Sinh quyển là gì? Một số khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng nhất

Sinh quyển là gì? Là một quyển của Trái Đất, cung cấp hệ sinh thái cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của sinh vật. Bên cạnh đó, còn là nguồn cung cấp thực phẩm đáng tin cậy trên Trái Đất, đảm bảo sự đa dạng của hệ sinh thái. Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org

Sinh quyển là gì? Sinh quyển bao gồm những gì?

Sinh quyển là gì?
Sinh quyển là gì?

Sinh quyển được nhà khoa học người Áo phát hiện vào năm 1875, khi đó sinh quyển là một bộ phận vỏ của Trái Đất, nơi chứa đầy những vật chất sống cũng như các sản phẩm do quá trình sống sinh ra. Sinh quyển còn được biết đến là thế giới của những sinh vật sống trên Trái Đất, gồm 3 môi trường sống là môi trường cạn, không khí và môi trường nước.

Hiểu một cách đơn giản nhất, sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống và phát triển. Chiều dày của sinh quyển phụ thuộc vào giới hạn phân bố sinh vật, đó là:

  • Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp với tầng ozon của khí quyển (22km)
  • Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất > 11km) ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.
  • Thành phần quan trọng nhất của sinh quyển là thực vật

Sinh vật không phân bố đều trên toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc; độ dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt. Theo đó, giới hạn sinh quyển bao gồm thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.

Sinh quyển có vai trò gì?

Sinh quyển giữ một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của các loài sinh vật. Sinh quyển cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, đáng tin cậy trên Trái Đất bởi trong hệ sinh thái sự đa dạng của sinh học phát triển mạnh mẽ.

Đảm bảo sự đa dạng của hệ sinh thái
Đảm bảo sự đa dạng của hệ sinh thái

Khu dự trữ sinh quyển là những khu vực an toàn để bảo vệ động vật và thực vật; giúp phục hồi lối sống truyền thống của các triều đại trong khu vực, bảo vệ sự đa dạng của sinh học ở khu vực đó. Sinh quyển bao gồm toàn bộ sinh vật, các loại sự sống cũng như các quần xã sinh vật trên Trái Đất. Chính vì thế, cấp cao nhất của tổ chức sinh thái đó chính là sinh quyển.

Sinh quyền có đầy đủ các đặc điểm để trở thành hệ thống có chức năng hỗ trợ sự sống của hành tinh; hỗ trợ sự kiểm soát sức khỏe của đất – nước (chu trình thủy văn). Đồng thời, kiểm soát các thành phần của khí quyển.

Sinh quyển là một vùng hẹp trên bề mặt của Trái Đất, nơi có sự giao thoa giữa đất, nước, không khí nên nơi này mới có sự sống. Đây là sự đóng góp quan trọng, có ý nghĩa quan trọng của quần xã sinh vật đối với Trái Đất.

Sinh quyển có vai trò gì đối với con người? Sinh quyển giúp duy trì môi trường ban đầu của người dân bản địa, cung cấp thực phẩm và nguyên liệu thô, làm sạch môi trường, cung cấp các loại dược phẩm quý,….

Hệ sinh thái là gì? Phân loại hệ sinh thái trong đời sống

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật 

Khí hậu

Khí hậu sẽ bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, nước và độ ẩm không khí.

  • Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhất định. Nhiệt độ thích hợp giúp cho sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
  • Ánh sáng: Quyết định tới quá trình quang hợp của cây. Cây ưa sáng sẽ phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng; những cây chịu bóng thường sống ở trong bóng râm.
  • Nước và độ ẩm không khí: Là môi trường thuận lợi để sinh vật phát triển.

Đất

Đất
Đất

Các đặc tính lý, hóa, độ phì ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật trên khí quỷ. Ví dụ: đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất đỏ feralit có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,…

Địa hình

  • Độ cao: Càng lên cao nhiệt độ và độ ẩm sẽ thay đổi, sinh vật cũng phân bố thành vành đai khác nhau.
  • Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật vì thế cũng phân bố khác nhau.

Sinh vật

Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định tới sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

Con người

Con người sẽ ảnh hưởng tới phạm vi phân bố của sinh vật. Về mặt tích cực sẽ giúp mở rộng thông qua các hoạt động như trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc,…và ngược lại sinh vật cũng sẽ bị thu hẹp khi con người khai thác rừng bừa bãi.

Rừng đặc dụng là gì? Vai trò và phân loại rừng đặc dụng

Một số khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng nhất

Để được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thì cần phải đáp ứng được nhiều tiêu chí gắt gao về hệ sinh thái. Khu dự trữ sinh quyển là khu bảo tồn thiên nhiên, có hệ động – thực vật phong phú, độc đáo và được UNESCO trao tặng danh hiệu. Đây chính là khu vực hệ sinh thái trên cạn hoặc ở bờ biển, có tác dụng thúc đẩy sự cân bằng, bảo vệ sự đa dạng sinh học.

Các khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng thế giới

  • Công viên Quốc gia Pinnacles ở Mỹ: Là công viên quốc gia mới nhất ở vùng trung tâm California của Hoa Kỳ.
Công viên Quốc gia Pinnacles ở Mỹ
Công viên Quốc gia Pinnacles ở Mỹ
  • Vùng Dự trữ sinh quyển Patagonia – Chile: Nằm trên đỉnh núi Ranchland, có diện tích khoảng 660.000 ha.
  • Công viên Quốc gia Wakhan – Afghanistan: Được xây dựng với sự trợ giúp của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã New York.
  • Khu Dự trữ sinh quyển Kimberlay – Australia: Là một khu bảo tồn với tổng diện tích gần 5 triệu ha.
  • Khu Dự trữ sinh quyển Hunsruck – Hochwald – Đức: Là công viên tự nhiên mới nhất của Châu Âu. Khu Dự trữ sinh quyển Hunsruck – Hochwald – Đức là môi trường sống quan trọng của các loài cò đen, hổ, báo và sư tử.

Các khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng tại Việt Nam

  • Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận đó là khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, có diện tích 71.370 ha. Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ là khu vực rừng ngập mặn được phục hồi sau khi bị chất độc hóa học từ chiến tranh.

Tự dưỡng là gì? Dị dưỡng là gì? Cho ví dụ

Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ
  • Khu Dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng là khu vực dự trữ liên tỉnh gồm dải ven biển rộng lớn của tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển này là Vườn quốc gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Tiền Hải.
  • Khu Dự trữ sinh quyển Langbiang được UNESCO công nhận vào năm 2015, là khu rừng nguyên sinh rộng lớn có vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.
  • Khu Dự trữ sinh quyển Vườn quốc gia Cát Tiên, có tổng diện tích 729.000ha, thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Lắk, được UNESCO công nhận vào năm 2001.
  • Khu Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận vào tháng 9/2019. Cù Lao Chàm sở hữu những rặng san hô vô cùng phong phú, gồm 188 loài, 61 giống thuộc 13 họ khác nhau. Cùng với đó là có hơn 200 loài cá, nhiều lớp rong biển, tảo biển,…
  • Khu Dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang có diện tích 1.118.105 ha. Khu DTSQ Kiên Giang tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới như hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh, hệ sinh thái rừng trên núi đá, hệ sinh thái rừng ngập chua phèn, hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô – cỏ biển.

Thiên nhiên là gì? Phân loại, vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên

Với các thông tin có trong bài viết “Sinh quyển là gì? Một số khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng nhất” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Mọi người hãy chung tay bảo vệ sinh quyển để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *