Sử thi là gì? Đặc điểm, phân loại và tác phẩm sử thi nổi tiếng

Sử thi là thuật ngữ không còn xa lạ với tất cả mọi người, được đề cập tới trong chương trình Ngữ văn THCS. Nếu bạn chưa biết sử thi là gì, đặc điểm, phân loại và những tác phẩm nổi tiếng thì đừng bỏ qua các thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org

Sử thi là gì?

Sử thi là các tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

su-thi-la-gi
Sử thi là cuốn “bách khoa toàn thư”

Hiểu một cách đơn giản, sử thi là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống của một dân tộc ở một thời kỳ đã qua. Thể hiện khát vọng về một dân tộc hạnh phúc, thịnh vượng; ca ngợi tình yêu, trí dũng của con người trước những thử thách của thiên nhiên, đấu tranh với cái ác,…

Sử thi nảy sinh, tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người. Không chỉ với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là pho tượng lịch sử, cuốn sách bách khoa toàn thư của cả dân tộc.

Đặc trưng của sử thi

Sử thi là thể loại văn học đặc biệt nên đặc điểm khác biệt với các thể loại văn học khác của Việt Nam và thế giới. Sử thi có các đặc điểm sau:

Nội dung: Một thiên tự sự rộng lớn, thường kể về các sự kiện trọng đại trong quá khứ của cộng đồng. Thể hiện quá trình vận động của tộc người qua các giai đoạn khác nhau.

Nghệ thuật

  • Các câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần
  • Nhân vật chính ở trong sử thi thường là các anh hùng có công lao với cộng đồng
  • Thời gian trong sử thi là thời gian của quá khứ, không gian sử thi là không gian chiến trận.
  • Giọng điệu hào hùng, ngợi ca, thành kính và thiêng liêng
  • Sử dụng các yếu tố như thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật dân gian (ước lệ, phóng đại,…)

Phân loại sử thi

Sử thi có 2 loại, đó là

Sử thi thần thoại

Là tập hợp các thần thoại cổ đại lẻ tẻ thành một chỉnh thể mà nhân vật trung tâm là các anh hùng văn hóa – người có công xây dựng, phát triển cộng đồng. Sử thi thần thoại được coi là bộ “bách khoa toàn thư” của một thời kỳ lịch sử hình thành đất nước, tộc người rất đồ sộ với hàng ngàn câu thơ.

nhan-vat-su-thi-la-ai
Nhân vật chính trong sử thi thần thoại là các anh hùng

Một số sử thi thần thoại tiêu biểu như:

  • Vẻ đẹp đất nước của người Mường
  • Cây nêu thần của người M’nông
  • Ẳm ệt luông của người Thái

Sử thi anh hùng

Nhân vật trung tâm trong sử thi anh hùng đó là những người hùng chiếu đấu bảo vệ thị tộc, mở mang phạm vi cư trú của dân tộc. Đồng thời cũng là người giỏi lao động, chinh phục thiên nhiên, tổ chức đời sống của cộng đồng. Sử thi anh hùng mang vẻ đẹp kỳ vĩ, toàn vẹn, không thể bắt chước được vì nó đã tạo ra kiểu “nhân vật anh hùng sử thi” với một vẻ đẹp riêng của một thời kỳ lịch sử.

Sử thi anh hùng hướng đến 2 đề tài chính đó là hôn nhất và chiến tranh.

Đến nay, chỉ mới phát hiện thấy sử thi Tây Nguyên với các cách gọi tên khác nhau đối với từng tộc người như khan (Ê-đê), Hơ-ri (Gia-rai),…Đó là những tác phẩm phản ánh xã hội Tây Nguyên ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền quốc gia. Trong các tác phẩm sử thi anh hùng thì sử thi Đăm Săn của người Ê – đê được biết đến nhiều nhất.

Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá của Việt Nam

Tây Nguyên là vùng đất huyền thoại, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số như Ê-đê, M’nông, Ba Na,…Trong kho tàng văn hóa phong phú của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh giá trị văn hóa, lịch sử thì không thể không nhắc tới giá trị của sử thi.

Sử thi Tây Nguyên là những áng anh hùng ca, theo ngôn ngữ dân tộc được gọi với nhiều tên khác nhau như Khan (đồng bào Ê- đê), Hom (đồng bào Ba Na), Ot Mrong ( đồng bào M’nông). Sử thi Tây Nguyên thể hiện qua 2 khía cạnh:

su-thi-tay-nguyen
Sử thi Tây Nguyên rất đa dạng và đồ sộ

Bức tranh toàn cảnh về Đồng bào dân tộc Tây Nguyên

Theo một số nhà nghiên cứu, sử thi Tây Nguyên ra đời vào khoảng thế kỷ XVI – khi xã hội Tây Nguyên có những thay đổi lớn do các cuộc chiến tranh ở buôn làng. Xét ở góc độ vĩ mô, sử thi Tây Nguyên có đến hơn 200 bộ được sưu tầm, ghi chép và đang được tổ chức biên soạn. Có thể nói, đây là một kho tàng văn học dân gian khổng lồ có thể so sánh với kho tàng thần thoại Hy Lạp.

Bên cạnh những tác phẩm sử thi riêng rẽ, độ dài vừa phải như Kinh Dú (5880 câu, Đăm Sam (2077 câu) thì còn có những tác phẩm sử thi liên hoàn gồm nhiều sáng tác liên quan đến nhau về nhân vật, phong cách thể hiện như Dông của người Ba Na, Dăm Diong của người Xê Đăng. Mỗi bộ sử thi liên hoàn gồm có khoảng 100 tác phẩm, có sự liên kết hoàn chỉnh và được chuyên gia đánh giá cao, sánh ngang với các tác phẩm nước ngoài như sử thi Ramayana, Kelevala,…

Sử thi Tây Nguyên phản ánh trung thực, sinh động đời sống sinh hoạt của cộng đồng, đấu tranh vì ý tưởng nhân văn cao cả mà sự kiện trung tâm là hình ảnh anh hùng thần thoại. Nội dung sử thi chứa đựng những biến cố to lớn của dân tộc, bức tranh của thời đại. Nhân vật anh hùng trong tác phẩm được xây dựng mang tính đại diện, biểu trưng cho cộng đồng; họ có dáng vóc, sức mạnh phi thường qua các cuộc đấu tranh dũng cảm,…

Sử thi Tây Nguyên là một bản anh hùng ca hoành tráng góp phần không nhỏ trong việc làm nên sự phong phú trong văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Sống đời sống riêng trong đời sống cộng đồng

Sử thi Tây Nguyên thuộc loại hình văn học truyền miệng nên ngôn ngữ thể hiện bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ lời nói văn vần, nghĩa là hình thức trung gian giữa ngôn ngữ thường ngày và ngôn ngữ thơ ca. Điều này cũng rất dễ hiểu vì các tộc người chưa có chữ viết thì văn học truyền miệng được thể hiện qua lời nói, truyền miệng để tiện cho việc dễ nhớ, dễ lưu truyền.

Ngôn ngữ của sử thi là ngôn ngữ ví von, giàu hình ảnh, nhạc điệu, mượn hình ảnh của cây cỏ, chim thú để nói về con người. Chính vì thế, dù văn bản có độ dài hàng trăm, hàng ngàn câu nhưng các cụ già vẫn thuộc lòng và ghi nhớ.

Sự khác biệt giữa sử thi Tây Nguyên với sử thi Mahabharata, thiên sử thi Shannara, sử thi Baahubali 2, sử thi Iliad,…đó là chúng chủ tồn tại trên sách vở hay hình thức nghệ thuật khác còn sử thi Tây Nguyên được lưu truyền trong nhân dân, được các thế hệ học hỏi,….Như vậy, sử thi Tây Nguyên vẫn sống một đời riêng trong lòng đời sống cộng đồng có nét độc đáo, vốn quý riêng.

Sử thi Tây Nguyên là văn hóa phi vật thể, sáng tạo, lưu truyền thông qua trí nhớ của người dân. Chỉ khi có dịp hội hè, cưới xin, mừng nhà mới, tiếp đón khách quý,…thì nghệ nhân mới hát kể sử thi. Có thể nói, sử thi gắn liền với nghệ nhân, sinh hoạt đồng nghĩa là gắn với con người và xã hội.

Các tác phẩm sử thi hay nên đọc

  • Sử thi Đăm Săn: Tóm tắt sử thi Đăm Săn thể hiện tinh thần quật cường, không bao giờ ngủ quên chiến thắng của dân làng Tây Nguyên với phong tục, tập quán gắn liền với dân tộc.
  • Sử thi Ramayana: Rama là nhân vật lý tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu, tác phẩm phản ánh hiện thực khách quan của con người trong giai đoạn này.
  • Sử thi Đẻ đất đẻ nước: Đẻ đất đẻ nước là hệ thống các thần thoại và truyền thuyết của dân tộc Mường nên rất đồ sộ. Tác phẩm giữ vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người Mường.
su-thi-duoc-nhieu-nguoi-yeu-thich
Sử thi đẻ đất đẻ nước được nhiều người yêu thích
  • Sử thi Mahabharata: Là một trong hai tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn của Ấn Độ.

Sử thi là một trong những thể loại văn học khó tiếp cận vì mức độ đồ sộ nhưng khi hiểu rõ thì bạn sẽ biết được văn hóa của dân tộc trong thời kỳ nhất định. Đến nay, những tác phẩm sử thi vẫn còn nguyên giá trị và trở thành di sản của đất nước, dân tộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *