Hoá Đơn Đỏ Là Gì? Các Thông Tin Về Hoá Đơn Đỏ

Trong các hoạt động về kinh doanh, mua bán, hay kế toán, bạn thường nghe về hoá đơn đỏ. Nhưng bạn đã hiểu rõ về thuật ngữ hoá đơn đỏ là gì chưa? Hoá đơn đỏ có gì khác so với các hoá đơn thông thường? Nó dùng để làm gì và các quy định về loại hoá đơn này là như thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn đọc các thông tin về hoá đơn đỏ là gì?

Hoá đơn đỏ là gì?

Hoá đơn đỏ hay còn có tên gọi khác là hoá đơn giá trị gia tăng (hoá đơn VAT). Hoá đơn đỏ do bộ Tài Chính phát hành hoặc của doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu in cho cơ quan thuế. Sở dĩ gọi là hoá đơn đỏ vì chúng thường có màu đỏ hoặc màu hồng. Hoá đơn đỏ chính là những giấy tờ minh chứng cho việc giao dịch giữa các bên với doanh nghiệp. Từ đó xác định được số thuế cần phải nộp cho vào ngân sách nhà nước.

mau-hoa-don-do
Mẫu hoá đơn đỏ

Có 2 loại thuế giá trị gia tăng ( viết tắt là thuế GTGT) trong một doanh nghiệp. Thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra. Khi doanh nghiệp nhập, mua hàng hoặc dịch vụ phải đóng thuế. Thuế đó là thuế GTGT đầu vào. Khi doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, khách hàng phải đóng thuế. Phần thuế thu được gọi là GTGT đầu ra. Trong một tháng, nếu thuế GTGT đầu vào > GTGT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được nhà nước khấu trừ hoặc hoàn phần thuế bị chênh lệch. Nếu GTGT đầu vào < GTGT đầu ra, doanh nghiệp phải nộp phần thuế chênh lệch về cho nhà nước.

Hay nói dễ hiểu hơn nếu phần thuế phải trả khi mua nhiều hơn thuế thu khi bán, doanh nghiệp được bù tiền thuế hoặc khấu trừ. Nếu tiền thuế thu khi bán lớn hơn tiền thuế trả khi mua, doanh nghiệp phải nộp phần thuế dư khi thu về cho nhà nước.

Phân biệt hoá đơn đỏ và hoá đơn bán hàng thông thường

Nhiều đơn vị bán hàng sử dụng hoá đơn bán có màu đỏ (hoá đơn đỏ không có VAT: hoá đơn bán hàng thông thường). Khiến nhiều người nhầm lẫn, không phân biệt được hoá đơn đỏ với hoá đơn thông thường. Bạn cần nắm rõ những điều dưới đây để phân biệt được 2 loại hoá đơn này:

  • Hoá đơn đỏ – Hoá đơn giá trị gia tăng
    • Mang giá trị về mặt pháp lý
    • Do bộ Tài Chính phát hành hoặc được quyền tự phát hành ( được cơ quan thuế xác nhận)
    • Được khấu trừ đi phần thuế đầu vào.
    • Tách riêng giá trị của hàng hoá và giá trị thuế là phần giá trị tăng thêm của hàng hoá.
  • Hoá đơn bán hàng thông thường ( có nhiều cơ sở dùng hoá đơn màu đỏ và không có phần thuế VAT)
    • Không mang giá trị pháp lý, chỉ mang tính chất nội bộ giữa các bên giao dịch
    • Là chứng từ giao dịch do bên bán tự phát hành
    • Sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
    • Gộp chung tất cả các loại giá trị hàng hoá vào làm một.
phan-biet-hoa-don-GTGT-va-hoa-don-thuong
Phân biệt hoá đơn đỏ GTGT và hoá đơn thường

Hoá đơn đỏ dùng để làm gì? Tác dụng của hoá đơn đỏ

  • Hoá đơn đỏ là căn cứ để xác định số tiền thuế mà doanh nghiệp, cơ quan phải đóng vào ngân sách nhà nước.
  • Là chứng minh cho việc giao dịch, mua bán hàng hoá giữa các bên mua và bên bán.

Khi nào thì dùng hoá đơn đỏ

Hoá đơn đỏ được sử dụng trong các hoạt động như sau:

  • Bán hàng, cung cấp các dịch vụ nội địa trong nước
  • Xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra nước ngoài ( có 2 loại là hoá đơn có thuế và hoá đơn chịu thuế 0%)
  • Các hoạt động vận tải quốc tế.

Nếu bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị dưới 200.000 đồng người bán không phải xuất hoá đơn. Nhưng nếu người mua yêu cầu, nhà bán hàng vẫn phải lập và giao hoá đơn . Nếu giá trị hàng hoá trên 200.000 đồng, người mua phải trả thêm 10% giá trị hàng hoá (10% đó gọi là thuế GTGT) để người bán thực hiện kê khai thuế bán.

Lưu ý: Lập hoá đơn đỏ không có nghĩa là hoá đơn phải có thuế. Có trường hợp các cơ sở kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ không phải tính thuế ( thuế 0%)

Quy định về hoá đơn đỏ và xuất hoá đơn đỏ

luu-y-khi-viet-hoa-don-do
Lưu ý khi viết hoá đơn đỏ

Để hoá đơn đỏ hợp lệ bạn cần lưu ý những quy định sau khi viết hoá đơn đỏ:

  • Phải điền đầy đủ các thông tin giao dịch một cách chính xác.
  • Khi lập hoá đơn đỏ, phải có 3 liên hoá đơn đi kèm, kẹp lại viết cùng 1 lúc. Liên 1 để doanh nghiệp lưu giữ, liên 2 giao cho người mua, liên 3 lưu tại cơ quan thuế. Nội dung giao dịch giữa các liên phải đồng nhất, không được viết tách từng liên.
  • Các nội dung trên hoá đơn phải viết mạch lạc, rõ ràng, liên tục, không ngắt quãng. Phần còn trống (nếu có) phải gạch đường chéo.
  • Không được sửa, tẩy xoá, viết đè chữ lên nhau và phải cùng một loại mực viết.
  • Số thứ tự hoá đơn phải đúng thứ tự từ nhỏ tới lớn, liên tục.

Mua hoá đơn đỏ ở đâu

Thường có các câu hỏi từ những kế toán mới như mua hoá đơn đỏ ở đâu, mua hoá đơn đỏ ở Hà Nội, TP HCM,… 

  • Với trường hợp công ty mới thành lập, chưa từng sử dụng hoá đơn đỏ để kê khai, cần chuẩn giấy tờ đăng ký mua hoá đơn đỏ. Các giấy tờ cần chuẩn bị: giấy phép kinh doanh, mã số thuế, chứng minh nhân dân, đơn xin mua hoá đơn đỏ, giấy giới thiệu, dấu mộc vuông đến chi cục thuế bạn đăng ký. Chi cục thuế sau khi đưa giấy hẹn thời gian mua hoá đơn và khảo sát về các thông tị công ty sẽ cấp hoá đơn đỏ cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp công ty đã từng mua hoá đơn đỏ, cần mang giấy giới thiệu của công ty, giấy tờ đăng ký mua hoá đơn, chứng minh nhân dân và dấu mộc vuông.

Xử lý các trường hợp mất, rách, viết sai hoá đơn đỏ

Rất nhiều người thắc mắc hoá đơn đỏ có sửa được không? Viết sai hoá đơn đỏ thì làm thế nào? Hoá đơn đỏ bị rách có làm sao không? Mất hoá đơn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Mỗi trường hợp lỗi sẽ có các cách xử lý khác nhau. Bạn cần theo dõi các thông tin với từng trường hợp dưới đây để có thể xử lý và giải quyết nhanh chóng.

  1. Viết sai hoá đơn đỏ

xu-ly-khi-viet-sai-hoa-don
Xử lý khi viết sai hoá đơn đỏ
Trường hợp Xử Lý
1. Hoá đơn viết sai, chưa xé cuống – Gạch chéo các liên
– Xuất hoá đơn mới
2. Hoá đơn viết sai, đã xé cuống, chưa giao cho khách – Gạch chéo các liên
– Xuất hoá đơn mới
3. Hoá đơn viết sai, đã xé cuống, đã giao cho khách, chưa kê khai – Lập biên bản thu hồi hoá đơn
– Xuất hoá đơn mới thay thế
4. Hoá đơn viết sai, đã giao cho khách, đã kê khai – Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn
– Xuất hoá đơn điều chỉnh ( không phải làm hoá đơn mới)
5. Hoá đơn viết sai tên, địa chỉ người mua, đúng mã số thuế – Lập biên bản điều chỉnh, không phải lập hoá đơn điều chỉnh

Lưu ý: Bạn cần giữ lại các hoá đơn viết sai để khi sao kê hoá đơn, tính thuế báo cáo với cơ quan thuế.

2. Làm mất, cháy, rách, hỏng hoá đơn đỏ

  • Nếu doanh nghiệp phát hiện mất, cháy, rách, hỏng hoá đơn đỏ đã lập hoặc chưa lập. Phải lập báo cáo về sự việc và thông báo với cơ quan thuế đăng ký chậm nhất không quá 5 ngày. Kể từ ngày xảy ra việc mất, hỏng hoá đơn. Nếu ngày cuối cùng trùng với ngày nghỉ theo quy định pháp luật, thời hạn được tính sang ngày hoạt động tiếp theo.
  • Trường hợp đã lập hoá đơn đỏ nhưng người bán hoặc mua làm mất liên 2, cả người bán và người mua phải lập biên bản ghi nhận sự việc. Người bán sao chụp liên 1 của hoá đơn, ký xác nhận của pháp luật, và đóng dấu bản sao. Người mua được sử dụng bản sao có đầy đủ xác nhận để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tinh chính xác của sự việc.
  • Trường hợp hoá đơn đỏ liên 2 bị hỏng, mất liên quan đến bên thứ 3 ( vận chuyển hàng hoá), dựa vào người thuê bên thứ 3 để xác định trách nhiệm và sử phạt người thuê bên thứ 3 theo quy định.

Trên đây, ruaxetudong.org đã chia sẻ cho bạn đọc về hoá đơn đỏ là gì? Các thông tin về hoá đơn đỏ. Cách xử lý khi viết sai hoặc làm hỏng, mất hoá đơn đỏ. Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn.n

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *