Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Cách xác định chủ, vị ngữ trong câu

Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Là 2 thành phần quan trọng tạo nên câu, có thể được kết hợp với trạng ngữ, tân ngữ,…Đây là một trong những nội dung kiến thức mà bất kỳ ai cũng được học trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, 5 và tìm hiểu sâu hơn trong hệ THCS. Cùng tìm hiểu các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây để biết cách xác định vị ngữ, chủ ngữ trong câu.

Chủ ngữ là gì vị ngữ là gì?

Chủ ngữ là gì lớp 4?

Chủ ngữ là gì? Chủ ngữ là thành phần chính của câu, bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh, diễn đạt được trọn vẹn ý nghĩa của câu. Bên cạnh chủ ngữ thì vị ngữ cũng là thành phần chính của câu.

Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ thường sẽ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?, kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động hoặc tính chất, trạng thái,…Chủ ngữ thường sẽ là danh từ, đại từ hay cụm danh từ. Trong một số trường hợp cụ thể, động từ, tính từ hoặc cụm tính từ cũng được sử dụng để làm chủ ngữ.

Một câu có thể có một hoặc có nhiều chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Tôi đang đi làm => “Tôi” là chủ ngữ
  • Nam đang đi chơi => “Nam” là chủ nữ
  • Lao động là vinh quang = > “Lao động” là chủ ngữ
  • Quyển sách Minh tặng tôi rất hay => “Quyển sách Minh tặng tôi” là chủ ngữ và đây là cụm chủ vị đóng vai trò làm chủ ngữ. Quyển sách Minh: chủ ngữ/tặng tôi: vị ngữ.

Câu Rút Gọn Là Gì? Cách Dùng Câu Rút Gọn

Vị ngữ là gì?

Khái niệm vị ngữ là gì cũng được nhắc tới trong SGK Tiếng Việt lớp 4. Vị ngữ cùng là thành phần chính của câu, bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh, diễn đạt ý trọn vẹn hơn.

Vị ngữ là gì?

Sau chủ ngữ là gì? Sau chủ ngữ thường sẽ là vị ngữ. Vị ngữ có thể liên kết với trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian, trả lời các câu hỏi như: Làm gì? Làm thế nào? Cái gì? Nó là gì?. Vị ngữ thường là một động từ hoặc một cụm động từ, một tính từ hay cụm tính từ, một danh từ hay cụm danh từ. Trong một câu có thể sẽ có nhiều vị ngữ.

Ví dụ:

  • Con chó con đang ngủ => “đang ngủ’ là vị ngữ
  • Ngôi nhà đẹp quá => “đẹp quá” là vị ngữ
  • Chiếc bàn này gỗ còn tốt lắm => “gỗ còn tốt lắm” là vị ngữ và là một cụm – chủ vị. “Gỗ” là chủ ngữ/còn tốt lắm là vị ngữ. Cụm chủ vị ở đây đóng vai trò làm vị ngữ trong câu “chiếc bàn này gỗ/còn tốt lắm”.
  • Những chú chim đang hót ríu rít trên cành => “đang hót ríu rít trên cành” là vị ngữ.
  • Cô giáo là người mẹ thứ hai của em => “người mẹ thứ hai của em” là vị ngữ.

Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Cách xác định chủ ngữ và vị ngữ là gì?

Cách xác định chủ ngữ và vị ngữ

Các bài tập về chủ ngữ, vị ngữ sẽ không quá khó nếu như bạn hiểu đúng về khái niệm. Dưới đây là cách xác định vị ngữ và chủ ngữ nhanh chóng, chính xác nhất.

Cách nhận biết chủ ngữ

  • Đứng trước vị ngữ, chỉ chủ thể được nói đến trong vị ngữ (trạng thái, hành động, tính chất,…)
  • Thành phần sẽ trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? Hiện tượng gì? Sự vật gì?
  • Ví dụ: Trang là bạn thân nhất của tôi => Trang là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “ai là bạn thân nhất của tôi”.

Cách nhận biết vị ngữ

  • Vị ngữ sẽ đứng sau chủ ngữ, trả lời cho các câu hỏi như Là gì? Làm gì? Như thế nào?
  • Có thể nhận biết vị ngữ qua từ là – từ nối với chủ ngữ.
  • Ví dụ: Thảo là người bạn mà tôi yêu quý nhất => Người bạn mà tôi yêu quý nhất là vị ngữ trả lời cho câu hỏi Thảo là ai?

Danh từ là gì? Phân loại các loại danh từ trong tiếng Việt

Một số thành phần khác trong câu

Ngoài chủ ngữ, vị ngữ thì trong câu còn có các thành phần như định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ,….cụ thể:

Bổ ngữ: Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ, tính từ để bổ ngữ cho động từ, tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hoặc Cụm tính từ.

Định ngữ: Là thành phần phụ giữ vai trò bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ. Định ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm Chủ – Vị.

Trạng ngữ: Cũng là thành phần phụ, bổ sung cho nòng cốt câu nghĩa là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, phương tiện,….biểu thị các ý nghĩa tình huống như nguyên nhân, mục đích, kết quả,…

Tính từ là gì? Cách sử dụng tính từ trong tiếng Việt lớp 4

Bài tập xác định chủ ngữ và vị ngữ

  1. Đảo xa tím pha hồng.

=> Đảo xa (CN)// tím pha hồng (VN)

  1. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.

=> Dưới bóng tre của ngàn xưa (TN)//, thấp thoáng một mái chùa (CN)// cổ kính (VN)

  1. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.

=> Ngày tháng (CN)// đi thật chậm mà cũng thật nhanh (VN)

  1. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

=> Ánh trăng trong (CN)// chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá (VN)

  1. Tiếng cười nói ồn ã.

=> Tiếng cười nói (CN)// ồn ã (VN)

  1. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.

=> con sông Nậm Rốm (CN) trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài (VN)

  1. Hải rất mê âm nhạc.

=>  Hải (CN) rất say mê âm nhạC (VN)

  1. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

=> Tiếng mưa rơi (CN1)// lộp độp (VN1)// tiếng chân người chạy (CN2)// lép nhép (VN2)

  1. Buổi sáng, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.

=> con thuyền (CN)// sẽ tới được bờ (VN)

  1. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Sáu

=> Hoa móng rồng (CN)// bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Sáu (VN)

Với các nội dung thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn biết được khái niệm chủ ngữ là gì vị ngữ là gì cũng như cách phân biệt. Truy cập website ruaxetudong.org để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *