tin với khách hàng thì bạn cần phải có một vài “chiêu” để thu hút khách. Vậy làm sao để trở thành một KOLs chính hiệu được nhiều nhãn hàng “săn đón”? Thông tin sẽ có trong nội dung dưới đây.

Xác định thế mạnh của bản thân: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất, bạn cần phải xác định được loại hình mình đang muốn làm là gì. Lời khuyên cho bạn là nên lựa chọn những gì mà bạn yêu thích, là thế mạnh của bạn. Nếu như bạn là người am hiểu về mỹ phẩm, có một làn da đẹp thì hãy lập một kênh chuyên về lĩnh vực chăm sóc da, làm đẹp hay bạn là người thích xem phim, khả năng cảm thụ nội dung tốt thì hãy làm về các blog review phim.

Xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu: Khi đã xác định được lĩnh vực bạn mong muốn làm “Leader” thì bạn cũng cần xác định đối tượng khách hàng hướng tới là ai. Họ là nam hay nữ, độ tuổi như thế nào, là nhân viên văn phòng hay công nhân làm việc trong nhà xưởng,…Việc xác định được đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực để tiếp cận, thay đổi nhận thức của họ trong quá trình sản phẩm. Cách làm này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và hạn chế được việc tiếp cận một cách đại trà.

Đầu tư xây dựng nội dung chất lượng: Để tiếp cận khách hàng nhanh chóng cũng cần phải có một nội dung content hấp dẫn, chất lượng. Bởi vì chả ai muốn quan tâm tới một kênh mà nội dung của nó sáo rỗng, hời hợt, không giải đáp được câu hỏi của họ.

content
Xây dựng nội dung content chất lượng

Kiên nhẫn, chấp nhận những ý kiến trái chiều: Nếu như bạn đã chấp nhận làm việc liên quan tới nhiều người thì cũng phải làm quen với nhiều ý kiến khác nhau. Bạn cần phải phân biệt đâu là ý kiến góp ý xây dựng, đâu là ý kiến công kích, bất lợi cho công việc của bạn. Từ những phản hồi tiêu cực sẽ giúp bạn hoàn thiện nội dung tốt hơn.

Không ngừng sáng tạo: Xã hội ngày càng phát triển và bạn cũng cần phải sáng tạo để thu hút người dùng. Hãy vận dụng sáng tạo của mình để làm mới nội dung hay xuất phát từ ý kiến đơn giản của khán giả ở dưới phần bình luận nội dung.

Tăng cường các mối quan hệ: Với đặc thù công việc bắt buộc bạn phải xây dựng một Networking cho mình. Hãy mở rộng mối quan hệ của mình với các KOL khác nhất là các mối quan hệ có lợi cho công việc của bạn. Để làm được thì bạn cần phải có một kỹ năng giao tiếp tốt.

Cách phân biệt KOL và Influencer

kol là gì
Cách phân biệt KOL và Influencer

KOL và Influencer đều được các nhãn hàng lựa chọn khi triển khai các chiến dịch marketing quảng cáo sản phẩm. Chính vì thế có khá nhiều người dùng nhầm lẫn KOL và Influencer là một, và không phân biệt được chúng. Vậy nên, ruaxetudong.org sẽ giúp bạn phân biệt chúng nhưng trước tiên bạn cần phải hiểu Influencer là gì?.

Influencer là người có sức ảnh hưởng lớn trên các kênh Social Media như Facebook, Instagram,…với số lượng người theo dõi lớn. Những thông tin được những người này truyền tải sẽ tác động trực tiếp đến đối tượng khách hàng cụ thể. Dựa theo số lượng người theo dõi Influencer được chia làm 4 nhóm:

  • Nano-influencer: Từ 1 – 10.000 người theo dõi.
  • Micro-influencer: Từ  10.000 – 100.000 người theo dõi.
  • Macro-influencer: Từ  100.000 – 1.000.000 người theo dõi.
  • Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi.
Tiêu chí KOL Influencer
Chuyên môn Bắt buộc bạn phải có một chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng về lĩnh vực – ngành nghề như đầu bếp, thiết kế thời trang, kiến trúc sư, tài chính,… Bất kỳ ai cũng có thể trở thành Influencer chỉ cần bạn hoạt động trong môi trường online được nhiều người biết đến. Điều này được thể hiện qua các chỉ số theo dõi trên facebook hoặc các mạng xã hội khác.
Điểm xuất phát Xuất phát từ offline. KOL được nhiều người biết đến bởi họ có các kỹ năng chuyên môn giỏi, kiến thức tốt về bất kỳ lĩnh vực nào. Họ có thể là doanh nhân, chính trị gia, nhà báo,…

Ví dụ: Trước năm 2018, nhà báo Lại Văn Sâm được coi là một KOL nổi tiếng, dù chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông như tivi, báo đài,…Vì ông là người được nhiều người quan tâm, có sức ảnh hưởng và tin cậy cao.

Xuất phát từ online, được biết đến từ các hoạt động trên phương tiện truyền thông, thu hút lượng người xem nhất định. Các Influencer hoạt động chủ yếu trên các kênh social media.
Đối tượng khán giả quan tâm Thu hút được nhiều đối tượng khách hàng bởi họ có kiến thức chuyên môn vững vàng, đưa ra những đánh giá, tác động tích cực tới người dùng.

Ví dụ: Những người đầu bếp chuyên nghiệp cũng là một KOL, bởi họ có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực ẩm thực, được khán giả đánh giá cao. Trong các chương trình truyền hình về ẩm thực như “Vua đầu bếp” họ sẽ lựa chọn các KOL làm ban giám khảo chứ không phải là các Influencer 

Những người theo dõi Influencer  thường là vì các hoạt động của Influencer  phù hợp với sở thích, lối sống của họ.
Mức độ lan truyền Mức độ lan truyền rộng hẹp, bị giới bạn bởi một nhóm đối tượng cụ thể nào đó quan tâm tới lĩnh vực mà họ đang hoạt động Influencer hoạt động online nên mức độ lan truyền sẽ tốt hơn vì môi trường trực tuyến không bị giới hạn về không gian và thời gian. Nên Influencer  có thể được mọi người biết đến khi lướt facebook, hay xem bất kỳ kênh nào trên youtube.

=> KOL và Influencer có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một Influencer hoạt động tốt ở lĩnh vực nào đó thì cũng có thể trở thành một KOL và ngược lại. Nếu như KOL tham gia vào các hoạt động của mạng xã hội cũng được xem là một Influencer. Với sự đa dạng của các thương hiệu, nhãn hàng, ít nhiều đã giúp các Influencer trở thành KOLs. Tuy nhiên, xu hướng Influencer trở thành KOLs sẽ khó hơn, đòi hỏi Influencer cần phải có một khối kiến thức chuyên môn sâu rộng.

Ví dụ như:

Hannah Olala là một Beauty Blogger được nhiều người theo dõi khi chia sẻ các tips làm đẹp trên youtube và facebook. Với lượng theo dõi trên facebook gần 400.000 người, Hannah Olala trở thành một Macro-influencer. 

Nhận thấy mức độ kiến thức chuyên môn cùng lượng fan lớn nên nhiều nhãn hàng như Lancome, Ohui, Sulwhasoo… đã mời Hannah Olala review, đánh giá về sản phẩm. Lúc này Hannah Olala từ một Influencer đã dần trở thành KOL trong lĩnh vực mỹ phẩm, làm đẹp.

Để trở một KOL trở thành Influencer thì đơn giản hơn, bọ chỉ cần hoạt động trên môi trường online là trở thành Influencer. Thông thường các Influencer thường thuộc vào nhóm Nano – Influencer và Micro – Influencer.

Ví dụ:

Shark Phạm Thanh Hưng là một KOL trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính; có vốn kiến thức chuyên môn sâu rộng. Khi tham gia vào chương trình “Shark Tank Việt Nam” với tư cách là một nhà đầu tư, Shark Hưng đóng vai trò là KOL với xuất phát từ môi trường offline. Song song đó, Shark Hưng vẫn hoạt động trên môi trường online với gần 500.000 người theo dõi trên fanpage mỗi ngày. Và hiển nhiên Shark Hưng vừa là một KOL vừa là Macro-influencer “chính hiệu”.

>>> Bài viết tham khảo: Brief là gì? Những mẫu brief phổ biến được sử dụng nhiều nhất

Với các nội dung thông tin trong bài viết “KOL là gì? Tầm quan trọng của KOL trong marketing”, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Truy cập ngay website ruaxetudong.org để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *