Hộp đen máy bay là gì? Cấu tạo, tác dụng của hộp đen máy bay

Sau khi máy bay rơi, việc đầu tiên mà đội cứu hộ làm đó là tìm kiếm nạn nhân và hộp đen máy bay. Hộp đen máy bay là vật vô cùng quan trọng giúp hé lộ nguyên nhân máy bay gặp nạn. Để biết rõ về khái niệm, cấu tạo, tác dụng của thiết bị quan trọng này, quý bạn đọc hãy theo dõi các nội dung thông tin chi tiết dưới đây.

Hộp đen máy bay là gì? Hộp đen của máy bay là gì?

Hộp đen máy bay có tên tiếng Anh là “Flight recorder” hay còn được gọi là “black box”. Theo wikipedia, hộp đen máy bay là nơi lưu trữ thông tin của chuyến bay với mục đích nâng cao mức độ an toàn của máy bay.

Hộp đen là thiết bị lưu trữ thông của chuyến bay
Hộp đen là thiết bị lưu trữ thông của chuyến bay

Khái niệm hộp đen máy bay được định nghĩa dựa theo khái niệm hộp đen. Hộp đen là tên gọi của một thiết bị lưu trữ thông tin thường được gắn trên phương tiện giao thông và thiết kế phù hợp với từng loại phương tiện khác nhau. Hiện, có 2 loại hộp đen phổ biến đó là hộp đen máy bay và hộp đen phương tiện cơ giới (như xe ô tô).

Hộp đen máy bay cấu tạo như thế nào?

Hộp đen máy bay có dạng hình hộp, kích thước khoảng 20x30cm, gồm 2 thiết bị nhỏ là máy ghi âm buồng lái (CVR) và Máy ghi dữ liệu chuyến bay (FDR). Chúng hoạt động liên tục nhờ sử dụng điện từ động cơ của vật chủ giúp duy trì hoạt động, phát tín hiệu khi tách khỏi máy bay. Đặc biệt, hộp đen máy bay còn được trang bị cả nguồn năng lượng phụ.

Cấu tạo của hộp đen máy bay
Cấu tạo của hộp đen máy bay

Thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay FDR

Thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay được nối với thiết bị cảm ứng đặt ở nhiều nơi trên máy bay. Thiết bị ghi lại các thông số thay đổi theo thời gian về hướng di chuyển, tốc độ, độ cao, chênh lệch áp suất, điều khiển của tay lái, tình trạng nhiên liệu,…Mỗi thông tin được ghi lại dưới dạng đường lỗ trong dải kim loại mỏng. Các thông tin được thu thập nhiều lần trong một giây.

Máy ghi âm buồng lái CVR

Được nối với những micro đặt trong buồng lái, ghi lại âm thanh trong buồng lái bao gồm cả cuộc trò chuyện của phi công, tiếng bật tắt, tiếng gõ cửa,…Thông thường sẽ có 4 cái được đặt ở trên đầu phi công chính, phi công cụ, phi công thứ 3 (nếu có) và ở giữa buồng lái.

Hai thiết bị có thể được kết nối thành một thiết bị duy nhất. FDR và CVR ghi lại toàn bộ lịch sử chuyến bay một cách khách quan giúp ích cho bất kỳ cuộc điều tra nào sau này. FDR có thể ghi lại dữ liệu trong 25 giờ còn CVR thì ghi lại trong khoảng 2 giờ.

Hộp đen được thiết kế cực kỳ an toàn, có thể chịu lực tác động lên đến 3400 lần so với khối lượng nên có khả năng chịu được sự phá hủy khủng khiếp từ bất kỳ vụ nổ nào. Hộp đen được đặt ở đuôi để giảm thiểu các tác động nếu như gặp sự cố.

Hộp đen của máy bay có thể chịu được nhiệt độ cao tới 1.100 độ C trong 30 phút liên tục, ngâm 30 ngày dưới độ sâu lên đến 6100m. Trong khoảng thời gian đó, thiết bị có khả năng phát các sóng siêu âm mỗi giây một lần cho đến khi nguồn điện cạn kiệt. Khi máy bay rơi xuống biển, người ta sẽ sử dụng hệ thống định vị thủy âm lắp trên tàu ngầm, tàu cứu hộ để dò tìm, phát hiện hộp đen.

Hộp đen máy bay màu gì? 

Hộp đen máy bay có màu gì? Hộp đen máy bay sơn màu gì? Hộp đen trên máy bay có màu gì? Hộp đen của máy bay màu gì?…là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều trong thời gian qua. Khi thấy tên gọi là hộp đen nên khi được hỏi màu sắc của hộp đen máy bay nhiều người thường nghĩ ngay đến màu đen. Nhưng thực tế không phải vậy, hộp đen của máy bay có màu cam hoặc đỏ tươi để dễ tìm kiếm khi va chạm.

Áp suất khí quyển là gì? Đơn vị đo, công thức tính áp suất khí quyển

Núi lửa là gì? Nguyên nhân hình thành và các loại núi lửa

Hộp đen máy bay có màu cam
Hộp đen máy bay có màu cam

Hộp đen máy bay có tác dụng gì? Tác dụng của hộp đen máy bay

Công dụng của hộp đen máy bay là thu thập và ghi dữ liệu từ nhiều loại cảm biến trên máy bay vào phương tiện được thiết kế để tồn tại sau vụ tai nạn. Do đó, khi xảy ra sự cố người ta sẽ tìm kiếm hộp đen, thu thập thông tin, dữ liệu trước thời điểm xảy ra tai nạn. Và điều quan trọng nhất đó là thu thập được các cuộc trò chuyện của phi công ở trong buồng lái. Các thông tin này đều rất quan trọng, giúp tìm kiếm nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay ngay cả khi không một ai sống sót trên chuyến bay đó.

Một số điều bạn chưa biết về hộp đen máy bay

Ai là người phát minh ra hộp đen máy bay?

Hộp đen trên máy bay được phát minh bởi tiến sĩ ĩ David Warren ở Melbourne, Úc (Australia) năm 1954. Năm 1960, Úc là quốc gia đầu tiên bắt buộc phải sử dụng máy bay có chứa hộp đen.

Hộp đen máy bay làm bằng gì?

Hộp đen máy bay làm bằng chất liệu gì? Được làm bằng một lớp vỏ thép không gỉ nặng, bao bọc các lớp vật liệu cách nhiệt và được bao phủ bởi một lớp vỏ nhôm nên có khả năng chịu được tác động 3400 lần trọng lượng và nhiệt độ trên 1000 độ C.

Tìm hộp đen trong bao lâu?

Việc tìm kiếm hộp đen có thể mất vài tuần, vài tháng thậm chí là nhiều năm. Chẳng hạn, chuyến bay AF447 của hãng Air France với 288 người trên máy bay mất tích năm 2009 khi đang bay qua Đại Tây Dương. Đội tìm kiếm đã tìm thấy mảnh vỡ và một số thi thể sau nhiều tuần của vụ tai nạn. Nhưng họ phải mất đến 2 năm để tìm thấy các mảnh vỡ quan trọng và hộp đen.

Không có thời gian xác định khi tìm kiếm hộp đen may bay
Không có thời gian xác định khi tìm kiếm hộp đen may bay

Trong khi đó, đội tìm kiếm vẫn chưa xác định được vị trí các đống đổ nát và hộp đen của máy bay hãng Malaysia Airlines mã hiệu MH370 biến mất vào ngày 8/3/2014 khi di chuyển từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.

Điều gì xảy ra khi tìm thấy hộp đen máy bay?

Khi tìm thấy hộp đen máy bay, các nhà điều tra sẽ phân tích các bản ghi âm. Quá trình này có thể mất 2 hoặc 3 ngày dựa theo thông tin của Washington Post. Chỉ vài quốc gia trên thế giới có trình độ công nghệ tiên tiến thực hiện được việc này đó là Mỹ, Canada, Australia, Pháp, Anh.

Có thiết bị nào thay thế được hộp đen không?

Trước hàng loạt các vụ tai nạn hàng không trong năm 2014 đã dấy lên cuộc tranh luận về việc có nên thay thế hộp đen của máy bay bằng một hệ thống thông tin trực tuyến về chuyến bay thông qua vệ tinh hay không.

Thực tế, một hệ thống như vậy đã tồn tại. Theo The Wall Street Journal, đã có hàng trăm máy bay trên toàn thế giới được trang bị hệ thống truyền dữ liệu qua vệ tinh. Nhưng nhiều hãng không sử dụng vì nhiều vụ tai nạn máy bay rất ít khi xảy ra và chi phí lắp đặt, nâng cấp thiết bị và đường truyền vệ tinh rất cao.

Tờ  Businessweek dẫn chứng, theo nghiên cứu 2002 của L-3 Aviation Recorders và một số nhà cung cấp vệ tinh cho biết, một hãng hàng không Mỹ sẽ phải chi trả 300 triệu USD mỗi năm để duy trì lưới truyền tải dữ liệu toàn thế giới.

Với các thông tin có trong bài viết “Hộp đen máy bay là gì? Cấu tạo, tác dụng của hộp đen máy bay” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *