Lương tâm là gì? Vai trò và biểu hiện của người có lương tâm

Lương tâm là gì? Lương tâm giữ một vai trò quan trọng đối với mỗi người, là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi, đạo đức của bản thân trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, biểu hiện cũng như vai trò, quý bạn đọc hãy theo dõi các nội dung thông tin chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org

Lương tâm là gì? Ví dụ về lương tâm

Lương tâm là gì?
Lương tâm là gì?

Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích cho khái niệm lương tâm là gì. Đây là khái niệm khá trừu tượng nên không thể định nghĩa đúng, chính xác được. Cụ thể:

Theo quan niệm duy tâm, Hêghen cho rằng “lương tâm là sản phẩm của tinh thần khách quan”. Ông là người đầu tiên đặt vấn đề về nội dung khách quan của lương tâm. Hêghen nhận định tiêu chuẩn của lương tâm phụ thuộc vào đạo đức của những xã hội khác nhau còn hình thức sẽ phụ thuộc vào các cá nhân. Hai cái đó có thể ăn khớp hoặc mâu thuẫn với nhau.

Theo các nhà duy vật ở thế kỷ 17 – 18 lại cho rằng, lương tâm là phạm trù của đạo đức, là yếu tố quan trọng cấu thành đạo đức và chú ý tới vai trò của lương tâm trong đời sống đạo đức.

Tựu chung, lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người, tự giám sát bản thân; tự đề ra những nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra là ý thức chủ quan của cá nhân đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong xã hội.  Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn nhất, lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác ở trong xã hội.

Ví dụ của lương tâm: Làm sai thì biết nhận lỗi; giúp đỡ người già, trẻ nhỏ qua đường; gặp người khó khăn thì sẵn sàng giúp đỡ,…

Liêm sỉ là gì? Người vô liêm sỉ là người như thế nào?

Các trạng thái của lương tâm

Lương tâm có 2 trạng thái, đó là:

  • Trạng thái thanh thản: Là trạng thái thể hiện sự vui sướng, hài lòng với việc gì đó mà mình đã làm được, làm đúng với lương tâm của bản thân. Ví dụ khi nhặt được của rơi, bạn sẵn sàng trả lại người mất sẽ giúp bản thân cảm thấy thỏa mái, nhẹ nhõm hơn vì đã làm được việc tốt.
  • Trại thái cắn rứt: Thể hiện sự hối hận, cắn rứt lương tâm. Khi làm việc gì sai trái, xấu xa hoặc không phù hợp với bản thân thì luôn suy nghĩ lo lắng về vấn đề đó. Nhặt được của rơi mà không trả lại người mất thì luôn trong trạng thái sợ bị phát hiện, đòi lại và trách móc, khiến lương tâm không được yên.

Biểu hiện của người có lương tâm

  • Người có lương tâm luôn tự tin vào bản thân, phát huy được tính tích cực trong mọi hành vi của mình, góp phần phát triển xã hội.
  • Họ luôn biết điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của bản thân. Biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi gặp khó khăn mà không cần bất kỳ điều kiện nào.
  • Biết quý trọng mọi thứ xung quanh nên luôn được mọi người tôn trọng và quý mến.
  • Xác định được đúng sai, ngăn cản mọi hành động sai trái trước những xúi giục của người khác.
Biết xác định đúng sai, người xấu - người tốt,...
Biết xác định đúng sai, người xấu – người tốt,…

Vai trò của lương tâm

Lương tâm có một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và đạo đức con người. Lương tâm sẽ chi phối hành động, quyết định tới hành động con người làm việc tốt, việc thiện. Bên cạnh đó, lương tâm còn tạo động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện, làm tròn nghĩa vụ của mình đối với mọi người; dũng cảm nhận sai, kiên quyết sửa chữa sai lầm. Ngoài ra còn:

  • Giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa điều ác; biết thông cảm, chia sẻ hơn là thù ghét, đố kỵ.
  • Biết nhường nhịn hơn là ganh đua, biết phân biệt đúng – sai, phải – trái.
  • Luôn mong muốn được làm những điều tốt đẹp cho người khác
  • Giúp con người tu dưỡng đạo đức, sống chân thiện, lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

Lạnh lùng là gì? Lạnh lùng có phải bệnh trầm cảm không?

Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?

Lương tâm là vô giá nên mỗi người hãy luôn giữ gìn, không được để mất lương tâm
Lương tâm là vô giá nên mỗi người hãy luôn giữ gìn, không được để mất lương tâm

Lương tâm không tự nhiên sinh ra và mất đi mà nó xuất phát, tồn tại từ chính bản thân của mỗi người. Để trở thành người có lương tâm thì bạn cần phải:

  • Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan niệm tiến bộ và tự giác thực hiện theo các hành vi đạo đức hàng ngày.
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với đạo đức xã hội
  • Bồi dưỡng tình cảm trong sáng trong mối quan hệ giữa người với người. Hướng nhận thức tới sự cao thượng, không chỉ biết yêu thương con người mà còn biết cách sống vì người khác.
  • Rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ
  • Loại bỏ cái tôi, cái ích kỷ của bản thân; không sân si với người và với đời.
  • Làm việc gì cũng nên nghĩ trước nghĩ sau, đúng với pháp luật, lương tâm và đạo đức.

Với các thông tin có trong bài viết “Lương tâm là gì? Vai trò và biểu hiện của người có lương tâm” sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào có trong bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *