Thỏ đẻ trứng hay đẻ con? Quá trình sinh sản của Thỏ thế nào?

Hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một phần không thể thiếu trong ngày lễ Phục sinh ở các nước phương Tây. Vậy, thỏ đẻ trứng hay đẻ con? Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, quý bạn đọc đừng bỏ qua các thông tin chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Thỏ đẻ trứng hay đẻ con?

Thỏ đẻ trứng hay đẻ con? thỏ đẻ ra con hay trứng? thỏ đẻ ra trứng hay con? Là câu hỏi của không ít người. Thỏ là loài động vật có vú, thuộc họ Leporidae thuộc bộ Lagomorpha, nên chắc chắn sẽ đẻ con. Với những con thỏ bình thường, trong quá trình sinh sản đều trải qua 4 giai đoạn đó là động dục, rụng trứng, mang thai và đẻ con. Chu kỳ sinh sản của thỏ rất ngắn nên mỗi năm thỏ đẻ từ 6-7 lứa, mỗi lứa từ 1-12 con.

Thỏ là loại động vật có vú nên để con
Thỏ là loại động vật có vú nên để con

Thỏ được phân thành 7 loại, điển hình nhất là thỏ rừng châu Âu (Oryctolagus cuniculus), thỏ đuôi bông (giống Sylvilagus; 13 loài), thỏ Amami (Pentalagus furnessi, 1 loài thỏ quý hiếm ở Nhật Bản),…. Tuổi thọ của thỏ từ 4- 10 năm.

Thỏ sinh sản như thế nào?

Như thông tin đề cập ở trên, có 4 giai đoạn sinh sản của thỏ, đó là:

Thời kỳ động dục

Tùy thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, giống mà thọ thường động dục lần đầu khoảng từ 2,5 – 3 tháng tuổi. Sau khoảng 2 chu kỳ động dục cần phải phối giống cho thỏ, lúc này thỏ có cân nặng trên 3kg.

Động dục là tình trạng sinh lý biểu hiện cho khả năng giao phối của thỏ cái. Chu kỳ động dục của thỏ cái từ 14 – 16 ngày. Thỏ cái chỉ chịu động dục khi động dục. Biểu hiện của động dục ở thỏ cái như sau:

  • Sự thay đổi của cơ quan sinh dục: Niêm mạc âm hộ sưng tấy, các mao mạch ở đó căng đầy, máu từ hồng nhạt sang đỏ tươi cho đến đỏ thẫm.
  • Sự thay đổi về hệ thần kinh: Ở thời kỳ này, thỏ có thể sẽ bỏ ăn hoặc kén ăn cũng có thể ăn nhiều. Thể hiện rõ nhất là khi cho thỏ đứng đến gần, thỏ cái sẽ nâng đuôi và cho thỏ đực nhảy phối.

Thời kỳ rụng trứng và giao phối

Khác với các loài gia súc khác, thỏ có độ xung động hưng phấn, khi giao phối thì mới rụng trứng. Sau khi giao phối từ 9 – 10 tiếng, các túi trứng bắt đầu phá vỡ, trứng qua loa kèn dẫn vào ống dẫn trứng đến vị trí được thụ tinh.

Thời kỳ mang thai

Theo đặc điểm sinh sản, thỏ sẽ mang thai từ 28-30 ngày. Nếu chúng ta cho thỏ đẻ dày thì thời gian mang thai sẽ dài hơn từ 1-3 ngày. Rất khó để xác định thỏ mang thai nếu chỉ dựa vào ngoại hình của nó. Có thể thử bằng cách cho thỏ đực vào phối sau 10 – 14 ngày phối trước, nếu thỏ cái mang thai thì sẽ không chịu đực.

Thời kỳ mang thai
Thời kỳ mang thai

Thời kỳ thỏ đẻ con

Trước khi đẻ, thỏ thường sẽ cắp, nhặt cỏ, lá vào ổ, cào lông trộn với đồ lót ổ làm thành tổ. Thỏ đẻ từ 1-12 con/lứa, thường từ 6-9 con/lứa. Sau khi đẻ xong, thỏ mẹ thường ăn hết nhau vì trong đó có nhiều sinh tố, kích dục tốt. Thỏ con đẻ ra, thỏ mẹ liếm hết sạch da toàn thân, đậy lớp lông kín cả đàn.

Thỏ đẻ từ 1-12 con/lứa
Thỏ đẻ từ 1-12 con/lứa

Một số câu hỏi liên quan đến thỏ

Vì sao thỏ đẻ con mà Lễ Phục sinh lại “toàn trứng”?

Chuyện kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa xuân đến Trái Đất muộn, khiến cho muôn loài phải gánh chịu cảnh lạnh giá. Khi Ostara tới, thần thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng.

Cảm thương, Ostara đã giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ bên mình làm thú cưng. Ostara cũng ban cho thỏ khả năng để trứng cùng khả năng chạy nhanh. Thần Ostara muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi mùa xuân tới.

Trứng thỏ là một biểu tượng trong lễ Phục sinh
Trứng thỏ là một biểu tượng trong lễ Phục sinh

Thế nhưng, một lần thỏ thần khiến cho Ostara nổi giận, nó bị ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống trần gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân. Kể từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành nét đẹp không thể thiếu trong ngày lễ Phục sinh ở các nước phương Tây.

Lễ phục sinh là gì? Là ngày nào? Các hoạt động ngày lễ phục sinh

Tại sao thỏ mẹ lại ăn con của mình?

Đẻ xong, thỏ mẹ thường liếm cho con khô, ăn nhau thai nhưng do khát nước và thiếu chất khoáng nên có không ít thỏ mẹ ăn luôn cả con của mình. Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời, thỏ mẹ hình thành thói quen ở lứa đẻ tiếp theo. Để khắc phục tình trạng này, bạn phải cho thỏ uống nước tự do sau khi sinh đẻ.

Thức ăn cho thỏ sinh sản

Thỏ sinh sản ăn được nhiều loại thức ăn, đặc biệt là cần phải bổ sung thêm nhiều loại thức ăn có hàm lượng đạm thô cao. Theo kết quả nghiên cứu, hàm lượng đạm thô từ 33 – 35g/con/ngày cho kết quả sinh sản tốt, phát triển ổn định nhất là trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Các nhóm thức ăn cho thỏ sinh sản gồm có:

  • Thức ăn thô xanh: Cỏ tự nhiên hỗn hợp, lục bình, rau muống, cỏ voi, thân cây chuối, thân cây ngô, cây rau lang, bắp cải vụn, su hào, cà rốt, củ cải,…
  • Thức ăn tinh: Lúa, ngô, khoai, sắn, các loại hạt ngũ cốc,…
  • Thức ăn bổ sung chứa hàm lượng đạm thô cao: Dầu khô đậu nành, đậu phộng, bột cá, bột thịt, bã bia,…

Cách phân biệt giới tính của thỏ

Cách phân biệt giới tính của thỏ
Cách phân biệt giới tính của thỏ

Có không ít người nhầm lẫn và không phân biệt được giới tính của thọ. Thỏ dưới 3 tuần tuổi rất khó để phân biệt, chỉ người có chuyên môn mới biết đâu là thỏ đực, đâu là thỏ cái.

Với thỏ từ 4 tuần tuổi trở lên, chỉ cần quan sát lỗ sinh dục là bạn dễ dàng phân biệt. Hoặc có thể phân biệt bằng cách dùng tay ấn nhẹ vào lỗ sinh dục nếu như thấy cục thịt nhô lên khoảng chừng 1mm thì đó là thỏ đực. Ngược lại, khi ấn tay vào lỗ sinh dục chỉ có một rãnh nhỏ kéo dài về phía hậu môn thì là thỏ cái.

Với các thông tin có trong bài viết “Thỏ đẻ trứng hay đẻ con? Quá trình sinh sản của Thỏ thế nào?” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website ruaxetudong.org!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *