Chipset là gì? các loại chipset trên mainboard

Chipset là gì? Là một thành phần quan trọng có trên bo mạch chủ và bạn không thể mua rời giống như CPU. Bộ phận này giữ một vai trò vô cùng quan trọng, được coi là trung tâm giao tiếp của bo mạch chủ, là vi điều kiện cho hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc theo dõi các chia sẻ dưới đây.

Chipset là gì?

Chip set gì? Là một bộ gồm các con chip, là thành phần gắn liền với các bo mạch chủ; giữ vai trò trung tâm giao tiếp của bo mạch chủ. Chipset xác định chuẩn tương thích với phần cứng và bo mạch chủ. Vậy nên nó có sự tương thích giữa CPU, RAM, Card đồ họa hay ổ cứng và Mainboard.

Chipset là gì? Tổng hợp các thông tin liên quan về chip set
Chipset là gì? Tổng hợp các thông tin liên quan về chip set

Driver chipset là gì?

Driver chipset là một ngôn ngữ điều khiển, được tạo ra dành riêng cho các chipset. Được coi là cầu nối giữa phần mềm với phần cứng. Nếu như không có driver thì phần cứng sẽ không thể hoạt động được.

Việc tìm kiếm các driver tương thích giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Máy tính chỉ có thể hoạt động được khi driver chipset đúng của nó. Để tải các driver này bạn chỉ cần truy cập vào trang web của đơn vị sản xuất. Bên cạnh các driver chipset, máy tính còn cần nhiều các driver khác thì mới có thể hoạt động được như video, sound card,…

Cấu tạo của chipset

Với những chiếc máy tính đầu tiên Mainboard được cấu tạo từ nhiều IC. IC được cấu tạo từ một hoặc nhiều chip có chức năng điều khiển từng bộ của máy tính như bàn phím, chuột, âm thanh,…Với sự phát triển của công nghệ, chipset ra đời kết nối các IC đơn lẻ lại với nhau đem lại hiệu quả hoạt động của bo mạch chủ, giảm đáng kể số lượng IC đơn lẻ, giảm kích thước của  Mainboard.

Cấu tạo của chipset như thế nào?
Cấu tạo của chipset như thế nào?

Các loại chipset trên mainboard

Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta chia chipset thành 2 loại đó là:

Chip cầu bắc

Chip cầu bắc có tên gọi tiếng anh là Memory Controller Hub (MCH). Đây là con chip trung gian giữa các phần cứng như CPU, RAM,…Chip cầu bắc là thành phần quyết định đến số lượng, chất tượng và tốc độ của RAM, CPU khả dụng.

Chip cầu nam

Có tên gọi tiếng anh là ICH -I/O Controller Hub), không được kết nối với CPU mà phải thông qua chip cầu bắc. Chip cầu nam giữ vai trò trong các công việc có tốc độ chậm của bo mạch chủ. Hiểu một cách đơn giản thì đây là con chip trung gian, liên lạc giữa các thiết bị có tốc độ chậm hơn trên máy tính. Một chip cầu nam có thể làm việc với nhiều chip cầu bắc khác và 2 chip cầu này muốn hoạt động thì phải thiết kế tương thích với nhau.

Vai trò của chipset máy tính là gì?

Chipset giữ vai trò quan trọng trong máy tính
Chipset giữ vai trò quan trọng trong máy tính

Chipset giữ một vai trò quan trọng đối với máy tính, nó quyết định tới khả năng tương thích của phần cứng như RAM, CPU,…Để hiểu rõ thêm, bạn hãy theo dõi các thông tin cụ thể dưới đây:

Quyết định tới sự tương thích của phần cứng

Có 3 yếu tố mà chipset có thể quyết định đó là:

  • Sự tương tích của phần cứng, ví dụ như CPU hay RAM mà bạn có thể gắn lên mainboard.
  • Các tùy chọn mở rộng như là bạn có thể gắn các thiết bị qua cổng PCI
  • Khả năng ép xung OC

Khi đã có các bo mạch chủ hoặc chipset, bạn sẽ biết được phải chọn những phần cứng còn lại như thế nào. Ví dụ như các loại RAM gì, tốc độ cao hay thấp, ổ cứng là gì và số lượng ổ có thể gắn; các lựa chọn card đồ họa hoặc có hỗ trợ nhiều card hay không,…

Chipset quyết định tới các tùy chọn mở rộng

Chip set sẽ quyết định tới các tùy chọn phần cứng, mở rộng nhờ bus. Những thành phần cứng, thiết bị ngoại vi kết nối với bo mạch chủ thông qua bus. Mọi bo mạch chủ đều hỗ trợ nhiều loại bus khác nhau, mỗi loại bus sẽ có tốc độ, băng thông khác nhau. Chúng được chia làm 2 loại đó là bus trong và bus ngoài.

Quyết định tới khả năng ép xung OC

Ép xung (OC) là đẩy xung nhịp của các thành phần cứng lên cao hơn so với xung mặc định. Điều này sẽ giúp cho máy tính của bạn hoạt động với hiệu suất cao hơn. Chipset hỗ trợ ép xung bắt buộc phải có khả năng điều khiển các yếu tố cần thiết trong khi ép xung như điện áp, xung nhịp,… trong UEFI hay BIOS có thể thấy được tốc độ của CPU lên cao hơn so với mức thiết kế.

Nếu như chipset không thể ép xung thì tính năng này sẽ không có hoặc nếu có thì sẽ không thể sử dụng được và bạn sẽ phải sử dụng tới con CPU đó theo tốc độ mà đơn vị sản xuất thiết lập.

Các dòng driver chipset intel phổ biến hiện nay

CPU Intel Pentium

Pentium là dòng chip xử lý ổn định và có giá thành cạnh tranh nhất hiện nay. Người dùng sẽ bắt gặp mẫu chip pc này ở các dòng máy tính tầm trung. CPU Intel Pentium không hỗ trợ với các công nghệ hiện đại như Turbo Boost hay siêu phân luồng nhưng bù lại sản phẩm lại tương thích với nhiều bo mạch đến từ nhiều hãng khác nhau.

CPU Intel Pentium
CPU Intel Pentium

CPU Intel Pentium có 2 nhân xử lý với xung nhịp dao động từ 1.1 -3.5 GHz. Đến nay, CPU Pentium đã được nâng cấp lên hệ thống Haswell giúp cho hiệu năng xử lý tốt hơn so với các CPU trước đây.

CPU Intel Core i

Là thế hệ mới nhất với khả năng xử lý, trạng bị card đồ họa mạnh hơn rất nhiều so với các thế hệ như Nehalem, Sandy Bridge,…CPU Intel Core i chính là thế hệ có hiệu năng mạnh nhất với công hệ hiện đại bậc nhất hiện nay.

CPU Intel Xeon

CPU Intel Xeon có đầy đủ các tính chức năng, cấu hình cần thiết cho một máy tính thông thường nhất là cho các server hoặc máy trám. Chip Intel Xeon thường được sử dụng cho các máy tính cần có hiệu năng cao.

CPU Intel Xeon có hỗ trợ RAM ECC phát hiện và sửa các lỗi dữ liệu trước khi nó xảy ra. Đồng thời, lõi nhiều CPU, bộ nhớ đệm L3 cache cao, bộ vi xử lý chip Intel có độ bền cực kỳ cao.

CPU Intel Celeron

Đây là bộ xử lý cấp cơ bản của intel cho các công việc tính toán cơ bản như email, internet và tạo tài liệu. CPU Celeron là dòng chip rút gọn của Pentium nhằm giảm giá thành với số lượng bóng bán dẫn trong Celeron ít hơn và bộ nhớ cache nhỏ hơn. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chip Celeron trên các sản phẩm máy tính giá thấp.

CPU Intel Celeron
CPU Intel Celeron

Celeron và Pentium tương đương nhau nhưng khi chạy ở các ứng dụng mạnh như game, thiết kế đồ họa, video thì Pentium có tốc độ nhanh từ 1.5 – 2 lần. Celeron cũng được nâng cấp hệ lên thế hệ Haswell. Intel Celeron Haswell được định hướng sử dụng trên laptop và ultrabook giá rẻ, đảm bảo hiệu năng ổn định.

Mong rằng, các nội dung thông tin trong bài viết “Chipset là gì? các loại chipset trên mainboard” sẽ giúp ích bạn. Bất kỳ đóng góp nào để bài viết trở nên hoàn thiện hơn quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ tập hợp và gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *