Tiềm thức là gì? Đặc điểm, chức năng và cách làm chủ tiềm thức

Tiềm thức là gì? Sức mạnh tiềm thức là gì? Tâm trí của con người được chia làm 2 phần chính đó là tiềm thức và ý thức. Ý thức được hình thành và quyết định thông qua hiện thực khách quan, phản ánh từ não trong khi đó tiềm thức là một bí ẩn chưa thể khai phá. Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của ruaxetudong.org

Tiềm thức là gì?

Tiềm thức là một khái niệm khá trừu tượng, có rất nhiều điều bí ẩn mà chưa một ai có thể giải đáp hay hiểu rõ chức năng của nó. Cho đến nay, có rất nhiều nhà khoa  học đã nghiên cứu và tìm hiểu về chức năng, công dụng của tiềm thức. Vậy, tiềm thức có nghĩa là gì?

  • Tiềm: Được hiểu là sự tiềm ẩn, tiềm tàng ẩn sâu ở bên trong
  • Thức: Chỉ sự nhận thức hoặc sự thức tỉnh
Tiềm thức là thuật ngữ được sử dụng để nói về quá trình diễn ra trong tâm lý con người
Tiềm thức là thuật ngữ được sử dụng để nói về quá trình diễn ra trong tâm lý con người

Tiềm thức là khái niệm được sử dụng để chỉ quá trình diễn ra ở trong tâm lý của con người. Tiềm thức được hiển thị rõ trong tâm trí mỗi người nhưng lại không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào. Hiểu đơn giản, tiềm thức là “khu vực” thuộc tâm lý con người, giữ vai trò phân tích và lưu trữ các thông tin cho những phản xạ vô điều kiện. Tiềm thức cũng chính là một phần ẩn sâu trong tâm trí mà không ai có thể tự mình nhận biết được nó.

Tiềm thức của mỗi người chỉ chấp nhận, khắc ghi những gì bạn tin một cách có ý thức. Sẽ không thể tự suy luận hay tranh luận với ai. Do đó, mỗi suy nghĩ tiêu cực hay tích cực của bạn đều được coi là hạt giống hình thành nên tiềm thức của bạn. Tiềm thức có thể tự kết nối các quy luật của tự nhiên, đưa ra các giải pháp tức thì để thực hiện ý đồ đó.

Đặc điểm của tiềm thức là gì?

Tiềm thức có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Cho khả năng xử lý được mở rộng hơn bình thường
  • Tạo cho con người khả năng xử lý hàng trăm việc cùng một lúc
  • Trí nhớ được kéo dài, bạn có thể ghi nhớ được tất cả các kinh nghiệm, kiến thức, thái độ, niềm tin trong quá khứ.
  • Tăng khả năng di chuyển của người bình thường
  • Xử lý một khối lượng thông tin cực lớn trong ngày, mức xử lý trung bình khoảng 4 tỷ mẫu/ngày.

Mục tiêu của chúng ta là phải làm sao để học được phần lớn nguồn sức mạnh ở trong tiềm thức, sử dụng nó để phục vụ cho lợi ích của bản thân. Mỗi ngày, chúng ta tạo ra một khoảng trống để “đăng ký” với tiềm thức tinh thần mình. Một khoảng thời gian yên tĩnh không có yếu tố bên ngoài tác động sẽ giúp ta có được sự gắn kết với con người thực của bản thân.

Tiềm thức có thể sẽ đưa chúng ta đến nơi chúng ta muốn đến, giúp ta đạt được mục tiêu trong cuộc sống một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn so với ý thức. Chính vì thế, bằng cách kết nối, sử dụng vận tốc, sức mạnh hay sự lanh lợi đáng kinh ngạc của tiềm thức giúp ta bắt đầu sử dụng luật hấp dẫn một cách có chủ ý, tạo ra một kết quả tốt.

Tiềm thức hình thành từ những yếu tố nào?

Từ những trải nghiệm vui buồn, bài học kinh nghiệm sẽ được tổng hợp, giữ lại trong tiềm thức mà ý thức của bạn sẽ không hề biết đến. Cho đến một thời điểm nào đó, ý thức của bạn sẽ quên đi trải nghiệm đó nhưng lại biểu hiện ra tính cách, hành vi của bạn.

Tiềm thức được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau
Tiềm thức được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau

Tiềm thức chứa đựng mọi thứ ở trong tâm chí và đó là những thứ mà ta không thể ý thức được. Ví dụ như bạn ngừng đọc sách và lắng nghe những âm thanh xung quanh, những âm thanh mà bạn không hề ý thức được cho đến thời điểm hiện tại.

Một số thứ khác ở trong tiềm thức có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta, nó giống như việc bạn không để ý rằng mình đang bồn chồn cho tới khi ai đó nhắc bạn hãy đừng bồn chồn nữa.

Có thể nói, tiềm thức hình thành từ các hành vi, tính cách của bạn.

Chức năng của tiềm thức là gì?

Tiềm thức thực hiện những chức năng sau:

Bảo tồn cơ thể: Một trong những mục tiêu quan trọng đó là sự sống còn của cơ thể lý tính. Nó sẽ đấu tranh để chống lại bất kỳ điều gì được coi là hiểm họa đối với sự sống còn. Bởi vậy, nếu cơ thể bạn muốn từ bỏ một hành vi thì hãy cho tiềm thức của bạn thấy hành vi đó có hại đối với cơ thể.

Điều khiển cơ thể: Tiềm thức đảm nhiệm tất cả các chức năng thể lý cơ bản như thở, nhịp tìm, hệ miễn dịch,…Thay vì bảo với tiềm thức sức khỏe của bạn hoàn hảo thì hãy cố gắng lắng nghe và hỏi xem nó biết gì về sức khỏe và bạn cần làm gì để có được điều đó.

Giao tiếp thông qua cảm xúc, hình tượng: Để thu hút sự chú ý, tiền thức sử dụng cảm xúc. Chẳng hạn, bạn cảm thấy sợ hãi, tiềm thức của bạn đã phát hiện và có thể đúng nhưng cũng có thể sai rằng sự sống của bạn có thể đang bị đe dọa. Do đó, khi bất an, lo lắng về điều gì đó thì đó chính là hệ quả của hoạt động tiềm thức đang điều khiển, chi phối cảm xúc, suy nghĩ của bạn chứ không phải là thực tế đang diễn ra.

Lưu trữ và tổ chức trí nhớ, ký ức: Kết quả của một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tiềm thức là một trong số các nhân tố có vai trò quyết định, xem kí ức của bạn đặt ở vị trí nào thì nó có xu hướng cất giấu ký ức tồi tệ và giúp bạn dễ dàng ghi nhớ, hồi tưởng về ký ức tốt đẹp, hạnh phúc ở trong quá khứ.

Lưu trữ và tổ chức trí nhớ, ký ức
Lưu trữ và tổ chức trí nhớ, ký ức

Không xử lý thể phụ định: Tiềm thức nắm giữ một chức năng quan trọng, ảnh hưởng tích cực đối với con người và đó cũng chính là việc tiếp nhận hình ảnh tốt hơn là từ nữ. Do đó, để tiềm thức có thể tiếp nhận một điều gì đó bạn hãy thể hiện nó thông qua hình ảnh chân thực nhất.

Tạo dựng các liên kết, hỗ trợ cho quá trình học tập: Tiềm thức là một thể vô hình nhưng đóng vai trò quan trọng và được coi là chủ chốt trong tâm trí của mỗi người. Tiềm thức luôn ở trạng thái cảnh giác, tìm mọi cách để rút kinh nghiệm thông qua trải nghiệm cuộc sống. Đồng thời, nó cũng sẽ cảnh báo những trạng thái như căng thẳng hay là khi bạn bắt đầu một điều gì mới lạ.

Phân biệt tiềm thức với ý thức, vô thức

Tiềm thức và vô thức 

Vô thức là giai đoạn sâu nhất của tiềm thức và tâm trí là giai đoạn ở giữa. Tâm trí có vô thức và tâm trí có ý thức. Tâm trí vô thức chứa đựng các suy nghĩ, ký ức đã bị kìm nén. Tâm trí vô thức khó có thể tiếp nhận vì nhận thức của một người với những gì nắm giữ được coi là rất thấp. Để nhận biết hay đưa ra thứ gì đó từ tâm trí vô thức thì ta cần phải có kỹ thuật, liệu pháp riêng.

Tiềm thức và ý thức

Ý thức được coi là “người gác cổng” trong tâm trí của mỗi con người nên chúng ta cần có sự chọn lọc các thông tin, âm thanh, hình ảnh,…một cách nhanh nhất. Đó là các thông tin dữ liệu được hình thành từ kiếp trước, từ cha mẹ cho đến khi sinh ra và lớn lên ở thời điểm hiện tại. Tiềm thức là yếu tố quyết định đến hành động của con người nên cần có sự giao tiếp, thuyết phục nếu chúng ta muốn tạo ra từ kết quả bên ngoài.

Vận dụng sức mạnh tiềm thức như thế nào?

Mỗi khi chúng ta thử sức với những điều mới mẻ thì sẽ luôn nhận thấy vai trò của tiềm thức, luôn cố gắng níu kéo con người quay lại vùng an toàn. Khi đó bạn sẽ cảm thấy bất an, lo lắng, căng thẳng. Khi áp dụng một điều mới mẻ hay một chiến lược quản lý thời gian thì bạn sẽ gặp khó khăn, trở ngại. Nhưng khi làm điều gì đó quen thuộc thì tiềm thức sẽ lập trình một cách tích cực, giúp bạn hoàn thành xuất sắc.

Sức mạnh tiềm thức giữ một vai trò quan trọng
Sức mạnh tiềm thức giữ một vai trò quan trọng

Thực tế cũng đã chỉ ra rằng, người thành đạt luôn sẵn sàng và cố gắng để vượt qua ngưỡng an toàn của bản thân để thử sức với những điều mới mẻ. Nếu chỉ lẩn quẩn trong vùng an toàn thì sẽ luôn đi theo lối mòn, ngày càng trở nên thụt lùi và khó có thể thành công. Vậy nên, khi bắt đầu với công việc mới bạn hãy chi phối cảm xúc của mình, đối diện với sự căng thẳng, không thỏa mái. Từ đó, bạn mới có thể cải thiện năng lực của bản thân, hình thành nên vùng an toàn mới.

Bạn hãy tìm hiểu kỹ các thói quen của người thành công để mở rộng, nâng cao phạm vi an toàn. Đây cũng là cách giúp bạn rút ngắn được thời gian, trải nghiệm và tiết kiệm được thời gian lên kế hoạch. Nhờ đó, bạn giải quyết được sức mạnh của hành vi, giúp bạn đi tới vòng an toàn dễ dàng hơn.

Khi đã hiểu sức mạnh tiềm thức của bản thân sẽ giúp bạn tự tin hơn, có nhiều niềm tin và động lực. Chính vì thế, khi gặp những điều mới lạ bạn sẽ không cảm thấy lo lắng, căng thẳng hay sợ hãi như trước nữa. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng theo đuổi ước mơ, đam mê và đạt được nhiều mục tiêu mới.

Đọc vị là gì? Bí quyết đọc vị bất kỳ ai để là người tinh tế

Với các thông tin chia sẻ trên đây về tiềm thức là gì, sức mạnh của tiềm thức là gì, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *