Cách bày gà cúng quay ra ngoài hay vào trong là đúng?

Gà là tượng trưng của điều lành, dự báo tương lai, gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước nên trong các mâm cỗ, lễ cúng của người Việt luôn có. Khi bày mâm lễ, có rất nhiều người thắc mắc về cách bày gà cúng, không biết nên hướng ra ngoài hay vào trong. Để có câu trả lời chính xác, quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org

Tại sao cúng gà trống vào ngày lễ, Tết?

Hầu hết, trong các mâm cỗ cúng ông bà tổ tiết, lễ tết, cưới hỏi đều có một đĩa xôi và một con gà. Từ xưa, gà là một loài vật thân thiện với con người, tiếng gà gáy giống như một chiếc đồng hồ báo thức, giúp mọi người bắt đầu một ngày làm việc mới.

Theo TS Trần Thị Thu Thủy (đang công tác tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) cho biết, gà là điềm lành, dự báo tương lai,….Đầu năm, có nhiều dân tộc sinh sống ở Việt Nam thường đặt mua gà. 

Gà luộc xuất hiện trong hầu hết các mâm cỗ của người Việt
Gà luộc xuất hiện trong hầu hết các mâm cỗ của người Việt

Gà trống là loại gà được sử dụng nhiều nhất trong các mâm cúng của người Việt. Gà trống có nhiều màu sắc, được cho là gà quý, báo hiệu khi trời mưa, báo hiệu mùa màng bội thu. Mặt khác, gà trống choai còn được gọi là gà giò, tiếng gáy rõ nhịp chuyển vần của mặt trời, ngày đêm tiếp nối. Không những thế, ở phương đông chữ Kê chỉ gà đồng nghĩa với điềm lành. Vẻ đẹp ngũ sắc và dáng đi oai phong của gà trống còn được ví như ngũ đức:

  • Đức thần dân (mào)
  • Đức
  • Quân nhân (cựa)
  • Đức dũng cảm (tính chiến đấu)
  • Tốt bụng (luôn nhường thức ăn cho gà mái)
  • Đáng tin cậy (tiếng gáy luôn chính xác)

Sự cầu kỳ trong việc lựa chọn gà trống để cúng thể hiện ước vọng của người Việt về một năm mới tốt lành, an khang, thịnh vượng.

Đặt gà cúng sao cho đúng? Cách bày gà cúng trên bàn thờ

Tùy theo từng không gian sẽ có cách bày gà cúng phù hợp, cụ thể:

Cách bày gà cúng tất niên

Cúng tất niên đặt gà quay vào hay quay ra? Theo một số chuyên gia văn hóa, gà cúng đặt trên bàn thờ gia tiên nên quay đầu gà về hướng bát hương. Đặt đầu gà hướng ra ngoài nhìn đẹp hơn nhưng không mang ý nghĩa tâm linh, có nghĩa là gà không chịu chầu, không có sự thành kính. Gà cúng gia tiên nên đặt ở tư thế chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên, há miệng bởi đây được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng, gà cúng gia tiên đầu hướng nào cũng được.

Cách bày gà cúng giao thừa

Cách bày gà cúng giao thừa
Cách bày gà cúng giao thừa

Gà cúng giao thừa cần phải đặt đầu hướng ra ngoài phía đường để đón quan Hành khiến cai quản năm mới. Ngoài ra, việc đặt gà cúng giao thừa hướng ra ngoài còn có ý nghĩa là gọi mặt trời chiếu vào nhà để mọi thứ đều sáng sủa, mới mẻ và thuận lợi trong năm mới. Gà cúng đêm giao thừa phải là gà trống hoa, khỏe mạnh, màu lông đỏ hoặc vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng,…và quan trọng là chưa đạp mái.

Cách đặt gà cúng Thần Tài – Thổ Địa

Tương tự như cách bày gà cúng trên bàn thờ gia tiên, gà cúng trên bàn thờ Thần Tài cũng đặt nguyên con trên đĩa. Miệng gà ngậm một bông hoa hồng đỏ, đầu gà cúng quay ra hướng cửa chính, hướng đón quan Hành.

Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Những lễ vật cần chuẩn bị

Gà cúng nên để nguyên con hay chặt miếng?

Theo ông Hà Thanh – Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông, khi cúng gà lễ thì nên để nguyên cả con gà trống, vừa đẹp mắt, vừa nghiêm cẩn. Với gà mái, có thể chặt miếng, nhưng khi bày đĩa thì không được đẹp mắt, giảm bớt đi sự nghiêm cẩn. Nếu chặt miếng, phải để gà nguội mới chặt để miếng thịt gà gọn mắt. Không nên chặt khi gà còn nóng sẽ bị bắn bẩn xung quanh, thịt gà nát. Không nên dùng thịt gà quay, rán, ninh, om vì cả hình thức và màu sắc đều không đẹp, mất cân đối.

Gà cúng giao thừa, tất niên nên để cả con
Gà cúng giao thừa, tất niên nên để cả con

Với các thông tin có trong bài viết trên đây về cách bày gà cúng, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *