An toàn lao động là gì? Các quy định an toàn lao động

Với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động sản xuất hiện nay thì các vấn đề an toàn lao động luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Vậy an toàn lao động là gì?Các quy định về an toàn lao động như thế nào? Hãy khám phá “ngay và luôn” những chia sẻ trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

an-toan-lao-dong-la-gi
An toàn lao động là gì?

An toàn lao động là gì? Các khái niệm liên quan

Lao động là gì?

Khái niệm lao động được hiểu là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người. Đây là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất cũng như sự giàu có của xã hội.

An toàn là gì?

Theo từ điển pháp luật, an toàn được hiểu là trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường được bảo vệ, chống lại các tác nhân nguy hại có thể phát sinh từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan. 

Theo định nghĩa trên wikipedia, thì an toàn là một trạng thái được bảo vệ khỏi sự tồn tại hoặc các kết quả không mong muốn khác. Sự an toàn cũng có thể được đề cập đến việc kiểm soát các mối nguy hại, được công nhận để đạt được mức độ rủi ro chấp nhận được.

Vệ sinh lao động là gì?

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống các tác động của yếu tố gây bệnh tật, nguy hại đến sức khỏe của con người trong suốt quá trình lao động.

An toàn lao động là gì?

Là giải pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, t.ử vo.ng đối với con người trong quá trình lao động, sản xuất. Hiểu một cách đơn giản thì an toàn lao động là giải pháp được đề ra nhằm ngăn ngừa các tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc, thương tích thân thể cũng như thương vong cho người lao động.

Khái niệm an toàn lao động cũng được định nghĩa rõ ràng trong Bộ luật lao động 2012: An toàn lao động là toàn bộ các quy định về điều kiện, biện pháp, phương tiện… đề phòng, tránh các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động. Trước khi nhận việc, người lao động kể cả người học nghề, thực tập nghề cần phải được huấn luyện về an toàn lao động. Người lao động có quyền từ chối công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu thấy có nguy cơ xảy ra các tai nạn lao động, từ chối trở lại nếu nguy cơ chưa được khắc phục.

An toàn vệ sinh lao động là gì?

Là giải pháp hạn chế người lao động bị các tổn thương, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc.

Bảo hộ lao động là gì?

an-toan-lao-dong-la-gi
Bảo hộ lao động là gì?

Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các biện pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, bảo vệ môi trường và các biện pháp khác để ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động và sức khỏe người lao động.

Người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân có liên quan đến lao động đều phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo các quy định về an toàn và vệ sinh lao động.

Ngành bảo hộ lao đông là gì?

Là nhành đào tạo sinh viên trở thành những người đảm bảo, cải thiện an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại các nơi làm việc dựa trên việc xác định nghĩa vụ, quyền và quan hệ lẫn nhau về bảo hộ lao động.

Nói cách khác thì đây là chuyên ngành liên quan đến tất cả các khía cạnh của sức khỏe, sự an toàn tại môi trường làm việc tập trung chủ yếu đến các biện pháp phòng ngừa các mối nguy hiểm. Mục tiêu của ngành bảo hộ lao động đó chính là ngăn ngừa các rủi ro, tai nạn trong lao động từ các hoạt động liên quan đến công việc.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người lao động không được đảm bảo các an toàn lao động?

Trong các môi trường làm việc độc hại, tiếp xúc với nhiều hóa chất mà người lao động không được bảo vệ bởi các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cần thiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với người tham gia lao động. Khi tiếp xúc lâu với các hóa chất này sẽ gây ra những hệ lụy với người lao động, ảnh hưởng đến tí.nh mạ.ng cũng như sứ.c khỏ.e về lâu dài.

Chính vì thế, tùy thuộc vào môi trường làm việc, lĩnh vực sản xuất mà có các quy định riêng để đảm bảo an toàn lao động. Phạm trù của bảo hộ lao động không chỉ bao gồm các biện pháp trực tiếp cho người lao động mà còn được thể hiện qua phụ cấp đ.ộc h.ại, tiền lương hay thời gian làm việc của người lao động.

Ý nghĩa của quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

dam-bao-an-toan-lao-dong-cho-cong-nhan
Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân trong nhà máy xí nghiệp

Việc quy định các vấn đề đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động thành một chế định trong luật lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là:

  • Thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề đảm bảo sức khỏe làm việc lâu dài của người lao động.
  • Các quy định về đảm bảo an toàn lao đông trong sản xuất của các doanh nghiệp còn phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề đảm bảo sức khỏe. Ví dụ như trang bị các thiết bị, phương tiện trong điều kiện làm việc có tiếng ồn, bụi bẩn hay hóa chất,…
  • Đảm bảo đầy đủ các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động. Việc tuân theo các quy định về luật an toàn vệ sinh lao đông đòi hỏi người sử dụng lao động phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện này.
  • Các quy định về chính sách an toàn lao động được áp dụng đối với tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, viên chức, người lao động kể cả học nghề, thử việc trong các thành phần kinh tế, cơ quan nhà nước ngoài, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp,…trên lãnh thổ Việt Nam.

Tìm hiểu về các quy định, luật an toàn vệ sinh lao động 2015

luat-atld
Tìm hiểu thông tin luật an toàn, vệ sinh lao động

Để bảo vệ quyền lợi cũng như an toàn của người lao động. Các nhà nước đều đưa ra các quy định, hướng dẫn và luật vệ sinh an toàn lao động và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều thông tư, quy định để bổ sung cho luật an toàn vệ sinh lao động hiện hành. Các kế hoạch này luôn được cục an toàn vệ sinh lao động thay nhà nước đề ra. Điều này thấy được sự quan tâm của Nhà nước đối với người lao động. Bộ luật đang được chúng ta áp dụng đó là Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

Luật ATVSLĐ 2015 quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;  các chính sách, chế độ với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động công tác an toàn, vệ sinh lao động cũng như quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục đích chính của an toàn vệ sinh lao động là : 

  1. Bảo đảm quyền cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình lao động.
  3. Tham vấn ý kiến của các tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp hoạt động trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

Ý nghĩa  luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

  1. Tạo điều kiện để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người người lao động, sử dụng lao động áp dụng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
  2. Đầu tư cho quá trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
  3. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
  4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn cũng như vệ sinh lao động.
  5. Khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt để phòng ngừa, giảm thiểu cũng như khắc phục rủi ro cho người lao động.

Ngoài ra, trong văn bản luật này cũng quy định đầy đủ các biện pháp an toàn lao động; phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động. Cũng như các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tệ nạn lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Làm căn cứ để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Để tìm hiểu kỹ hơn các thông tin này bạn có thể tìm hiểu trực tiếp tại website Cục, viện bảo hộ lao động.

Huấn luyện an toàn lao động

Tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình lao động và không báo trước. Chính vì thế, để ngăn ngừa tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp xảy ra các doanh nghiệp, công ty cần phải thường xuyên tập huấn, huấn luyện an toàn lao động.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là nâng cao nhận thức, ý thức chấp hàng và nhận biết yếu tố nguy hiểm. Từ đó, đưa ra các biện pháp giúp người lao động hạn chế tối đa các tai nạn lao động hay mắc phải các bệnh nghề nghiệp.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thực chất là 2 khái niệm riêng biệt nhưng đều liên quan đến cá nhân người lao động nên khi tập huấn thì chúng luôn phải đi cùng nhau và không tách rời.

Đối tượng cần phải huấn luyện an toàn lao động là ai?

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng; người thử việc; người học nghề, tập nghề làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Cán bộ, công chức và viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Người lao động làm việc không theo bất kỳ hợp đồng lao động nào.
  • Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng và người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam.
  • Người sử dụng lao động- chủ doanh nghiệp
  • Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn và vệ sinh lao động.

Để có thêm nhiều thông tin chi tiết khác, quý bạn đọc có thể tìm hiểu trực tiếp tại thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Một số ngành nghề cần được đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động

Với sự xuất hiện của nhiều xí nghiệp, khu công nghiệp kéo theo đó là những nguy cơ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn lao động . Chính vì thể, nhà nước đã có những yêu cầu trong công tác đảm bảo an toàn lao động của xí nghiệp, đặc biệt với một số ngành nghề sau:

Vệ sinh an toàn lao động ngành dệt may

nganh-det-may
Cần đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong ngành dệt may

Dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn ở nước ta, thu hút nhiều lao động làm việc, đồng thời xuất hiện nhiều nguy cơ về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Do đặc tính công việc thì môi trường làm việc ngành dệt may thường có tiếng ồn lớn, bụi bặm hay thiếu ánh sáng và rác thải. Nên người lao động hay mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp, phổi cũng như các bệnh lý khác.

Bởi vậy, để đảm bảo chất lượng sức khỏe phải nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì định kỳ những thiết bị máy móc,…

An toàn lao động trong ngành điện lực

Với đặc thù công việc người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như độ cao, điện,….Những nguyên nhân gây ra tai nạn trong ngành điện lực thường đến từ chính sự chủ quan bởi đây là môi trường làm việc đặc thù, đã được trang bị nhiều thiết bị bảo hộ đi kèm.

Để nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn lao động, người lao động cần phải phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các đợt tuyên truyền, phát các biển, hình ảnh an toàn lao động,…Cùng với đó, các tập đoàn điện lực cần đưa ra những kế hoạch, thực hiện các chiến dịch cụ thể, nâng cấp và sửa chữa kịp thời để hạn chế nguy cơ tai nạn lao động.

Với nội dung thông tin trên đây về “An toàn lao động là gì? Các quy định an toàn lao động” hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích. Từ đó làm căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình đối với đơn vị, xí nghiệp sử dụng lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *