Không khí là gì? Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí

Không khí là một trong những thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật sống trên Trái Đất. Sự phát triển của đời sống xã hội, công nghiệp hóa đã và đang khiến cho chất lượng không khí ngày càng ô nhiễm quan trọng. Cùng tìm hiểu các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org!

Không khí là gì? Không khí khô là gì?

Không khí là gì?

Không khí là chất lượng khí chất bao quanh chúng ta, không màu, không mùi, không vị. Không khí là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự sống của con người cũng như toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. 

Trên thực tế, không khí và khí quyển không có sự khác biệt về bản chất nhưng theo góc độ khoa học môi trường thì lại có sự khác biệt. Không khí cung cấp cho động thực vật sinh sống trong một môi trường nhỏ. Ví dụ như một thành phố, khu rừng,….thường được gọi là không khí. Còn với các dòng khí trong một khu vực lớn, có tính toàn cầu được gọi là khí quyển.

Độ dày của khí quyển là khoảng 1000km, lớp không khí chủ yếu mà mọi sinh vật sử dụng chính là phần không khí bao quanh mặt đất có độ dày từ 10 – 12km. Nhưng không khí ở những trường hợp khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau.

Không khí khô là gì? Không khí khô là cách gọi khi không khí không chứa hơi nước. Trong các tính toán thường, không khí khô được coi là khí lý tưởng.

Rừng đặc dụng là gì? Vai trò và phân loại rừng đặc dụng

Không khí gồm có các thành phần nào?

Không khí gồm có các thành phần nào?

Trong không khí, có 3 thành phần chính đó là:

Thành phần cố định

Được xem là thành phần chính của không khí, có các khí cố định như nito (chiếm 78.09%), oxy (chiếm 20.95%), khí trơ chiếm 0.93% và các vi lượng khí hiếm như Ne, He, Kr,…tạo nên thành phần cố định của khí quyển, ở bất kỳ vị trí nào trên trái đất thì có tỉ lệ giống nhau.

Thành phần có thể thay đổi

Là phần chứa khí cacbonic và hơi nước có trong khí quyển. Ở điều kiện thường, lượng cacbonic là 0.02% – 0.04%, hàm lượng hơi nước dưới 4%. Thế nhưng, hàm lượng của các thành phần này sẽ thay đổi theo điều kiện khí hậu cũng như theo mùa. Thành phần này sẽ làm thay đổi đời sống và hoạt động sản xuất của con người.

Thành phần không cố định

Thành phần không cố định gồm có 2 nguồn, đó là: tác động của con người gây ô nhiễm môi trường hình thành và thiên nhiên xuất hiện những thiên tai khiến cho các chất ô nhiễm hình thành.

Ngoài 3 thành phần chính, không khí còn có một lượng nhỏ ion âm. Ion âm có thể giúp con người duy trì chức năng sinh lý, có nhiều ở các khu vực biển, rừng núi,…khiến cho con người cảm thấy thỏa mái.

Các ảnh hưởng của không khí

Như đã thông tin ở trên, không khí quyết định tới sự sống của con người và các loài động thực vật. Những ảnh hưởng của không khi đó là:

  • Nếu như không có không khí, con người sẽ không thể hít thở, sự sống sẽ dừng lại. Điều này được minh chứng rõ nhất là các tai nạn làm mất mạng người như cháy, nạt hơi,….đều là do sự hít thở không khí.
  • Không khí trong lành sẽ giúp con người thỏa mái, thư giãn sau những khoảng thời gian mệt mỏi với công việc, cuộc sống. Bởi vậy, có rất nhiều người tìm tới những nơi có nhiều cây xanh, không khí trong lành để nghỉ ngơi và thư giãn. Khi tới nơi đó, họ cảm nhận được sự khỏe mạnh về sức khỏe, sự thư thái về tinh thần.
  • Độc vật và thực vật cũng xảy ra quá trình trao đổi khí có trong bầu không khí để diễn ra quá trình trao đổi cho cơ thể. Nếu thiếu không khí, cây cối, động vật sẽ ốm yếu, gầy gò và mất đi sự sống.

Nhân tố sinh thái là gì? Môi trường và các nhân tố sinh thái

Tác hại của ô nhiễm không khí tới đời sống, môi trường

Không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ tới đời sống và môi trường

Ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ô nhiễm không khí chính là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí với sự xuất hiện của các loại khí khiến cho không khí không còn sạch, giảm tầm nhìn, gây biến đổi khí hậu,…Dưới đây là các tác hại ô nhiễm không khí

Thế giới quan là gì, Phân loại và vai trò của các thế giới quan

Tác hại của ô nhiễm không khí tới đời sống

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí khiến cho con người hít phải nhiều loại khí độc như:

  • Khí Benzen: Gây kích ứng đường hô hấp, viêm da dị ứng, thiếu máu, chậm phát triển, rối loạn hệ thần kinh trung ương,….benzen còn là chất gây ung thư.
  • Sương mù axit: Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tiếp xúc.
  • Khí sunfuro SO2: Gây co thắt phế quản, bệnh đường ruột, bệnh thành mạch.
  • Khí cacbonic CO2: Gây buồn nôn, đau cơ, đau khớp, hoa mắt,….khi hít phải.
  • Khí nitơ dioxit NO2: Gây dị ứng phế quản, về lâu dài gây ra bệnh về đường hô hấp.
  • ….

Tác hại của ô nhiễm không khí với môi trường

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Ô nhiễm không khí gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như hiệu ứng nhà kính, suy giảm ozon ở tầng bình lưu, mưa axit,…

Vấn đề này đã được nhiều tổ chức trên thế giới bàn luận nhưng các biện pháp đưa ra chỉ mang tính chất tạm thời thậm chí là không thể cải thiện được, không khí ngày càng trở nên ô nhiễm. Chất lượng không khí ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sức khỏe cũng như sự suy giảm về kinh tế.

Sự gia tăng của dân số với sự tăng đột biến của phương tiện giao thông khi hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế cũng khiến cho tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Theo thống kê mới nhất, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới.

Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí

Để cải thiện, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm không khí bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ các chất độc hại, khí CO2
  • Đô thị hóa đúng cách, hạn chế được các loại bụi mịn PM2.5
  • Xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường
Xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường
  • Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải ra ngoài môi trường.
  • Ứng dụng công nghệ xanh vào việc trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng
  • Hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
  • Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, không gây hại với môi trường
  • Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải
  • Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức cải thiện chất lượng không khí.

Với các nội dung thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn giải thích được khái niệm không khí là gì cũng như biện pháp cải thiện, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm không khí. Truy cập website ruaxetudong.org để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *