Thánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh nào? Xây dựng năm nào? Có gì thú vị?

Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những di sản lịch sử nổi tiếng, độc đáo với hơn 70 ngôi đền Chăm Pa. Nơi đây thu hút rất đông du khách tới thăm quan, nghỉ dưỡng. Hãy cùng ruaxetudong.org khám phá vùng đất đặc biệt này qua các thông tin chi tiết dưới đây.

Thánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh nào?

Khu thánh địa Mỹ Sơn ở đâu? Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh nào?…là thắc mắc của không ít người. Nằm ẩn mình trong một thung lũng, bao quanh là các đồi núi trùng điệp, thánh địa Mỹ Sơn xưa kia được dùng để cúng tế cũng như đặt lăng mộ của các vị vua Chăm Pa.

thanh-dia-my-son-o-dau
Thánh địa Mỹ Sơn – Địa điểm nổi tiếng của Quảng Nam

Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di sản mang kiến trúc của người Chăm Pa cổ thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu vực này có đường kính rộng khoảng 2km với 70 ngôi đền tháp mang nhiều nét kiến trúc lịch sử cho từng giai đoạn phát triển của người Chăm Pa cổ.

Thánh địa Mỹ Sơn cách Đà Nẵng khoảng 69km, cách thành phố Hội An khoảng 40km. Từ Đà Nẵng hay Hội An thì đều có nhiều cách để di chuyển đến khu di tích này. Khoảng thời gian lý tưởng để ghé thăm khu thánh địa Mỹ Sơn đó là từ tháng 2 đến tháng 4 vì lúc này thời tiết tại Quảng Nam rất mát mẻ, nắng không quá gắt.

Giá vé thăm quan đối với người Việt Nam là 100.000 đồng/người và du khách quốc tế 150.000 đồng/người. Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 17h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả chủ nhật.

Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng năm nào?

Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kỷ IV dưới thời đại của vua vua Bhadravarman và kết thúc vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Jaya Simhavarman III. Khu quần thể được xây dựng với mục đích thờ thần Linga và Shiva.

Tuy nhiên, những ngôi đền đã bị bỏ hoang do sự xâm chiếm của vương quốc Đại Việt. Cho đến năm 1889, một nhóm thám hiểm người Pháp đã đến “thánh thức” nơi này.

Do sự tàn phá của chiến tranh, đến năm 1975 Mỹ Sơn chỉ còn giữ lại 32 công trình gồm 20 đền tháp là giữ được nét kiến trúc như ban đầu. Ngày 1/12/1999 thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Trải qua bao nhiêu năm thăng trầm của lịch sử, thánh địa Mỹ Sơn vẫn là điểm đến thu hút rất đông du khách hàng năm.

lich-su-thanh-dia-my-son
Thánh địa Mỹ Sơn được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới

Khám phá kiến trúc của di tích lịch sử Mỹ Sơn

Kiến trúc của di tích lịch sử Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ. Toàn bộ khu đền tháp đều sử dụng gạch đá, quay mặt về hướng Đông – hướng mặt trời mọc và là nơi trú ngụ của thần linh. Cấu trúc đền tháp Mỹ Sơn được chia làm 3 phần chính đó là đế tháp, thân tháp, đỉnh tháp.

Có thể bạn chưa biết, mỗi đền tháp tại Mỹ Sơn sẽ thờ một triều đại vua hay vị thần khác nhau. Chính vì thế, mỗi công trình được coi là mảnh ghép quan trọng cho từng giai đoạn lịch sử của triều đại Chăm Pa.

Khu di tích Mỹ Sơn sẽ bao gồm:

Khu vực A: Là khu vực đầu tiên khi bạn đặt chân tới Mỹ Sơn. Tại đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ thánh địa.

Khu vực B: Thuộc khu vực đồi phía Tây, khu vực B có 1 tháp chính và 3 tháp phụ.

Khu vực C: Thuộc khu đồi phía Nam, là khu vực độc đáo nhất với nhiều đền, tháp, phù điêu, bia khắc với nhiều tác phẩm ấn tượng.

Thánh địa Mỹ Sơn có gì?

Con đường cổ rộng hơn 8 mét

Đây là con đường cổ dẫn tới thánh địa Mỹ Sơn được phát triển bởi chuyên gia người Ấn Độ trong quá trình trung tu và phục chế lại ngọn tháp nằm trong lõi của khu di sản. Con đường cổ có chiều rộng hơn 8 mét với 2 bờ tường so song, độ sâu bị chôn vui ở trong lòng đất khoảng 1 mét.

du-lich-thanh-dia-my-son
Con đường cổ rộng hơn 8 mét

Dựa theo các tài liệu ghi chép lại, đây là con đường dẫn thẳng đến trung tâm di sản, nơi có tòa tháp cổ lớn dùng để cúng tế vua chúa và các thành viên hoàng tộc, chức sắc cao quý. Các tường bao 2 bên con đường được chạm khắc tinh tế, khéo léo nên rất đáng để chiêm ngưỡng!

Lễ hội Katê truyền thống của người Chăm

Lễ hội Katê là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm, được tổ chức vào tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm. Đây là dịp để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và cầu mong sự sinh sôi cho vạn vật. Nếu đến du lịch đúng dịp này bạn sẽ được chứng kiến nhiều nghi lễ truyền thống như rước nước, cúng cầu an, chiêm ngưỡng màn biểu diễn với nhạc cụ phong phú,…

Mê hoặc cùng điệu múa Apsara

Bên cạnh việc thăm quan các công trình lịch sử, du khách còn được chiêm ngưỡng điệu múa Apsara – lấy cảm hứng từ tượng đá sa thạch điêu khắc Apsara. Điệu múa Apsara với tựa đề “linh hồn của đá” cùng với sự biểu diễn của những cô gái người Chăm trong tiếng trống Paranưng và tiếng kèn Saranai chắc chắn sẽ khiến bạn mê hoặc!

du-lich-thanh-dia-my-son-2
Mê hoặc cùng điệu múa Apsara

Những món ăn đặc sản ở thánh địa Mỹ Sơn

Món bê thui Cầu Mống: Nguyên liệu được tuyển chọn kỹ càng từ những con bê non ăn cỏ, được thui trên bếp than để giữ độ ngọt của thịt cùng độ dai giòn của da. Sau đó được thái lát mỏng, ăn kèm với nước chấm và các loại rau sống.

Món mì Phú Chiêm: Có rất nhiều người yêu thích món mì Phú Chiêm khi đến Quảng Nam thăm quan, nghỉ dưỡng. Mì Phú Chiêm có sợi mì dẻo dai màu trắng được làm từ giống gạo ngon nhất trồng ở bờ sông Thu Bồn kết hợp với thịt ba chỉ và tôm nõn tạo lên hương vị hấp dẫn khó cưỡng. Món ăn được ăn kèm với các loại rau sống như giá đỗ, rau muống chẻ,…

du-lich-thanh-dia-my-son-an-gi
Món mì Phú Chiêm được nhiều người yêu thích

Bánh đập: Loại bánh này tương tự như bánh tráng. Bánh đập có 2 loại là bánh đập khô được nướng lên cho thơm giòn và bánh đập ướt. Khi ăn sẽ chấm cùng nước mắm nguyên chất kèm ớt tươi.

Bánh bèo: Bánh bèo ở khu thánh địa Mỹ Sơn mang nét đặc trưng riêng, khác biệt so với bánh bèo ở miền Tây hay Huế. Bánh bèo ở đây được làm từ bột trộn nhân thịt, nấm, mộc nhĩ hoặc tôm ăn kèm cùng với nước chấm với các loại rau sống.

Với các thông tin có trong bài viết “Thánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh nào? Xây dựng năm nào? Có gì thú vị?” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu đến Quảng Nam bạn đừng quên ghé địa điểm du lịch nổi tiếng, linh thiêng này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *