Toàn cầu hóa là gì? Mặt tích cực, tiêu cực của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một trong những xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới để bắt kịp sự phát triển của thế giới. Xu thế toàn cầu hóa vừa mang tới những cơ hội và thách thức đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vậy toàn cầu hóa là gì? Đặc điểm, tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là gì? Cùng khám phá các thông tin hữu ích này trong bài viết dưới đây.

Toàn cầu hóa là gì? Các khái niệm liên quan

Khái niệm toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là sự kết nối của nền kinh tế trên thế giới với các mảng như thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng hay dịch vụ, con người,….Hiểu một cách đơn giản, khái niệm toàn cầu hóa là việc chính phủ của nước nào đó cho phép công dân của nước mình làm việc xuyên biên giới. Chỉ cần công dân đảm bảo và thực hiện đúng quy định của các quốc gia đề ra. Toàn cầu hóa tiếng Anh là globalization.

Thế nào là toàn cầu hóa? Định nghĩa toàn cầu hóa cũng được nhắc đến trong SGK địa 11 và  lịch sử 12. Toàn cầu hóa cho phép các doanh nghiệp, con người trên thế giới kết nối với nhau một cách dễ dàng. Bản chất của toàn cầu hóa là gì? Là quá trình tăng lên mạnh mẽ của các mối quan hệ, những ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, sự phụ thuộc của tất cả các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Bùng nổ dân số là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết

Xu hướng toàn cầu hóa là gì?

Xu hướng toàn cầu hóa là thuật ngữ được sử dụng để giải thích cho hàng loạt các hoạt động xúc tiến các mối quan hệ giữa các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ. Đây là xu hướng được đại bộ phận quan tâm xây dựng, phát triển. Và đây cũng chính là lý do mà chúng ta đang chứng kiến nhiều tổ chức, hiệp hội lớn của các nước kết nạp thêm các thành viên.

Toàn cầu hóa kinh tế là gì?

Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế là sự chuyển động của kinh tế vĩ mô mang tầm vóc thế giới, không còn phạm trù là của một quốc gia, khu vực. Các quốc gia trong tổ chức hay những quốc gia có mối liên hệ kinh tế với nhau có thảo luận về các lĩnh vực được đề cập trong danh sách toàn cầu hóa kinh tế ví dụ như dịch vụ, vận tải biển, công nghệ,…

Hiệu ứng nhà kính là gì,nguyên nhân, tác động của biến đổi khí hậu

Toàn cầu hóa kinh tế là gì?

Bản chất của toàn cầu hóa là gì?

Về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động và phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới. Điều này mang tới nhiều lợi thế cho các quốc gia tham gia hội nhập, mang đến không ít khó khăn, thách thức cho sự phát triển.

Biểu hiện của toàn cầu hóa

  • Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là sự tăng nhanh chóng của nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài FDI.
Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn
  • Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng công cụ như internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại.
  • Gia tăng trao đổi văn hóa quốc tế như việc xuất khẩu các nền văn hóa phẩm như sách bảo, phim ảnh,…Trao đổi du học sinh ở các trường Đại học là minh chứng rõ nhất.
  • Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hóa và việc cá nhân ngày càng có xu hướng đến sự đa dạng văn hóa.
  • Thúc đẩy thương mại tự do, hàng hóa sẽ được giảm hoặc bỏ thuế, nhiều khu mậu dịch tự do được thành lập.
  • Thắt chặt vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.

Hệ sinh thái là gì? Phân loại hệ sinh thái trong đời sống

Nguyên nhân của toàn cầu hóa

Sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải liên kết, học hỏi để phát triển nếu không sẽ bị thụt lùi phía sau. Và toàn cầu hóa diễn ra tại các quốc gia, khu vực, dân tộc xuất phát chính từ nhu cầu phát triển, mang tính quốc tế.

Liên kết kinh tế thế giới ngày càng được mở rộng được minh chứng với nhiều tổ chức liên kết kinh tế, tài chính trong khu vực và thế giới. Một số tổ chức như IMF- Quỹ tiền tệ quốc tế, WB – Ngân hàng thế giới,…

Nguyên nhân của toàn cầu hóa là gì?

Các công ty quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều và phát triển mạnh mẽ, tác động tới nền kinh tế. Đặc biệt là sự hợp nhất của các công ty thành tập đoàn lớn, khẳng định được sự quan trọng của nền kinh tế đất nước.

Những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, giao thông vận tải làm thay đổi bộ mặt xã hội, tác động lớn đến tâm lý người dân và sự thâm nhập ngày càng sâu sắc của công nghệ đối với đời sống con người.

Các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, thiên tai,…cần có sự liên kết giữa các quốc gia, khu vực với nhau thì mới có thể giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.

Xuất siêu là gì? Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế

Đặc điểm của xu hướng toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa sẽ có các đặc điểm sau:

  • Kinh tế: Cho phép tập đoàn kinh tế hợp tác phát triển trên nhiều quốc gia. Nhờ đó, hạn chế được chi phí sản xuất, nhân công lao động, khách hàng cũng như nguồn nhiên liệu.
  • Xã hội: Dẫn tới sự tương tác lớn hơn giữa dân cư ở các vùng khác nhau.
  • Văn hóa: Tạo ra sự giao lưu văn hóa, nghệ thuật, xu hướng nghệ thuật hay cảm thụ nghệ thuật của thế giới.
  • Pháp lý: Thay đổi cách thức luật pháp quốc tế, thị thực
  • Chính trị: Có nhiều tổ chức chính trị lớn hợp pháp để bảo vệ quyền lợi giữa các đơn vị đầu tư và đơn vị được đầu tư.

Thế giới quan là gì, Phân loại và vai trò của các thế giới quan

Mặt tích cực, tiêu cực của toàn cầu hóa

Sự tác động của toàn cầu hóa ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa đó là:

Mặt tích cực của toàn cầu hóa

  • Toàn cầu hóa mang tới nhiều cơ hội phát triển đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế. Lực lượng sản xuất có điều kiện để phát triển giúp đẩy mạnh quá trình xã hội hóa.
Thúc đẩy kinh tế phát triển, hoạt động giao thương
  • Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội giao lưu, học tập,…tiếp thu những thành tựu khoa học – kỹ thuật tiên tiến; có thêm nhiều thị trường, được sự hỗ trợ của các tổ chức, linh minh tham gia.
  • Dưới sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch. Đi kèm theo đó là những cải cách, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khu vực.

Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa

Mặt trái của toàn cầu hóa là gì? Bên cạnh các lợi ích của toàn cầu hóa, thì còn có một số hạn chế, tiêu cực đó là:

  • Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt và sâu sắc hơn trong xã hội; những bất công xảy ra nhiều hơn dưới sự chi phối của vật chất, tiền bạc.
  • Việc giao lưu, trao đổi văn hóa có thể sẽ làm mai một đi số bản sắc văn hóa của dân tộc, sự tự chủ; thậm chí là mất hẳn độc lập, tự do.
  • Sự cạnh tranh kinh tế với nhiều nước trên thế giới, đòi hỏi phải biết nắm bắt thời cơ, tận dụng tối đa nguồn nhân lực nếu không rất dễ bị thụt lùi, loại bỏ “cuộc đua”, khó lòng theo kịp.

Kinh tế vi mô là gì? Phân biệt kinh tế vĩ mô với kinh tế vi mô

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến Việt Nam

Toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu từ những năm 80 của thế kỷ XX, kết nối nền kinh tế quốc gia, dân tộc với nhau. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cũng là thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam.

Cơ hội của xu thế toàn cầu hóa ở Việt Nam

  • Giúp cho hoạt động thương mại được mở rộng, hàng rào thuế quan được tháo bỏ, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa dễ dàng, rộng rãi hơn.
  • Toàn cầu hóa giúp đón đầu nền công nghệ hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
  • Chuyển giao nhanh thành tựu khoa học – công nghệ dưới hình thức quản lý, tổ chức với nhiều quốc gia.
  • Thực hiện chủ trương đa phương hóa mối quan hệ quốc tế, chủ động khai thác về những thành tự khoa học, công nghệ tiên tiến với nhiều quốc gia.

Thách thức của Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa

  • Gặp phải áp lực về sự cạnh tranh cũng như chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Đòi hỏi nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao, làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
  • Gây nên một số áp lực đối với tự nhiên, ảnh hưởng tới môi trường của các quốc gia, khu vực.
  • Sự cạnh tranh của thị trường thế giới và các mối quan hệ trong nền kinh tế quốc dân gây ra sự bất bình đẳng, thiệt hại lớn cho các nước phát triển như Việt Nam.

Biểu hiện của toàn cầu hóa ở Việt Nam

Biểu hiện toàn cầu hóa ở Việt Nam

Toàn cầu hóa kinh tế ở Việt Nam được biểu hiện qua:

  • Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại quốc tế. Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, sau hơn 16 năm Việt Nam đã có sự phát triển, tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, chuyển mình mạnh mẽ.
  • Năm 2016, Việt Nam gia nhập vào AEC và FTA, đã giúp Việt Nam trở thành nước có nhóm thu nhập trung bình, là một trong 32 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD.
  • Đến nay, Việt Nam trở thành điểm đến tin cậy, được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới lựa chọn để xây dựng các nhà máy sản xuất như Microsoft, Samsung, LG, Canon, , Toyota, Honda…
  • Với sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia, Việt Nam đã thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp khai thác dầu khí, lĩnh vực bưu chính,….Ngoài ra, các lĩnh vực như điện tử, may mặc, công nghệ ô tô cũng đem lại nhiều việc làm cho người lao động.
  • Việt Nam đầu tư ra nước ngoài khá tăng mạnh. Việt Nam đã rót vốn đầu tư liên tục ra nước ngoài với hơn 30 quốc gia, hàng tỷ USD.
  • Thị trường tài chính quốc tế được mở rộng, các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết nối với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử. Các ngân hàng trong nước, Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam như: HSBC; ANZ Vietnam (ANZ Bank); Standard Chartered; Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia để phát triển, tránh thụt lùi so với các nước trên thế giới. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức nên mỗi quốc gia cần có kế hoạch lâu dài để phát triển phù hợp với xu thế của thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *