Hữu duyên là gì? Câu nói hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng”- Đây là hai câu thơ quen thuộc được sử dụng khi nói về mối quan hệ giữa con người với con người. Vậy ý nghĩa thật sự của từ hữu duyên cũng như của hai câu thơ này là gì? 

Giải thích ý nghĩa của từ hữu duyên là gì?

“Hữu duyên” là một từ Hán Việt, trong đó “hữu” có nghĩa là có, “duyên” chỉ duyên phận. Duyên phận theo tín ngưỡng dân gian là sự sắp đặt trước của số mệnh, nó ngụ ý rằng mối quan hệ giữa con người với con người là do ông trời an bài từ trước.

Hữu duyên có nghĩa là gì
Hữu duyên có nghĩa là gì

Vậy “hữu duyên” có nghĩa là có duyên phận. Hai người được coi là “hữu duyên” với nhau là khi hai người được số mệnh an bài cho gặp gỡ nhau, ở bên nhau, thấu hiểu nhau.

Người ta thường bảo nhau đi xem bói hữu duyên, chính là việc đi xem bói đường tình duyên, xem hai người có thật sự có duyên phận để ở bên nhau hay không.

Hữu duyên vô phận nghĩa là gì?

Một trong những cụm từ được sử dụng phổ biến có liên quan đến “hữu duyên” là “hữu duyên vô phận” – có duyên nhưng không có phận. “Hữu duyên vô phận” thường được dùng để nói về mối quan hệ giữa hai người đã được số phận an bài gặp nhau, nhưng họ không thể ở bên nhau lâu dài. Người ta sử dụng cụm từ này để biểu đạt sự tiếc nuối cho một mối tình bị chia cắt hay một cuộc hôn nhân rạn nứt.

Vô thường là gì? Hiểu ý nghĩa vô thường trong Phật giáo

Giải thích ý nghĩa câu nói “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”

“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” là một vế trong hai câu thơ “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng.” Chúng ta hãy cùng đi phân tích để hiểu rõ hơn ý nghĩa của hai câu thơ này.

Vế đầu tiên: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

  • Hữu duyên: có duyên phận.
  • Thiên lý: “thiên” tức là một nghìn, “lý” là đơn vị đo độ dài thời cổ đại. Vậy “thiên lý” có thể dịch thuần Việt lại là “nghìn dặm”.
  • Năng tương ngộ: “năng” là có thể, “tương ngộ” có nghĩa là gặp gỡ.

=> “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” dịch ra nghĩa là “ Có duyên thì cho dù xa cách nghìn dặm vẫn có thể gặp lại”.

Vế thứ hai: Vô duyên đối diện bất tương phùng

  • Vô duyên: không có duyên phận
  • Đối diện: là đối mặt với nhau, ý chỉ việc ở gần ngay bên cạnh nhau.
  • Bất tương phùng: “bất” là không, “tương phùng” là vô tình gặp gỡ.

=> Vậy “ Vô duyên đối diện bất tương phùng” có thể dịch nghĩa thành “ Không có duyên thì ở gần cạnh cũng không thể gặp nhau”.

 Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ là gì
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ là gì

Ý nghĩa của cả hai câu thơ

Hai câu thơ trên có thể được dịch lại một cách thuần Việt hơn như sau:

“ Có duyên nghìn dặm còn gặp mặt. Không duyên gần cạnh vẫn cách lòng.”

Câu thơ này thường được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người với con người. Những người có duyên với nhau thì dù xa cách nghìn dặm vẫn có cơ hội gặp được nhau. Nhưng đối với những người không có duyên phận, dù có ở ngay bên cạnh nhau cũng khó có thể nhận ra đối phương. 

Nếu như thời xa xưa người ta sử dụng câu thơ này với mục đích nhấn mạnh chữ “duyên”, nhấn mạnh sự an bài của số phận thì ngày nay, người ta lại dùng nó với ý nghĩa sâu xa hơn. “Duyên” ở đây cũng có thể chỉ tình cảm. Những người yêu thương nhau thì dù có cách xa, họ vẫn luôn nghĩ về nhau. Còn đối với những người không có tình cảm với nhau, cho dù ở ngay bên cạnh nhau cũng cảm thấy xa cách.

Vô duyên là gì? Biểu hiện của người vô duyên trong ăn nói, hành động

Giới thiệu nguồn gốc của câu thơ

Rất nhiều người sử dụng hai câu thơ này thường xuyên nhưng lại không biết nguồn gốc của chúng. “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng” bắt nguồn từ một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian.

Bắt đầu câu chuyện

Câu chuyện kể rằng, vào thời xa xưa, viên ngoại nọ có một cô con gái đang đến tuổi cập kê. Tiểu thư nhà viên ngoại thuỳ mị, nết na, am hiểu cầm, kỳ, thi, hoạ. Một ngày kia, viên ngoại quyết định mở đại hội kén rể. Ông muốn chọn cho con gái mình một tấm chồng tài giỏi nhất. Sau nhiều vòng tuyển chọn, ba chàng trai với những năng lực khác nhau đã vào chung kết.

Ba chàng trai mỗi người đều có tài năng riêng. Chàng thư sinh có thể sáng tác thơ, viết chữ vừa đẹp vừa nhanh. Chàng lực sĩ có sức mạnh phi thường, đôi chân chạy ngàn dặm không mỏi. Chàng cung thủ có tài bắn cung bách phát bách trúng.

Viên ngoại khó lòng lựa chọn giữa ba chàng rể ưu tú. Ông liền nghĩ ra vòng thi cuối cùng với những đề thi hóc búa. Chàng thư sinh phải sáng tác được 3000 bài thơ và viết chúng lên giấy. Chàng lực sĩ phải chạy đến thành xa mượn trống trở về. Chàng cung thủ phải bắn rụng hết lá trên cây ngô đồng. Ai hoàn thành xong nhiệm vụ trước sẽ được rước tiểu thư nhà viên ngoại về nhà.

Nguồn gốc câu nói Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Nguồn gốc câu nói Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

Kết cục và nguồn gốc câu thơ

Chàng thư sinh ngồi viết thơ bên cửa sổ, cạnh đó nàng tiểu thư đang thêu gối rồng phượng chuẩn bị cho ngày vu quy. Khi trời đã quá trưa, chàng trai cảm thấy phần thi của mình sắp hoàn thành, liền nghỉ tay ngâm nga mấy câu thơ tán tỉnh cô gái. Hai người tâm ý tương thông, dường như đã phải lòng nhau.

Tuy nhiên sau đó, chàng trai nghe thấy tiếng trống vang lên trong sân nhà. Vậy là chàng lực sĩ đã hoàn thành bài thi. Cô gái đau xót nhìn người thương của mình, đành dùng thơ để bày tỏ nỗi lòng: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng…”

Bài viết đã giải thích ý nghĩa của từ hữu duyên cũng như của câu thơ “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Trong cuộc sống này, con người “hữu duyên” mới có thể gặp được nhau. Vì vậy hãy trân trọng những người thân yêu xung quanh mình bạn nhé.

Vô tình là gì? Biểu hiện của người lạnh nhạt, vô tình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *