Unicorn là thuật ngữ không còn xa lạ trong giới startup, trở thành một trong những biểu tượng cho sự thành công. Vậy, Unicorn là gì? đặc tính và định giá doanh nghiệp unicorn như thế nào? Tất cả sẽ có trong những nội dung thông tin chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org
Nội dung bài viết
Unicorn là gì? Nghĩa của từ unicorn là gì?
Unicorn có nghĩa là kỳ lân. Kỳ lân là loài vật trong trí tưởng tượng, là một chú ngựa có sừng mọc trên đầu. Trong truyền thuyết thì unicorn còn có cả cánh bay được. Con thú quý hiếm này có những đặc tính tuyệt vời, là nguồn cảm hứng để gắn biệt danh cho các công ty startup xuất sắc. Giống như phương Đông có những loại linh thú như Long, Ly, Quy, Phượng còn ở phương Tây, kỳ lân được xem là phúc thần, loài linh thú mang tới sự may mắn cho con người.
Unicorn là con vật quý hiếm có những đặc tính tuyệt vời, được biết đến với sự dũng cảm, mạnh mẽ, mưu trí, may mắn nên được coi là niềm cảm hứng và biểu tượng của nhiều lĩnh vực khác nhau.
Startup unicorn là gì? Unicorn startup là gì?
Startup unicorn hay unicorn startup có nghĩa là kỳ lân công nghệ, được sử dụng để chỉ những startup lớn mạnh, những công ty khởi nghiệp có mức giá trị từ 1 tỷ đô la trở lên. Thuật ngữ unicorn xuất hiện lần đầu tiên trong giới startup vào năm 2013, trên trang viết của công nghệ TechCrunch. Trong bài viết đó, tác giả Aileen Lee đã tìm kiếm và đưa ra danh sách các công ty khởi nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian ngắn.
Vào thời điểm bài báo được xuất bản Aileen Lee đã tìm thấy 39 con kỳ lân đáp dứng được tiêu chí khởi nghiệp công nghệ mới có giá trị trên 1 tỷ USD được thành lập sau năm 2003. Từ đó, unicorn được sử dụng là thuật ngữ chỉ những doanh nghiệp startup có tốc độ tăng trưởng cao, khởi đầu và phát triển quá nhanh.
Doanh nghiệp ngày nay khởi nghiệp ngày càng phát triển, các nhà đầu tư lớn thúc đẩy doanh thu, tái đầu tư vào doanh nghiệp mới triển vọng. Nhờ đó, quỹ đầu tư cũng được mở rộng, đòi hỏi tạo ra lợi nhuận ngày càng lớn. Bởi vậy, startup unicorn được coi là biểu tượng của nhiều công ty khởi nghiệp như để khẳng định chất lượng và thu hút thêm nguồn lực.
4 Lý do Unicorn là biểu tượng của startup
Sự thành công của doanh nghiệp startup phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau cũng như cách đánh giá, sự công nhận của mỗi người. Nhưng về cơ bản, thành công của doanh nghiệp là sự hiếm có, đi đầu, có tầm nhìn phát triển và được công nhận.
Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm, unicorn được coi là dấu mốc đánh giá có thể đạt được nó. Được coi là những thành công của người mới vào nghề. Khi giới công nghệ tung ra sản phẩm mới có thể “thay đổi thế giới”, unicorn chính là biểu trung của những khao khát vươn đến những đỉnh cao của con người.
Những lý do unicorn trở thành biểu tượng của startup đó là:
Đột phá đổi mới: Đột phá mới trong lĩnh vực hoạt động là yếu tố quan trọng nếu muốn khẳng định vị trí của công ty unicorn. Ví dụ như Uber đã thay đổi cách đi lại của mọi người.
Người tiên phong: Startup unicorn là người đi đầu trong lĩnh vực, người đi đầu bao giờ cũng là người hiểu rõ nhất cách để tạo ra nhu cầu, từ đó đổi mới và đi trước đối thủ cạnh tranh.
Công nghệ hiện đại: Công nghệ đang là xu hướng dẫn đầu trong nền kinh tế. Hiện nay, đa số các công ty khởi nghiệp unicorn đều phát triển theo hướng công nghệ.
Tập trung vào khách hàng: Hãy để sản phẩm của bạn trở thành một phần của cuộc sống người dùng. Thay vì tập trung vào số lượng thì hãy tập trung vào trải nghiệm người dùng để có những thay đổi, phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện nay.
Thành công của doanh nghiệp unicorn đến từ đâu?
Tiến bộ công nghệ
Theo thống kê, các công ty kỳ lân đều áp dụng công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến. Họ đầu tư rất mạnh vào R&D – nghiên cứu phát triển để hoàn thiện trải nghiệm của người dùng.
Chính từ sự đầu tư này mà các startup công nghệ phát triển nhanh chóng, trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực của họ. R&D không chỉ ở giai đoạn khởi sự mà ngay cả thời điểm được xem là một unicorn thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư nguồn lực để phát triển.
Phát triển thần tốc
Đa số, các nhà mạo hiểm đều áp dụng chiến lược phát triển thần tốc ở các startup unicorn. Các chiến lược này bao gồm: gọi vốn, quản lý giá để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, nếu không đi nhanh, các startup dễ bị đào thải. Do đó, các doanh nghiệp kỳ lân đều tập trung vào giai đoạn đầu kêu gọi đầu tư, cải thiện tính năng và trải nghiệm người dùng.
Sáp nhập mua lại
Các unicorn đôi khi không xuất phát từ con số 0 mà là do mua lại từ các công ty khác. Điển hình các công ty lớn như Apple, Facebook, Google. Mục tiêu duy nhất đó chính là gia tăng sức mạnh của công ty kỳ lân. Cách làm này sẽ giúp hạn chế tối đa đối thủ cạnh tranh khác ngay cả khi công ty này mới manh nha phát triển.
Tăng vốn đầu tư
Báo cáo ghi nhận, tuổi thọ trung bình của các công ty unicorn trước khi cổ phần hóa tăng lên từ 4 đến 11 năm. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng lượng vốn tư nhân cho các công ty này. Việc huy động vốn được diễn ra liên tục trong các vòng gọi vốn từ quỹ đầu tư. Toàn bộ số tiền sẽ được sử dụng để phát triển sản phẩm, tiếp thị quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ngăn chặn IPO
Qua nhiều vòng gọi vốn, các unicorn sẽ không cần phải thông qua IPO (Initial Public Offering – phát hành cổ phiếu lần đầu). Việc điều vốn sẽ làm mất đi giá trị của công ty vì chúng có xu hướng định giá thấp. Ngược lại, nhà đầu tư sẽ quan sát, phân tích và đưa ra quyết định. Thay vào đó, các nhà đầu tư sẽ chủ động rót vốn, gia tăng sở hữu để thu lợi nhuận cao khi doanh nghiệp phát triển.
Định giá công ty unicorn là gì?
Giá trị của công ty unicorn thường dựa vào cơ hội tăng trưởng, sự phát triển dự kiến trong dài hạn đối với thị trường tiềm năng của startup đó. Việc định giá unicorn thường đến từ các vòng tài trợ của công ty đầu tư mạo hiểm lớn vào các công ty mới thành lập. Điều này có nghĩa là định giá của các startup không liên quan gì tới hoạt động tài chính. Thực tế, nhiều công ty không tạo ra lợi nhuận ngay khi mới hoạt động.
Một định giá cuối cùng và quan trọng khác đối với những công ty khởi nghiệp đó chính là khi được công ty quy mô nhỏ mua lại và đưa ra định giá. Ví dụ khi Unilever mua Dollar Shave Club và Facebook mua Instagram với giá 1 tỷ đô la đã biến Dollar Shave Club và Instagram thành kỳ lân một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để đưa ra mức định giá cho các công ty tăng trưởng cao trong vòng tài trợ, các công ty đầu tư mạo hiểm phải đánh giá xác định tiềm năng, cơ hội mà quyết định đầu tư mang lại.
Định cỡ thị trường
Để đánh giá tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của một công ty, cần có những phân tích chi tiết về thị trường mục tiêu. Khi công ty hoặc nhà đầu tư xác định quy mô thị trường cần phải xem xét một số yếu tố sau:
- Xác định phân khúc của thị trường
- Định cỡ thị trường từ trên xuống
- Phân tích từ dưới lên
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi thị trường được ước tính một cách hợp lý, dự báo tài chính có thể được đưa ra dựa trên quy mô thị trường và mức độ của công ty để phát triển trong một khoảng thời gian nhất định.
Ước tính tài chính
Để đánh giá đúng mức giá trị của công ty sau khi hoàn thành dự báo doanh thu cần phải hoàn thành dự báo về tỷ suất lợi nhuận hoạt động, phân tích các khoản đầu tư vốn cần thiết và lợi nhuận trên vốn đầu tư để đánh giá mức tăng trưởng, lợi nhuận tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Các giả định về nơi công ty có thể phát triển cần phải thực tế nếu muốn các công ty đầu tư mạo hiểm đưa ra mức định giá công ty mong đợi. Các nhà đầu tư mạo hiểm biết rằng các khoản thanh toán cho đầu tư của họ sẽ không thành hiện thực trong 5 – 10 và họ muốn đảm bảo ngay từ đầu rằng các dự báo tài chính là thực tế.
Đánh giá thực tế
Với những dự báo tài chính được đưa ra, nhà đầu tư cần biết công ty được định giá như thế nào ở thời điểm hiện tại. Có 3 phương pháp định giá phổ biến nhất đó là:
- Phân tích dòng tiền chiết khấu
- Phương pháp so sánh thị trường
- Các giao dịch có thể so sánh được
Các nhà đầu tư có thể định giá cuối cùng từ các phương pháp và số vốn họ cung cấp cho một tỷ lệ vốn sở hữu trong một công ty sẽ trở thành định giá cuối cùng cho công ty khởi nghiệp. Tài chính của đối thủ cạnh tranh, các giao dịch trước đó là cơ sở quan trọng để định giá công ty startup unicorn.
TOP quốc gia có nhiều công ty unicorn nhất
Tính đến tháng 7/2022, có tổng cộng 1.100 công ty được xếp hạng vào nhóm unicorn dựa theo thống kê của CBInsight. Mỹ là quốc gia chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đó là Trung Quốc.
- Mỹ: Đứng đầu danh sách Unicorn là Uber (69 tỷ), Airbnb (30 tỷ), Snapchat (18 tỷ), Wework (16.9 tỷ).
- Trung Quốc: Có 16 công ty được xếp vào hàng ngũ kỳ lần, trong đó có Xiaomi (46 tỷ), Didi Chuxing (33.8 tỷ), Lu.com, China Internet Plus Holding và DJI Innovations.
- Ấn Độ: Quốc gia này có Flipkart (16 tỷ), Snapdeal (7 tỷ), Olacabs (5 tỷ), Paytm (4.83 tỷ), Hike (1.4 tỷ).
- Anh: Ghi nhận 3 công ty là Global Switch (6.02 tỷ), Oxford Nanopore Technologies (1.55 tỷ) và Farfetch (1.5 tỷ).
- Hàn Quốc: Có 3 công ty về Game và Mobile, cụ thể Yello Mobile (4 tỷ USD), CJ Games (1.79 tỷ USD) và Coupang (5 tỷ).
- Đức: có Delivery Hero (3.1 tỷ), Hellofresh (2.09 tỷ), và CureVac (1.65 tỷ).
- Singapore: Có 2 công ty là Garena (3.75 tỷ) và Grab Taxi (3 tỷ).
- Thụy Điển: Có Spotify (8.53 tỷ) và Klarna (2.25 tỷ).
Mong rằng, các thông tin có trong bài viết “Unicorn là gì? 4 lý do Unicorn là biểu tượng của startup” sẽ giúp ích với bạn. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.