Mưa ngâu là gì? Thời gian xuất hiện mưa ngâu vào tháng nào?

Mưa ngâu là kiểu thời tiết điển hình ở miền Bắc Việt Nam, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 8 dương lịch. Để biết mưa ngâu là gì? mưa ngâu là mưa to hay nhỏ?…quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin nào có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Mưa ngâu là gì? Mưa ngâu là mưa to hay nhỏ?

“Bước sang tháng Bảy rợp rờn mưa ngâu

Thương thay cho vợ chồng Ngâu

Cả năm chỉ mới gặp nhau một lần

Nữa là ta ở dưới trần

Cũng mong kết nghĩa tấn tần cùng nhau”

Mưa ngâu là tên gọi chung cho những cơn mưa xuất hiện vào tháng 7 âm lịch. Mưa ngâu là những cơn mưa không liên tục, không mưa lớn nhưng lại “rả rích”, mới mưa đó lại đã tạnh. 

Trong văn học, từ “sụt sùi” được sử dụng để chỉ những cơn mưa ngâu. Dân gian có câu “vào mùng 3, ra mùng 7” có nghĩa là sẽ có mưa vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch.

Mưa ngâu là những cơn mưa không liên tục, rả rích cả ngày
Mưa ngâu là những cơn mưa không liên tục, rả rích cả ngày

Giải thích hiện tượng mưa ngâu ở đồng bằng Bắc Bộ

Như thông tin đã đề cập ở trên, mưa ngâu là hiện tượng thời tiết phổ biến ở miền Bắc Việt Nam nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên nhân xuất hiện mưa ngâu đó là do sự hoạt động mạnh của rãnh xích đạo Bắc Ấn Độ Dương, khu vực biển Đông và bán đảo Đông Dương.

Khi hoàn lưu khép kín do rãnh xích đạo nằm xa khiến cho mây tập trung thành 2 dải bên rìa đường hội tụ trong rãnh gây ra mưa. Dải hội tụ này được gọi là dải hội tụ nhiệt đới. Dải hội tụ nhiệt đới phía Bắc gọi là tín phong Đông Bắc và phía Nam gọi là tín phong Tây Nam.

Nguyên nhân của mưa ngâu là do dải hội tụ nhiệt đới
Nguyên nhân của mưa ngâu là do dải hội tụ nhiệt đới

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nên miền Bắc Việt Nam xuất hiện kiểu thời tiết mưa dầm kéo dài. Những cơn mưa không lớn, kéo dài cả ngày nên dân gian gọi đó là mưa ngâu.

Mưa ngâu xuất hiện khi nào?

Tại Việt Nam, mưa ngâu thường xuất hiện vào tháng 7 âm lịch, bắt đầu từ ngày 3/7 đến ngày 7/7 rồi tiếp tục chu kỳ 7 ngày từ ngày 13, 23 âm lịch. Đó cũng chính là lý do vì sao dân gian xưa truyền tai nhau kinh nghiệm “vào mùng 3, ra mùng 7” để ám chỉ kiểu thời tiết mưa ngâu này.

Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, hiện tượng mưa ngâu ở nước ta không còn xảy ra theo quy luật mà biến động theo từng năm nên không thể dự báo trước được.

Mưa ngâu gắn liền với tháng 7 âm lịch
Mưa ngâu gắn liền với tháng 7 âm lịch

Mưa ngâu vào tháng 7 âm lịch hàng năm đã mang tới trữ lượng nước lớn cho khu vực Bắc Bộ, cung cấp dồi dài cho sinh hoạt và sản xuất. Nhờ đó giúp giảm bớt được những khó khăn, thiếu thốn nước sử dụng trong những tháng mùa hè khô hạn.

Bên cạnh đó, hiện tượng mưa ngâu cũng gây ra những khó khăn nhất định cho giao thương, vận tải trên các tuyến đường bộ. Vì mưa liên tục, gây ra tình trạng trơn trượt, vùng núi cao đất đá lầy lội, khó khăn cho di chuyển và dễ gây tai nạn. Các chuyến bay cũng bị delay, hủy do thời tiết xấu, tầm nhìn kém.

Sự tích mưa ngâu

Không phải ngẫu nhiên mà mưa ngâu lại gắn liền với tháng 7 âm lịch. Người ta vẫn thường nói rằng “tháng 7 mưa ngâu”, “tháng 7 mưa ngâu bắc cầu Ô Thước”,…Đó là bởi những cơn mưa ngâu bắt nguồn từ chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu hiền lành, chăm chỉ làm ăn nhưng nhà nghèo. Trong một lần tình cờ, Ngưu Lang đã gặp Chức Nữ – con gái của nàng tiên diệt vải. 

Vương Mẫu Nương Nương. Mối tình tiên – phàm dần dần đơm hoa kết trái nên duyên vợ chồng, chung sống hạnh phúc và cùng nhau có hai người con một trai, một gái.

Mưa ngâu gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ
Mưa ngâu gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ

Cuộc sống êm đềm không kéo dài được bao lâu thì Chức Nữ phải quay về Thiên Đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang nhớ thương, đau xót khôn cùng nên đã mang theo hai con thơ đuổi theo nàng nhưng không thể vượt qua được sông Ngân Hà – ranh giới giữa cõi phàm – tục. Ngưu Lang không chịu từ bỏ, mực mực chờ Chức Nữ quay về. Kể từ đó, bên cạnh sông Ngân Hà xuất hiện một vì sao, người ta gọi đó là sao Ngưu Lang.

Cảm động trước tấm chân tình của Ngưu Lang – Chức Nữ, Vương Mẫu đã đồng ý mỗi năm cho họ gặp nhau một lần vào ngày Thất Tịnh (ngày 7/7 âm lịch) trên cầu Ô Thước do quạ trời tạo nên. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này trời đổ mưa cả ngày, cơn mưa bất chợt nhưng rả rích. Người ta nói rằng đó là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Hy vọng, các thông tin có trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết mưa ngâu là gì. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác về mưa phùn, mưa rào,…bằng cách truy cập website ruaxetudong.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *