Cơ cấu dân số là gì? Đặc trưng và cách phân loại cơ cấu dân số

Dân số là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế, sự biến đổi xã hội – đất nước. Bởi vậy, hàng năm các quốc gia đều tổ chức cuộc điều tra dân số, trong đó có cơ cấu dân số. Vậy, cơ cấu dân số là gì? Cập nhật các thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org!

 Cơ cấu dân số là gì? Ví dụ

Cơ cấu dân số là gì?

Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng dân số của một vùng thành nhiều nhóm theo một hay nhiều tiêu thức ( mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó). Nói cách khác, cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận dựa theo một tiêu thức đặc trưng nào đó. Ví dụ như cơ cấu dân số tự nhiên (tuổi và giới tính), cơ cấu dân số dân tộc,….

Bùng nổ dân số là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết

Phân loại cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số được chia làm 3 loại, đó là:

Cơ cấu dân số theo tuổi

Cơ cấu dân số theo tuổi là gì? Là sự phân bố của những người ở các độ tuổi khác nhau rồi tính tỷ trọng dân số của từng độ tuổi hay nhóm tuổi trong tổng số dân. Đây là một công cụ hữu ích giúp cho các nhà khoa học xã hội, chuyên gia y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng,….giúp minh họa xu hướng dân số như tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử.

Cách tính tuổi cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ như các nước châu Á tuổi sẽ được tính theo lịch âm và có thể tính theo tuổi mụ (tuổi từ lúc bào thai) trong khi ở phương Tây tuổi được tính theo lịch dương và tính tròn tuổi.

Cơ cấu dân số theo tuổi

Có một sự khác biệt đáng kể về cơ cấu tuổi giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển có cơ cấu dân số già hơn các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tốc độ già hóa dân số ở các nước đang phát triển nhanh hơn các nước phát triển vì hậu quả của việc bùng nổ trẻ em ở giai đoạn trước.

Để đánh giá cơ cấu tuổi của dân số, ta chia tổng số dân của từng độ tuổi cho tổng dân số. Nhóm tuổi sẽ có khoảng cách đều nhau, 5 năm, 10 năm hoặc khoảng cách tuổi không đồng đều tùy theo mục đích nghiên cứu. 

Cơ cấu tuổi là biến số quan trọng giúp ích cho quá trình phát triển và lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Và cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá các quá trình dân số, tái sản xuất dân số, lập kế hoạch và theo dõi tình hình kế hoạch hóa gia đình.

Toàn cầu hóa là gì? Mặt tích cực, tiêu cực của toàn cầu hóa

Cơ cấu dân số theo giới tính

Cơ cấu dân số theo giới là gì? Cơ cấu dân số theo giới tính biểu thị cho mối quan hệ giữa nam và nữ trong tổng dân cư sống tại một vùng lãnh thổ nhất định. Tỷ số giới tính (sex ratio -SR) là tỷ số giữa dân số nam và dân số nữ trong tổng dân số tại một thời điểm nhất định. SR = (dân số nam/ dân số nữ)* 100

Tỷ số giới tính cũng có thể được tính cho độ tuổi, nhóm tuổi cụ thể, chẳng hạn như cho trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cho nhóm trên 65 tuổi.

Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) = (số bé trai sinh sống/ số bé gái sinh sống) * 100.

Công thức trên cho thấy cứ 100 bé gái được sinh ra thì sẽ có bao nhiêu bé trai. Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra thì có khoảng 102-107 bé trai được sinh ra. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ, sự phát triển của dân số trong tương lai bị ảnh hưởng nặng nề gây ra nhiều hệ lụy đối với sự phát triển của xã hội. Mặt khác còn ảnh hưởng tới sự suy giảm chất lượng dân số.

Cơ cấu dân số theo lao động

Cơ cấu dân số theo lao động cho biết từng khu vực kinh tế tình hình dân số và nguồn lao động diễn biến như thế nào. Có 3 khu vực kinh tế đó là:

  • Nông lâm ngư nghiệp – KV1
  • Công nghiệp xây dựng – KV2
  • Dịch vụ – KV3

Hiện nay, xu hướng chuyển dịch dân số tăng ở KV2, 3 và giảm ở KV1. Điều này rất phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguồn lao động được chia làm 2 nhóm đó là:

  • Nhóm hoạt động kinh tế: Là những người có việc làm tạm thời hoặc ổn định hay có nhu cầu lao động nhưng chưa tìm được việc.
  • Nhóm không hoạt động kinh tế: Bao gồm học sinh, sinh viên, nội trợ và một số trường hợp khác không tham gia lao động.

Cơ cấu dân số theo một số tiêu thức khác

  • Cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn.
  • Cơ cấu dân tộc, tôn giáo.
  • Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế.
  • Cơ cấu theo trình độ học vấn, trình độ chuyên môn.
  • Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân.

IQ bao nhiêu là cao? Chỉ số IQ cao, thấp, trung bình của người Việt Nam

Cơ cấu dân số Việt Nam

Cơ cấu dân số Việt Nam như thế nào?

Quy mô dân số ngày càng tăng, theo thống kê tính đến ngày 1/1/2019 tổng dân số Việt Nam là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49.8%), dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50.2%). Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Kết quả điều tra năm 2019 cũng cho thấy mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km so với năm 2009. Với kết quả này Việt Nam cũng đứng thứ 3 trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tỷ số giới tính tăng, cân bằng ở nhóm 45 – 49. Tỷ số giới tính là 99.1 nam/100 nữ. Tỷ số giới tính cũng có sự khác biệt theo nhóm tuổi, tuổi càng cao thì tỷ số giới tính càng thấp, cao nhất ở nhóm từ 0-4 tuổi (110.3 nam/100 nữ) và thấp nhất ở nhóm từ 80 tuổi trở lên (48.6 nam/100 nữ).

Nước ta có cơ cấu dân số là gì? Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tỷ trọng dân số từ 15 – 64 chiếm khoảng 68% (giảm 1.1% so với năm 2009). Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên lần lượt là 24.3% và 7.7%. Như vậy có thể thấy rằng, cơ cấu dân số Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, khi mà một người phụ thuộc thì có 2 người trong độ tuổi lao động.

cơ cấu dân số trẻ

Nội dung thông tin có trong bài viết trên đây về “Cơ cấu dân số là gì? Cơ cấu dân số Việt Nam như thế nào? Cách phân loại” mong rằng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *