Tư hữu là gì? Chế độ tư hữu là gì? Xuất hiện khi nào?

Tư hữu xuất hiện khiến cho xã hội nguyên thủy đã khiến cho mối quan hệ cộng đồng bị phá vỡ, gia đình phụ hệ xuất hiện, thúc đẩy sự phân biệt giàu – nghèo. Vậy, tư hữu là gì? chế độ tư hữu xuất hiện khi nào? ảnh hưởng của chế độ tư hữu như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong nội dung chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org

Tư hữu là gì?

Tư hữu có nghĩa là gì? Theo từ điển tiếng Việt, tư hữu thuộc quyền sở hữu của cá nhân, khác biệt với công hữu. Nói cách khác, tư hữu thuộc về quyền sở hữu cá nhân, phân biệt với công hữu thuộc quyền sở hữu của xã hội hoặc tập thể. Tư hữu bao gồm chế độ tư hữu, quyền tư hữu, ruộng đất tư hữu. Tư hữu chính là nguyên nhân sinh ra giai cấp và các quan hệ đối kháng giai cấp, sinh ra nhà nước, quyền lực nằm trong tay giai cấp thống trị.

Tư hữu thuộc về quyền sở hữu cá nhân
Tư hữu thuộc về quyền sở hữu cá nhân

Chế độ tư hữu là gì? Quyền tư hữu là gì?

Chế độ tư hữu là việc chiếm hữu riêng của một số bộ phận giai cấp vì mục đích cá nhân. Trong nền kinh tế, tài sản được gọi là quyền sở hữu (quyền đối với số tiền thu được từ tài sản) và kiểm soát tài nguyên, hàng hóa.

Quyền tư hữu là các cấu trúc thực thi xã hội về mặt lý thuyết trong kinh tế với mục đích xác định cách sử dụng, sở hữu tài nguyên hoặc kinh tế.

Bản chất tư hữu là gì? Chế độ tư hữu xuất hiện khi nào?

Nguyên nhân xuất hiện tư hữu trong xã hội nguyên thủy đó là do của cải dư thừa. Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng” vì chúng ta sống theo cộng đồng, dựa vào nhau.

Sự hợp tác lao động, sự công bằng và bình đẳng về hưởng thụ trong xã hội nguyên thủy một phần là do đời sống còn thấp. Nhưng khi có sản phẩm dư thừa thì lại có sự thay đổi. Năng suất lao động tăng lên, của cải làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa nhưng lại không được chia đều mà nằm trong tay gia đình tộc trưởng, tù trưởng, thủ lĩnh quân sự.

Tư hữu xuất hiện trong xã hội nguyên thủy
Tư hữu xuất hiện trong xã hội nguyên thủy

Một số người là chỉ huy dân binh, chuyên trách về nghi lễ hoặc điều hành công việc chung của thị tộc đã lợi dụng chức phật để chiếm đoạt một phần sản phẩm của xã hội cho riêng mình khi dùng cho công việc chung.

Dần dần, xã hội thị tộc bị phân hóa giàu – nghèo do lương thực và thực phẩm dư thừa, người ta không giết tù binh bắt được trong các cuộc xung đột mà giữ lại làm lao động cho thị tộc. Lúc đầu, họ làm những công việc chung cho cả thị tộc, dần dần một số người đã lợi dụng chức vụ, uy tín bắt những tù binh phục vụ cho riêng mình. Tù binh biến thành nô lệ cho các gia đình quý tộc, quan lại, xuất hiện chế độ tư hữu.

Ảnh hưởng của chế độ tư hữu đối với xã hội nguyên thủy

Chế độ tư hữu đã làm biến đổi bản chất, cơ chế của xã hội nguyên thủy. Những thay đổi được thể hiện qua những đổ vỡ, các biến đổi về bản chất, cụ thể:

  • Mối quan hệ cộng đồng thân tộc bị phá vỡ
  • Trong gia đình, các mối quan hệ cũng có sự thay đổi rõ rệt, gia đình mẫu hệ bị thay đổi bởi gia đình phụ hệ.
  • Lao động trong từng gia đình bị phân chia, không còn chế độ làm chung hưởng chung một cách công bằng. Vậy nên, gia đình nhiều lao động sẽ có nhiều của cải và ngược lại gia đình ít lao động sẽ có ít của cải.
  • Người nắm giữ nhiều chức quyền sẽ giữ nhiều của cải dư thừa của xã hội, tạo nên sự phân biệt giàu nghèo, xã hội có sự phân hóa giai cấp.
  • Xã hội bộ lạc, thị tộc với lối sống sinh hoạt cộng đồng, tôn sùng nguyên tắc công bằng bị phá vỡ. Con người bước vào một xã hội có giai cấp, đó là xã hội cổ đại.

Nhận thức là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Có thực mới vực được đạo là gì? Liên hệ bản thân

Chế độ tư hữu dưới góc nhìn của pháp luật

Chế độ tư hữu là tư liệu sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa

Tư liệu sản xuất là các yếu tố đầu vào, phục vụ cho mục đích sản xuất sản phẩm mang giá trị cao, lợi ích kinh tế lớn. Theo đó, tư liệu được nhận định là nguyên liệu, công cụ lao động, lực lượng sản xuất, tài nguyên tự nhiên, vốn đầu tư,…

Chế độ tư hữu là tư liệu sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa
Chế độ tư hữu là tư liệu sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa

Ở mỗi phạm vi xã hội, tư liệu sản xuất được nhận diện khác nhau. Trong nông nghiệp, tư liệu sản xuất là cuốc xẻng, đất đai. Trong công nghiệp là nhà máy, hầm mỏ còn trong xã hội tri thức thì là văn phòng, máy tính.

Các tư liệu này đều có quyền sở hữu, giữ vai trò quan trọng trong việc phân loại ra hệ thống kinh tế riêng biệt. Khái niệm tư liệu sản xuất còn được hiểu theo một cách khác là những yếu tố sản xuất không bao gồm vốn, con người.

Chủ nghĩa Mác đưa ra quan điểm về việc xóa bỏ chế độ tư hữu là việc cực kỳ quan trọng. Ông thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình trong Bản thảo kinh tế – triết học 1844, chế độ tư hữu làm cho con người ta trở nên tha hóa. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tư hữu làm cho giá trị người lao động không khác nào máy móc, không phát huy được sức mạnh bên trong.

Quyền tư hữu có vai trò gì?

Quyền tư hữu cũng ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển kinh tế. Nếu thực thi được quyền tư hữu một cách bài bản thì có thể tạo ra động lực để người lao động có tinh thần tham gia vào hoạt động kinh tế, xây dựng thị trường sôi động, hiệu quả.

Với các thông tin có trong bài viết “Tư hữu là gì? Chế độ tư hữu là gì? Xuất hiện khi nào?” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi bạn trong thời gian ngắn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *