Giá trị thặng dư là gì? Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là gì? Là mức độ dôi ra của giá trị lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Chủ nghĩa tư bản gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa và giá trị thặng dư là mục tiêu của tư bản, là điều kiện tồn tại và phát triển. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc hãy theo dõi những nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.

Giá trị thặng dư là gì? Các khái niệm liên quan

Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư là gì?

Có rất nhiều khái niệm được đưa ra để giải thích khái niệm giá trị thặng dư là gì, cụ thể:

  • Trong kinh tế, giá trị thặng dư là một ước tính về giá trị tiền tệ mà một tài sản sẽ có sau khi thời gian sử dụng hữu ích kết thúc.
  • Theo quan điểm của triết học, giá trị thặng dư là giá trị mà công nhân làm thuê sản sinh ra, vượt quá giá trị của sức lao động nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt. Đối với hoạt động sản xuất, nhà tư bản sẽ phải trả thêm tiền để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Mục đích cuối cùng là thu được số tiền dư ra ngoài số tiền mà họ phải chi trả trong quá trình sản xuất. Số tiền dôi ra này được gọi là giá trị thặng dư.
  • Ví dụ: Người lao động làm trong một giờ được 1000 đồng, từ giờ thứ 2 trở đi, cùng nội dung công việc như giờ thứ nhất, người công  dân làm ra được 1100 đồng. Số tiền chênh lệch 100 đồng chính là giá trị thặng dư sức lao động.

Tài Sản Ròng Là Gì? Cách Tín Giá Trị Tài Sản Ròng

Giá trị thặng dư siêu ngạch là gì?

Giá trị thặng dư siêu ngạch có tên gọi trong tiếng anh là Extra surplus value. Là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn so với các xí nghiệp khác, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn so với giá trị thị tường. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

Giá trị thặng dư tương đối là gì?

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu , nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao động vẫn như cũ.

Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư

Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư

Theo C.Mác, kết quả của lao động là tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của nghề nghiệp chuyên môn nhất định; có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện và kết quả riêng. Trong sản xuất hàng hóa đơn giản, tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa chính là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội.

Qua nghiên cứu, C.Mác kết luận: Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và không xuất hiện ở ngoài lưu thông. Nó xuất hiện trong lưu thông và không phải trong lưu thông.  Để giải quyết mâu thuẫn này, Mác đã phát hiện được nguồn gốc sinh ra giá trị hàng hóa – sức lao động.

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng, quá trình sản xuất sẽ tạo ra giá trị thặng dư. Phần giá trị lớn hơn giá trị sức lao động sẽ được tính bằng giá trị sức lao động cùng với giá trị thặng dư.

=> Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, bị nhà tư bản chiếm đoạt. 

Để tìm hiểu về bản chất của giá trị thặng dư, C.Mác đã chia tư bản thành 2 bộ phận:

  • Tư bản bất biến: Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất, giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm; là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất, có ký hiệu là c
  • Tư bản khả biến: Biểu hiện dưới hình thức giá trị sức lao động trong quá trình sản xuất, tăng thêm về lượng, có ký hiệu là v

Giá trị của hàng hóa bằng giá trị tư bản bất biến mà nó chứa đựng cộng với giá trị của tư bản khả biến. Từ sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến, ta thấy được bản chất bóc lột của tư bản chủ nghĩa và chỉ có  lao động của công nhân là thuê mới, tạo ra giá trị thặng dư của tư bản. Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do công nhân tạo ra. Giá trị mà tư bản bỏ ra một giá trị c + v, nhưng giá trị tư bản thu vào là c +v+ m. Phần m là phần dôi ra mà tư bản bóc lột.

Giá trị tuyệt đối là gì? Tính chất và phương trình giá trị tuyệt đối

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Có 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, đó là:

  • Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là giá trị thặng dư thu được từ việc kéo dài thời gian lao động vượt quá giới hạn thời gian lao động cần thiết. Nghĩa là số ngày lao động kéo dài còn thời gian lao động không đổi, dẫn tới thời gian lao động thặng dư tăng lên.
  • Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là giá trị thặng dư mà ta có thể thu được từ việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động có được. Nói cách khác, khi tăng năng suất lao động, thì giá trị của sức lao động giảm xuống. Mặt khác, thời gian lao động cần thiết cũng sẽ giảm xuống, thời gian lao động thặng dư tăng lên.

Kim ngạch là gì? Cách tính kim ngạch xuất khẩu

Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư được tính dựa theo số liệu liên quan tới giá trị thặng dư của chủ thuê mướn lao động cần thiết để tạo ra giá trị thặng dư dưới dạng tỷ số phần trăm. Điều này có nghĩa là trong một ngày lao động, các chủ lao động sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm thời gian lao động cần thiết mà đáng lẽ ra là họ sẽ được hưởng.

Tỷ suất giá trị thặng dư là: M’ = M/V *100%

  • M’: Tỷ suất giá trị thặng dư
  • M: Là giá trị thặng dưa
  • V: Là tư bản khả biến

Bên cạnh đó, còn có một số công thức khác: M’ = T’/T *100

  • M’: Là tỷ suất giá trị thặng dư
  • T’: Là thời gian lao động thặng dư
  • t: Là thời gian lao động cần thiết

Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đó là:

  • Năng suất lao động: Là số lượng sản phẩm được người lao động sản xuất ra trong khoảng thời gian nhất định.
Năng suất lao động là yếu tố ảnh hưởng tới giá trị thặng dư
  • Thời gian lao động: Là khoảng giờ lao động cần phải tiêu tốn để sản xuất ra hàng hóa nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với trình độ trang thiết bị và cường độ lao động bình thường trong xã hội.
  • Cường độ lao động: Là sự hao phí sức, trí óc, sức bắp thịt của người lao động trong đơn vị thời gian hoặc kéo dài thời gian sản xuất hay bằng cả 2 cách đó.
  • Công nghệ sản xuất
  • Thiết bị, máy móc
  • Trình độ quản lý
  • ….

Ý nghĩa của giá trị thặng dư

Trong kế toán, giá trị thặng dư được sử dụng để tính toán chi phí khấu hao tài sản. Bởi đây là giá trị cuối của tài sản và phải được trừ vào giá mua để tìm ra tổng số tiền có thể khấu hao. 

Trong phương pháp đường thẳng, con số này sẽ được chia cho thời gian sử dụng hữu ích ở các năm để tính chi phí khấu hao được ghi nhận hàng năm. Khái niệm này sẽ được sử dụng thường xuyên trong các thủ tục thẩm định giá.

Còn trong tài chính, giá trị thặng dư sẽ được sử dụng để xác định giá trị của các dòng tiền do một công ty tạo ra ở trong một khoảng thời gian được sử dụng để dự báo. Trường hợp dự báo trong 10 năm, nếu công ty vẫn hoạt động thì dòng tiền dự kiến cho các năm còn lại sẽ được định giá. Trường hợp này chúng ta sẽ được chiết khấu để lấy giá trị hiện tại ròng và được thêm vào giá trị thị trường của dự án hoặc công ty.

Với các nội dung thông tin có trong bài viết trên đây đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm giá trị thặng dư là gì. Cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website ruaxetudong.org!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *