Gương cầu lõm là một phần kiến thức quan trọng được đề cập tới trong chương trình SGK Vật lý 7. Gương cầu lõm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chế tạo kính thiên văn, làm các pha đèn,…Để hiểu rõ về khái niệm, tác dụng, ứng dụng cũng như công thức tính quý bạn đọc hãy theo dõi các thông tin dưới đây.
Nội dung bài viết
Gương cầu lõm là gì? Gương cầu lõm cho ảnh gì?
Gương cầu lõm còn có tên gọi khác là gương hội tụ, là gương có một bề mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu và hướng về phía nguồn sáng. Ảnh của vật tạo từ gương cầu lõm sẽ là ảnh ảo, có độ lớn không bằng với vật. Ảnh thu được sẽ luôn lớn hơn so với vật.
Gương cầu lõm có những tác dụng gì? Tác dụng của gương cầu lõm
Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm sáng song song thành chùm sáng phản xạ. Chùm sáng này sẽ hội tụ tại một điểm trước gương và ngược lại. Bên cạnh đó, gương cầu lõm còn có tác dụng là biến một chùm tia tới phân kỳ thành chùm tia phản xạ song song thành chùm tia phản xạ, hội tụ ở một điểm trước gương.
Khác với gương cầu lồi, tính chất ảnh của vật có thể sẽ thay đổi, chúng khác nhau và phụ thuộc vào vị trí tương đối của vật đối với tâm của gương và tiêu điểm. Với gương hội tụ, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, chúng từ từ nung nóng và có thể đốt cháy vật.
Vị trí trên gương cầu lõm
Vật ở vô cực: Khi vật được đặt ở vô cực, một hình ảnh thực được hình thành ở tiêu điểm. Kích thước của hình ảnh đó sẽ nhỏ hơn nhiều so với đối tượng.
Vị trí đặt ở phía sau tiêu điểm: Khi vật được đặt phía sau tiêu điểm của gương cầu lõm, một hình ảnh thực được hình thành giữa tâm cong và tiêu cự. Kích thước của hình ảnh sẽ nhỏ hơn so với vật.
Tại trung tâm của mặt cong: Khi vật đặt ở trung tâm của độ cong và tiêu cự, hình ảnh thực trở thành hình ảnh trung tâm của độ cong. Kích thước của hình ảnh sẽ tương tự với vật.
Đặt ở giữa tâm cong và tiêu cự: Hình ảnh thực được hình thành ở phía sau tâm cong. Kích thước của hình ảnh sẽ nhỏ hơn với vật.
Vật đặt ở tiêu điểm: Hình ảnh thực được hình thành ở vô cực. Kích thước ảnh lớn hơn nhiều so với đối tượng.
Đặt giữa tiêu điểm và cực: Hình ảnh ảo được hình thành, kích thước của hình ảnh lớn hơn so với đối tượng.
Gương cầu lõm có tính chất gì?
- Gương hội tụ là ảnh ảo, có cùng chiều, lớn hơn so với vật. Khoảng cách từ vật đến gương sẽ nhỏ hơn so với khoảng cách từ tiêu điểm đến gương. Khi đó d < f
- Gương hội tụ sẽ có ảnh thật, ngược chiều với vật ở trên màn chắn trước gương. Ảnh sẽ lớn hơn vật nếu như vật nằm trong khoảng cách giữa tâm của gương với tiêu điểm. Khi đó, công thức là f < d < 2f
- Nếu gương hội tụ cho ảnh thật không cùng chiều với vật, ảnh này sẽ ngược chiều màn chắn trước gương và nhỏ hơn so với vật. Lúc này, khoảng cách từ vật đến gương sẽ lớn hơn so với khoảng cách từ tâm đến gương, công thức d>2f
- Gương hội tụ có khả năng biến đổi một chùm tia sáng thành tia sáng kia. Cụ thể là biến đổi một chùm tia sáng tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ. Biến đổi chùm tia sáng phân kỳ hoặc hội tụ thành chùm tia phản xạ song song. Biến chùm tia sáng phân kì thành chùm tia hội tụ. Ngoài ra còn có thể biến đổi chùm tia sáng hội tụ thành chùm tia phản xạ phân kỳ.
Định luật phản xạ ánh sáng là gì? Nội dung lý thuyết và bài tập
Công thức gương cầu lõm
Công thức về tiêu cự F với khoảng cách d từ vật đến gương và khoảng cách f từ ảnh đến gương. Công thức như sau: 1⁄d +1⁄f = 1⁄F
Có 2 trường hợp
- F < d ⇔ khi d <0, f <0 và F <0 thì sẽ tạo ra ảnh thật
- F > D ⇔ khi d < 0, F <0 và f<0 thì sẽ tạo ra ảnh ảo.
Trong công thức này, khoảng cách d sẽ luôn dương, F âm khi gương cầu lõm và f dương với ảnh thật, âm với ảnh ảo. Từ công thức trên, ta có thể rút ra được cách vẽ ảnh ảo qua gương cầu lõm, đó là đặt f <0 ta thu được ảnh bảo.
Bên cạnh đó, bạn cần phải lưu ý công thức: F = R⁄2
Trong đó:
- F: Là tiêu cự của gương
- R: Là bán kính cong của gương
Gương cầu lõm dùng để làm gì? Ứng dụng gương cầu lõm
Gương cầu lõm thường được dùng để làm gì? Gương cầu lõm ứng dụng để làm gì? là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều trong thời gian qua. Ngày nay, gương cầu lõm được ứng dụng để chế tạo kính thiên văn, chao đèn, đo nhiệt độ ở bề mặt trời, dụng cụ dành cho bác sĩ nha khoa,…
Ứng dụng thực tế của gương cầu lõm là làm các đèn pha (đèn pin, đèn ô tô), chế tạo kính thiên văn,…Một cách để sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm để đun nước, nấu chảy kim loại,….hoặc sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời vào việc chạy ô tô, đun bếp, làm pin,…
Hy vọng, các thông tin có trong bài viết “Gương cầu lõm là gì? Các tác dụng của gương cầu lõm bạn cần biết” sẽ giúp ích với bạn. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.