Trung Thu là một ngày lễ lớn trong năm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia Châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,….Với người Việt Nam, tết Trung thu không chỉ dịp đoàn viên, thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ mà còn là ngày vui của trẻ nhỏ. Vậy, tết Trung thu 2022 vào ngày nào dương lịch, âm lịch? Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Tết Trung thu 2022 ngày mấy? Tết Trung thu 2022 là ngày bao nhiêu?
Ngày tết Trung thu hàng năm theo lịch vạn niên sẽ là ngày 15/8. Bởi vậy tết Trung thu 2022 là ngày 15/8 âm lịch. Còn tết Trung thu 2022 dương lịch thì sẽ vào ngày 10/9/2022, thứ Bảy. Như vậy, chỉ còn 34 ngày nữa là đến tết Trung thu.
Từ tên gọi “Trung thu” bạn có thể giải biết được ngày tết Trung thu vào ngày nào. Từ “Trung” có nghĩa là giữa, “thu” có nghĩa là mùa thu. Nghĩa Trung thu chính là ngày ở giữa của mùa thu là ngày 15/8, ngày mà trăng tròn nhất và sáng nhất. Tết Trung thu 2022 được tổ chức khi nào? Tết Trung thu sẽ được tổ chức từ ngày 14 – 16/8 nhưng phổ biến nhất là một trong hai ngày 14/8 và 15/8 âm lịch.
Tết Trung thu 2022 hay còn gọi là gì?
Tết Trung thu 2022 hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như:
Tết thiếu nhi: Là dịp mà các bạn nhỏ được tặng quà nào là đồ chơi, bánh kẹo,…Vào ngày này, các bé sẽ được rước đèn ông sao, phá cỗ đêm rằm, hát những bài hát và vui Trung thu như múa Lân, múa Rồng,….Các hoạt động dành cho các bạn nhỏ thì rất nhiều và không thể thiếu đó là hình ảnh chú Cuội – chị Hằng.
Tết Trông trăng: Vào ngày này, dân gian cũng thường làm những mâm cỗ Trung thu. Các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng ngắm trăng, phá cỗ,….nên từ đó còn có tên gọi là tết Trông trăng.
Tết Đoàn viên: Như một nét đẹp trong văn hóa gia đình Việt Nam, tết Trung thu là dịp cả nhà cùng nhau sum họp, chia sẻ câu chuyện dưới ánh trăng. Cả nhà sẽ cùng nhau phá cỗ, ông bà, cha mẹ có thể tham gia các hoạt động của ngày tết Trung thu với con cháu như rước đèn, làm bánh trung thu,….
Nguồn gốc của Tết trung thu
Theo các nhà khảo cổ học, tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Dựa theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì có từ thời nhà Lý, tết Trung thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước, rước đèn,…Đến đời Lê – Trịnh thì tết Trung thu được tổ chức rất xa hoa trong chúa Phủ.
Có rất nhiều truyền thuyết lưu truyền về nguồn gốc của tết Trung thu như chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng tám, sự tích chị Hằng, sự tích Chú Cuội hay sự tích Thỏ Ngọc,…
Ý nghĩa của ngày tết Trung thu
Theo phong tục của người Việt, trong ngày này người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ để dâng lên tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau phá cỗ, thưởng trăng.
Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ bằng những món quà, những lời hỏi thăm. Tết Trung thu cũng được coi là tết Thiếu nhi, trẻ em trên khắp các vùng miền của cả nước đều đi rước đèn, phá cỗ; xem múa lân, ngắm trăng,….
Trong quan niệm của người xưa, tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng dự đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia. Nếu như trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, còn nếu trăng thu màu xanh lục thì năm đó sẽ có thiên tai, còn nếu trăng thu màu cam thì đất nước sẽ thịnh trị.
Phong tục ngày tết Trung thu
Cúng Rằm Trung thu
Trung thu chính là ngày Rằm tháng 8 âm lịch. Vào ngày này, mọi người thường sẽ làm mâm cúng ngày rằm giữa trời, thắp hương mời ông bà tổ tiên về “chơi” Trung thu. Đây là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt thể hiện lòng thành kính, sự quan tâm và cầu xin tài lộc, bình an, sức khỏe,….cho mọi thành viên trong gia đình.
Phá cỗ Trung thu
Mâm cỗ Trung thu là hình ảnh không thể thiếu. Với mỗi vùng miền đất nước sẽ có cách bày trí khác nhau. Về cơ bản thì sẽ có bánh kẹp, trái cây và đặc biệt là không thể thiếu bánh trung thu. Khi trăng lên cao nhất cũng sẽ là lúc tất cả mọi người cùng nhau phá cỗ.
Trông trăng
Bởi đây là khoảng thời gian mà trăng tròn và to nhất, dễ quan sát nhất. Người ta thường dành ngày đặc biệt này để ngắm trăng, trông trăng. Đây là điều rất đáng để thử đối với những ai yêu cái đẹp.
Rước đèn lồng
Rước đèn lồng là phong tục tập quán lâu đời của người dân trong ngày lễ đặc biệt này. Khi tới đêm rằm, trẻ em cầm trên tay đèn lồng nhiều màu sắc dắt nhau đi quanh một vòng để thể hiện nghi thức rước đèn. Những chiếc đèn lồng có nhiều hình dạng khác nhau như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn ông trăng,….được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như tre, giấy, vải, nến,….Mỗi chiếc đèn lồng sẽ có những ý nghĩa khác nhau.
Múa Lân
Múa lân là phong tục có ý nghĩa rất lớn trong ngày tết Trung thu. Mọi năm, cứ vào lúc nghe tiếng trống là mọi người sẽ biết gần đến Trung thu. Và cũng không cần đến ngày 14, 15 thì trẻ con, thanh niên trong làng cùng nhau múa lân, không khí nhộn nhịp khắp làng xóm. Lân là con vật tượng trưng cho điềm lành, múa lân trong tết Trung thu là cách để cầu mong điềm lành, sự may mắn cho các thành viên trong gia đình.
Ăn bánh Trung thu
Tết Trung Thu không thể thiếu bánh trung thu. Bánh trung thu được bày bán rất sớm mỗi dịp Trung thu đến. Bánh trung thu thường được làm thành hình vuông, hình tròn. Bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho mặt đất, thể hiện sự vững chắc còn bánh trung thu hình tròn thể hiện cho sự tròn đầy, viên mãn.
Những điều nên và không nên làm trong ngày tết Trung thu
Những điều nên làm trong ngày tết Trung thu
- Nên mặc trang phục màu đỏ vì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, thu hút tài lộc, tránh xui xẻo.
- Nếu bạn là người độc thân thì hãy đeo vòng dây cát tường màu đỏ; có thể đeo ở cổ tay, cổ chân nhưng phải đảm bảo nguyên tắc nam trái nữ phải.
- Vào ngày này, để cầu bình an, may mắn thì trước khi ra khỏi nhà hay khi trở về thì bạn cũng nên thắp hương cho ông bà, tổ tiên.
- Điểm thu hút tài lộc trên khuôn mặt đó chính là vầng trán. Vì thế, khi đi chơi vào ngày tết Trung thu hãy buộc tóc gọn gàng để đón nhận tài lộc, may mắn nhé!
Những điều không nên làm trong ngày tết Trung thu
- Nếu như bạn ốm, sức khỏe không tốt thì tốt nhất nên hạn chế ra ngoài hoặc đi chơi xa.
- Đối với phụ nữ mới sinh hoặc sẩy thai, cơ thể còn yếu thì cũng không nên tham gia vào các hoạt động bên ngoài.
- Những cặp đôi đang mâu thuẫn, cãi nhau thì không nên đi thưởng nguyệt ở nơi xa. Tình cảm đi xuống chính là dấu hiệu của sự đen đủi, cần tránh ra ngoài để giảm âm khí vào người.
Với các thông tin chia sẻ trong bài viết “Tết Trung thu 2022 vào ngày nào dương lịch, âm lịch?” sẽ giúp ích với bạn. Truy cập website ruaxetudong.org để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!