Nguyên lý tảng băng trôi trong Văn học và ý nghĩa

Nguyên lý tảng băng trôi được đề cập tới trong tác phẩm văn học “Ông già và biển cả”. Đây là một trong những nội dung quan trọng, xuất hiện trong các bài kiểm tra, thi tốt nghiệp lớp 12. Vậy, nguyên lý tảng băng trôi là gì? ý nghĩa của nguyên lý tảng băng trôi như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong nội dung thông tin chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org

Nguyên lý tảng băng trôi là gì?

Tảng băng trôi là một hiện tượng vật lý
Tảng băng trôi là một hiện tượng vật lý

Trong khoa học, hiện tượng vật lý tảng băng trôi là một khối băng trôi tự do trên biển hay đại dương. Theo quy luật, các tảng băng trôi được tách ra từ các khối băng lục địa. Bản chất của các tảng băng trôi lần đầu tiên được lý giải bởi nhà khoa học người Nga Mikhail Lomonosov. Theo đó, khối lượng riêng của băng là 920kg/m³ còn khối lượng riêng của nước biển là 1025 kg/m³, gần 90% thể tích của tảng băng trôi dưới nước.

Có thể thấy rằng, tảng băng trôi dù có nổi trên biển thì cũng chỉ có một phần nổi và toàn bộ phần còn lại thì ngập trong nước.

Nguyên lý tảng băng trôi trong văn học là gì?

Nguyên lý tảng băng trôi trong văn học được dựa trên nguyên lý tảng băng trôi trong vật lý. Khi một tảng băng trôi trên đại dương sẽ có một phần nổi trên mặt nước còn bảy phần chìm khuất. Đây chính là cách nói hình ảnh đối với một tác phẩm văn học. Nhà văn không đưa ra phát ngôn trực tiếp mà sử dụng ngôn từ của mình, viết giản dị, xây dựng hình ảnh nhiều sức gợi để người đọc rút ra được phần ẩn sâu bên trong.

Nguyên lý tảng băng trôi xuất hiện trong tác phẩm “Ông già và biển cả”
Nguyên lý tảng băng trôi xuất hiện trong tác phẩm “Ông già và biển cả”

Nguyên lý tảng băng trôi trong tác phẩm văn học “Ông già và biển cả”, thông qua hình ảnh ông gia quật cường, bằng kỹ thuật điêu luyện đã chiến thắng con cá kiếm to lớn và hung dữ. Nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp “Hãy tin vào con người, con người có thể hủy diệt chứ không thể đánh bại, con người được sinh ra không phải dành cho thất bại. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, săn đuổi con cá kiếm trong tác phẩm là biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ, hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

Phân tích nguyên lý tảng băng trôi trong “Ông già và biển cả”

Ông già và biển cả là tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả Hêminguây, có trong chương trình Ngữ văn 12. Để hiểu rõ nguyên lý tảng băng trôi trong văn học, ruaxetudong.org sẽ phân tích chi tiết dựa trên tác phẩm văn học “Ông già và biển cả”.

Phần nổi của “tảng băng trôi”

Phần nổi của tảng băng trôi trong “Ông già và biển cả” là những gì nhìn thấy được. Văn bản ngắn ngon, đơn giản; lượng ngôn từ hạn hẹp nhưng truyền tải nhiều lớp nghĩa sâu xa. Nhân vật số lượng cũng không nhiều, là tác phẩm đơn giản kể về hoạt động câu cá. Tác phẩm có khoảng 100 trang (27.000 từ).

Nhà văn Macket nhận xét: “Những gì Hêminguây viết trong khoảng 100 trang sách đó những nhà văn khác có thể biến thành cuốn tiểu thuyết dày hàng nghìn trang”.

Phần chìm của “tảng băng trôi”

Phần chìm của tảng băng trôi
Phần chìm của tảng băng trôi

Phần chìm của nguyên lý tảng băng trôi được khai thác với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

Đọc tác phẩm theo triết lý về cái bi đát của nhà văn hiện sinh: Tác giả muốn khẳng định, cuộc đời của con người là một cuộc hành trình mệt nhọc và chẳng bao giờ tới đích. Vậy nên, ông lão dù có câu được con cá kiếm, chiến thắng nó nhưng cũng chẳng thể mang vào bờ.

Theo cái nhìn tiến bộ của các nhà phê bình Macxit: Đây là cuộc chiến của con người chống lại số phận. Khi con người nỗ lực phấn đấu thì sẽ không bị khuất phục.

Đọc tác phẩm dưới góc độ mỹ học: Hành động theo đuổi con cá là hành động thể hiện khát vọng của con người luôn tìm đến cái đẹp, cái lớn lao hơn dù kết quả nhận lại là một bi kịch. Cái tốt đẹp thì sẽ chẳng bao giờ bền lâu.

So sánh công việc câu cá với nghề viết văn: Khi so sánh nghề câu cá với nghề viết văn thấy được sự tương đồng giữa chúng. Câu cá cần sức lực, viết văn cần công lao và mục đích đều hướng đến việc câu được cá, kiếm được tiền, hoàn thành tác phẩm.

Các yếu tố hỗ trợ cho nguyên lý tảng băng trôi của Hêminguây

  • Độc thoại: Tác giả nhường lời cho nhân vật để khắc họa hình tượng nhân vật ngoài biển khơi, thủ pháp nghệ thuật nhường lời cho nhân vật. Khi lời độc thoại lấn át lời kể thì có nghĩa là tác giả để nhân vật tự lên tiếng, tự bộc lộ.
  • Hình tượng nhân vật: Hai nhân vật trái ngược nhau.
  • Ông lão: Vừa là người chiến thắng, vừa là người thua cuộc
  • Cậu bé Mandoli: Gắn với hình ảnh đẹp đẽ của ông lão, gợi nhớ về một thời trai trẻ => là sự tiếp nối của ông lão.
  • Tính biểu tượng:
  • Ông lão Santiago: Là biểu tượng của con người phi thường, chống lại khó khăn.
  • Con cá kiếm: Tượng trưng cho những khó khăn, thách thức của con người. Là thành quả lao động, khát vọng lý tưởng của con người và là biểu tượng của cái đẹp.
  •  Đàn cá mập: Tượng trưng cho khó khăn, thử thách ngáng trở con người đến với lý tưởng sống của mình. Nó là biểu tượng của cái xấu, điều đáng lên án.
  • Biển: Môi trường khó khăn, thách thức.

Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì? Giới thiệu về tác phẩm

Điển tích là gì? Điển cố là gì? Đặc điểm, ý nghĩa trong Văn học

Bất kỳ tảng băng nào cũng có phần nổi, phần chìm và cuộc sống của con người cũng như vậy. Ai cũng biểu hiện một phần nổi ra bên ngoài và bảy phần chìm thì ở bên trong. Hy vọng, các thông tin đề cập ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý tảng băng trôi. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *