Telesales là gì? 5 kỹ năng sống còn của nghề telesale

Telesales là gì? Là một hình thức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trực tiếp qua điện thoại. Công việc của một nhân viên kinh doanh tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất đây là một trong những ngành nghề áp lực nhất hiện nay. Để có thêm nhiều thông tin chi tiết về kỹ năng bán hàng qua điện thoại, quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Telesales là gì?

Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích cho khái niệm telesale là gì. Hiểu một cách đơn giản nhất thì telesales là hình thức bán hàng qua điện thoại. Người đảm nhận vị trí telesale sẽ có nhiệm vụ liên hệ với khách hàng qua điện thoại để giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

telesales là gì
Telesales là gì?

Nhân viên telesale là một bộ phận của phòng kinh doanh, họ sẽ tìm kiếm thông tin và gọi điện cho khách hàng tiềm năng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, cố gắng thuyết phục để chốt đơn hàng, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể nói, đây là phương thức bán hàng hiệu quả nhất được nhiều doanh nghiệp, có sở kinh doanh áp dụng nên bạn dễ dàng tìm thấy các thư mời tuyển dụng telesales.

Công việc của nhân viên telesales là gì?

Căn cứ vào đặc thù của từng doanh nghiệp, công việc telesale cũng được phân chia theo một cách khác nhau. Tuy nhiên, một nhân viên telesales sau khi trúng tuyển dụng sẽ đảm nhiệm các công việc sau đó là:

  • Bộ phận marketing sẽ cung cấp database của khách hàng cho phòng kinh doanh, nhân viên telesale sẽ có trách nhiệm tiếp nhận, phân chia theo khu vực của khách hàng.
  • Liên hệ với khách hàng theo số điện thoại đã được lọc, cung cấp theo kịch bản có sẵn. Căn cứ vào nhu cầu, thông tin của khách hàng mà nhân viên tư vấn sẽ chọn cách tư vấn và thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm. Việc thuyết phục khách hàng không hề dễ dàng nhất là các vị khách khó tính, điều này đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng khi tiếp thị sản phẩm qua điện thoại.
  • Đặt lịch hẹn với khách hàng. Với các sản phẩm cần qua trực tiếp để xem thì bạn cần phải đặt lịch hẹn với khách về thời gian, địa điểm,….để đến bước quan trọng nhất là chốt sale.
  • Để khách hàng tái sử dụng dịch vụ và sản phẩm bạn nên xây dựng mối quan hệ với khách hàng để tăng mức độ uy tín của công ty, doanh nghiệp. Khách hàng không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà còn chú ý tới dịch vụ, chính sách sau khi mua hàng.
  • Nguồn database từ phòng marketing cung cấp chắc chắn sẽ không đủ để bạn tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng. Do đó, bạn cũng nên chủ động tìm kiếm khách hàng cho mình thông qua các trang mạng xã hội để tăng doanh số, xây dựng vị trí của mình.
  • Bên cạnh việc gọi điện trực tiếp tới khách các khách hàng tiềm năng thì bạn cũng cần phục vụ khách hàng chủ động liên hệ tới để giải đáp các thắc mắc về dịch vụ mà bản phẩm công ty đang cung cấp cho khách hàng.
  • Thường xuyên theo dõi các báo cáo, kết quả công việc của mình. Tùy thuộc vào mô hình quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp mà nhân viên telesale sẽ đảm nhận thêm các công việc khác.

5 kỹ năng sống còn để trở thành một telesales thành công

Với áp lực công việc lớn, để có thể làm việc lâu dài với nghề telesale bên cạnh việc bạn biết cách telesale hiệu quả thì cần phải có rất nhiều kỹ năng khác. Vậy, kỹ năng cần có của telesales là gì? 

Nắm bắt được tâm lý khách hàng

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng, quyết định đến việc khách hàng có chọn mua sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không. Qua việc trò chuyện bạn cần biết khách hàng đang cần tìm mua sản phẩm nào, mức giá ra sao,..từ đó đem tới những gợi ý về sản phẩm bên bạn đang cung cấp. Đồng thời, giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của họ, thuyết phục họ đặt mua hàng thì mới được coi là một telesales hiệu quả.

Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức 

Bên cạnh các thông tin, kiến thức nền về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang có thì bạn cũng cần phải tìm hiểu, trang bị cho mình những kiến thức thông tin khác để cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra cũng cần tới nhiều kiến thức liên quan khác để tạo niềm tin cho khách hàng, xây dựng mối quan hệ khách hàng thân thiết.

telesales là gì
Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn

Nói năng lưu loát, dễ nghe, xử lý tình huống nhanh

Để trúng tuyển và làm việc trong lĩnh vực telesale thì đây là một trong số các yêu cầu cơ bản nhất. Khả năng giao tiếp, xử lý tình huống nhanh sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng, khách hàng yên tâm hơn về sản phẩm mà công ty bạn cung cấp. Bên cạnh đó còn xây dựng mối quan hệ bền lâu với khách hàng, bạn hãy tập trung vào nhu cầu của khách hàng thì việc chốt đơn chỉ là vấn đề thời gian.

Xây dựng nội dung, kịch bản trước khi gọi điện

Trước khi tư vấn khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ nào đó, bạn hãy đọc kỹ thông tin về nhu cầu, sở thích,…để tư vấn chuẩn nhất. Mặt khác, bạn cũng cần phải xác định trước nội dung phù hợp với khách hàng, tự đặt ra các câu hỏi để có thể ứng biên một cách tốt nhất khi khách hàng thắc mắc.

Sự kiên trì, bền bỉ

Kiên trì, bền bỉ là yếu tố quan trọng với một nhân viên telesale chuyên nghiệp. Bạn sẽ không gắn bó được với công việc này nếu như không có sự nhẫn lại bởi khách hàng sẽ không đưa ra quyết định chọn mua ngay lập tức khi bạn mới giới thiệu về sản phẩm. Sự kiên trì, bền bỉ của bạn sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.

Ngoài ra, bạn cũng cần có thêm các kỹ năng cơ bản khác như sử dụng thành thạo các phần mềm gọi điện, xử lý cuộc gọi; kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng chốt đơn;….

Trách nhiệm của nhân viên làm telesale là gì?

Kết quả đánh giá chất lượng của một nhân viên telesale sẽ dựa trên KPI, doanh số bán hàng và lợi nhuận đem lại cho công ty. Dù bạn là người mới làm việc trong lĩnh vực này hay người có kinh nghiệm thì đều phải đảm bảo các yêu cầu cơ sản sau:

  • Số lượng cuộc gọi được giao hàng tháng
  • Số lượng đơn hàng cần phải chốt thành công
  • Thời gian trung bình nhân viên giới thiệu sản phẩm tới khách hàng
  • Tỷ lệ cuộc gọi từ chối với tổng cuộc gọi được thực hiện
  • Số lượng khách hàng tiềm năng

Mức lương của telesale là bao nhiêu?

mức lương thưởng
Mức lương của telesale là bao nhiêu?

Thu nhập của nhân viên telesale được tính giống như nhân viên kinh doanh. Họ thường có 2 loại lương đó là lương cứng và lương mềm. Lương cứng là một khoản lương cố định, được trả hàng tháng dù bạn có hoàn thành công việc được giao hay không. Còn lương mềm là số % hoa hồng mà bạn nhận được khi chốt một đơn hàng thành công. Ngoài ra còn có các phần thưởng khác khi bạn hoàn thành tốt công việc.

Phổ lương của telesales – tiếp thị bán hàng qua điện thoại sẽ từ 4- 30 triệu đồng, tùy theo kinh nghiệm, năng lực và công ty, doanh nghiệp. Trung bình thì lương của telesale thời điểm hiện nay sẽ là từ 7-8 triệu đồng +% doanh số/tháng, tổng lương của một telesales có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Đây là mức thu nhập hấp dẫn nên được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Những lỗi sai của một telesale là gì?

Quá thân mật với khách hàng

Trong một số trường hợp việc bạn thân mật quá với khách hàng sẽ gây cảm giác không thỏa mái mà bạn cũng rất khó mở lời khách hàng sản phẩm mình đang cung cấp. Do đó bạn cần biết cách tiết chế, không nên quá thân mật mà hãy làm quen, gần gũi với khách hàng trong một chừng mực nhất định.

Không nói ngọng, tiếng địa phương

Nếu bạn để ý, trên các trang tuyển nhân viên telesale thì yêu cầu về giọng nói trở cũng được nhiều doanh nghiệp chú ý tới. Để tiếp cận với khách hàng dễ dàng bạn không được nói ngọng, nói tiếng địa phương. Điều này có thể khiến khách hàng hiểu sai mong muốn, ý nghĩ của bạn.

Ngắt lời khách hàng

Khi tư vấn hay trả lời bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng bạn hãy tôn trọng khách và để khách hàng đưa ra hết câu hỏi, không nên ngắt lời. Việc ngắt lời không chỉ tạo cảm giác không thỏa mái còn còn cảm thấy khách hàng không được tôn trọng.

Với nội dung trong bài viết “Telesales là gì? 5 kỹ năng sống còn của nghề telesale”, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để trở thành một người tài trong lĩnh vực telesale bạn hãy thường xuyên học tập, trau dồi thêm nhiều kỹ năng cùng khả năng xử lý tình huống linh hoạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *