Vai trò của tầng ozon là gì? Tầng ozon được ví như lớp áo giáp giúp bảo vệ Trái Đất và sức khỏe con người. Tuy nhiên hiện nay lớp bảo vệ này đang bị suy giảm nặng nề; kèm theo đó là nhiều mối nguy hại đến với môi trường và mọi sự sống trên Trái Đất.

Nội dung bài viết
Tầng ozon là gì?
Tầng ozon là một lớp nằm sâu trong tầng bình lưu và bao quanh Trái Đất. Nó được sinh ra từ tác động của tia cực tím đến phân tử oxy và chia thành 2 loại:
- Ozon tốt: Được hình thành trong tự nhiên, nằm ở tầng bình lưu bên phía trên.
- Ozon xấu: Còn gọi là tầng ozon mặt đất hay ozon đối lưu. Chúng được hình thành do các tác động của con người, chủ yếu là phản ứng hóa học giữa các hợp chất hữu cơ và oxit của nito.
Động đất là gì? Nguyên nhân hình thành, tác hại của động đất
Vai trò của tầng ozon
Tầng ozon có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Trái Đất và sự sống của mọi sinh vật trên Trái Đất. Dưới đây là các vai trò tầng ozon:
Bảo vệ sự sống trên Trái Đất
Tầng ozon bảo vệ chúng ta như thế nào? Tia cực tím là loại tia tử ngoại nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe con người và các sinh vật. Nếu toàn bộ lượng tia cực tím trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất, con người có thể đối mặt với các bệnh về da, ung thư da, bệnh về mắt, suy giảm hệ miễn dịch,… Không chỉ vậy, nó còn gây ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và làm mất cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, nhờ có tầng ozon mà mối nguy hại này đã được giảm đáng kể.

Duy trì sự ôn hòa khí hậu
Theo các nhà khoa học, việc suy giảm hoặc thủng tầng ozon có thể làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Bởi vậy, tầng ozon cũng giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định các khu vực trên Trái Đất.
Điều chỉnh nhiệt độ
Tầng ozon có tác dụng giúp duy trì sự ổn định nhiệt độ Trái Đất. Các phân tử trong khí quyển – nơi có tầng ozon có khả năng hấp thụ năng lượng Mặt Trời và lan tỏa hơi ấm đó đến khắp hành tinh. Bởi vậy, khi tầng ozon bị ảnh hưởng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nhiệt độ Trái Đất.
Hiệu ứng nhà kính là gì,nguyên nhân, tác động của biến đổi khí hậu
Ứng dụng trong cuộc sống
Ngoài các vai trò trên, tầng ozon còn được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như:
- Làm chất sát trùng, ứng dụng trong y tế và khử trùng nước sinh hoạt thay thế cho Clo.
- Cải tạo nguồn nước thải.
- Ứng dụng trong lĩnh vực thủy sản với các tác dụng như: khử trùng nước biển, tạo môi trường sống cho các loài thủy – hải sản, hạn chế các nguy hiểm tiềm tàng trong quá trình thay nước.
- Ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp: khử trùng nước uống trước khi đóng chai, khử trùng các chất độc hại có trong nước, làm sạch và tẩy vải,…
Như vậy, có thể thấy rằng tầng ozon giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sống của chúng ta. Tuy nhiên hiện nay, việc suy giảm tầng ozon đang rơi ở mức báo động và đòi hỏi chúng ta cần phải có biện pháp bảo vệ tầng ozon.
Nguyên nhân của việc suy giảm, thủng tầng ozon
Nguyên nhân thủng tầng ozon được chia thành 2 nhóm chính. Đó là:
Do các yếu tố tự nhiên
Tầng bình lưu, gió và Mặt Trời nếu bị thay đổi sẽ là nguyên nhân khiến cho tầng ozon bị suy giảm. Tuy nhiên, tác nhân này chỉ là những tác động tạm thời, mức độ gây hại không vượt quá 2%.
Do yếu tố con người
Đây là nguyên nhân chính khiến cho tầng ozon bị suy giảm đến mức báo động. Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp kéo theo lượng khí thải tạo ra ngày càng lớn. Trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người đã tạo ra các hợp chất nhân tạo như CH3CCl3, CFC, CCl4, HCFC,… Các hợp chất này được gọi là ODS – là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon.
Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân chính khiến cho tầng ozon bị thủng. Nhưng nhìn chung đó cũng là tác động do con người gây nên.
Sinh quyển là gì? Một số khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng nhất

Biểu hiện suy giảm tầng ozon
Biểu hiện của thủng tầng ozon, sự suy giảm tầng ozon được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Chất lượng không khí suy giảm
- Lượng bức xạ tử ngoại tăng lên
- Không khí bị ô nhiễm nặng nề
- Số ca mắc các bệnh về da và mắt ngày càng tăng cao,…
- Xuất hiện các biểu hiện của hiệu ứng nhà kính như: biến đổi khí hậu, sự nóng lên của Trái Đất,…
Tầng ozon bị thủng sẽ gây tác hại gì?
Sự suy giảm hay thủng tầng ozon để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho con người và các sinh vật trên Trái Đất. Cụ thể như sau:
Đối với con người
Tầng ozon có khả năng hấp thụ đến 97 – 98% lượng tia cực tím do Mặt Trời tỏa ra. Điều này có nghĩa rằng khi tầng ozon càng bị suy giảm thì lượng tia cực tím chiếu xuống Trái Đất càng lớn. Con người khi tiếp xúc với lượng tia UV lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, hình thành các khối u ác tính, ung thư da,…
Mất cân bằng hệ sinh thái biển
Thủng tầng ozon có khả năng làm mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển. Các loài sinh vật dưới biển bị ảnh hưởng nặng nề về khả năng sinh trưởng và sinh sản. Bên cạnh đó, tia tử ngoại khiến cho các sinh vật phù du bị tiêu diệt, làm mất đi nguồn thức ăn của sinh vật biển khiến chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ngoài ra, khi nước biển nóng lên sẽ dẫn đến hiện tượng san hô bị tẩy trắng. Điều này là vô cùng nguy hiểm đối với các sinh vật dưới biển.
Áp suất khí quyển là gì? Đơn vị đo, công thức tính áp suất khí quyển

Gây ảnh hưởng đến các loài thực vật, động vật
Đối với thực vật, suy giảm tầng ozon gây ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng cũng như quá trình phát triển của chúng. Nghiêm trọng nhất là hiện tượng mất mùa xảy ra thường xuyên, đất đai khô cằn, cây cối chết hàng loạt, gây ảnh hưởng đến mọi sự sống trên Trái Đất.
Ảnh hưởng chất lượng không khí
Tầng ozon suy giảm khiến cho lượng bức xạ chiếu đến mặt đất lớn. Từ đó làm tăng các phản ứng hóa học và khiến cho không khí bị ô nhiễm; gây ảnh hưởng xuất đến cuộc sống con người và bầu khí quyển.
Biến đổi khí hậu
Thủng tầng ozon gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khí hậu Trái Đất. Nó làm xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như: thủy triều, hiệu ứng nhà kính, nền nhiệt tăng cao,… gây ảnh hưởng đến lớn đến sức khỏe và các hoạt động sản xuất của con người.

Bên cạnh đó, bức xạ Mặt Trời quá cao có thể làm giảm tuổi thọ của các công trình kiến trúc. Điều này gây tiêu tốn nhiều tiền của và tạo ra các mối nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Tầng ozon bị thủng ở đâu?
Các biểu hiện thủng tầng ozon ngày càng rõ rệt. Đây là hồi chuông báo động đòi hỏi chúng ta cần phải kịp thời đưa ra các cách để bảo vệ tầng ozon.
Theo kết quả quan sát của các nhà khoa học, vào mùa xuân ở Nam bán cầu (tháng 8 – tháng 10)m ozon đã cạn kiệt và hình thành lỗ thủng ở Nam Cực. Kích thước lớn nhất lớn nhất của nó là vào khoảng giữa tháng 9 và tháng 10.
Theo kết quả quan sát năm 2021, lỗ thủng này lớn hơn đến 75% so với các lỗ thủng được phát hiện trong cùng mùa từ năm 1979.
Năm 2020, lỗ thủng này cũng hình thành một cách bất thường vào khoảng tháng 9. Lỗ thủng tại Nam bán cầu được hình thành do các chất hóa học độc hại di chuyển vào tầng bình lưu, gây ra các phải phản ứng xúc tác ở mùa đông tại Nam Cực.
Lỗ thủng của tầng ozon liên quan đến xoáy cực của Nam Cực; khi có một dải không khí lạnh cuốn xoáy và di chuyển xung quanh Trái Đất. Khi nhiệt độ tầng bình lưu tăng lên vào cuối mùa xuân thì sự suy giảm tầng ozon đã chậm lại, làm xoáy cực bị yếu dần và phá vỡ. Đến khoảng tháng 12 thì mức ozon sẽ quay trở lại mức bình thường.
Biện pháp bảo vệ tầng ozon
Khi đã hiểu rõ vai trò của tầng ozon đối với mọi hoạt động sống trên Trái Đất và tình trạng lỗ thủng ozon ngày càng lan rộng thì việc đề ra các giải pháp để cải thiện tình trạng đó lại càng bức thiết. Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế suy giảm tầng ozon:
- Kiểm tra và xử lý nghiêm minh các trường hợp thải trực tiếp các khí độc hại ra môi trường bên ngoài.
- Hạn chế dùng năng lượng hạt nhân vì các hoạt chất này có khả năng làm suy giảm tầng ozon.
- Hạn chế dùng các phương tiện giao thông hoạt động bằng xăng, dầu. Nên ưu tiên dùng các phương tiện công cộng.
- Hạn chế dùng các thuốc trừ sâu hóa học.
- Tuyên truyền để nâng cao ý thức của con người về vai trò của tầng ozon cũng như các mối nguy hại nếu như “lớp vỏ bảo vệ” này bị suy giảm trầm trọng.
- Tố cáo, xử phạt nặng đối với các hành vi, việc làm xấu gây hại cho môi trường.
- Tự bảo vệ bản thân bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mỗi khi đi ra trường, chúng ta nên sử dụng kính mắt, áo chống nắng, kem chống nắng,… để che chắn da.
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì nguồn ánh sáng nhân tạo (nếu có thể).
- Hạn chế dùng các sản phẩm đồ gia dụng có chứa CFC, các loại bao bì bằng nhựa, xốp, túi nilon,… Thay vào đó hãy dùng các loại bao bì được làm từ gỗ, vải hay giấy.
- Không dùng phung phí các nguồn năng lượng.
Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang rất tích cực triển khai các biện pháp để kiểm soát cũng như loại bỏ các hoạt chất làm suy giảm tầng ozon. Từ đó, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái và bảo vệ sức khỏe con người.
Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn vai trò của tầng ozon là gì. Qua đó, mình hy vọng rằng mỗi người chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường để giảm bớt “gánh nặng” cho thiên nhiên để có cuộc sống khỏe mạnh, vui tươi hơn trong hiện tại và tương lai nhé!