Sóng vô tuyến là gì? Các loại, ứng dụng của sóng vô tuyến

Sóng vô tuyến được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nên không còn xa lạ với tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng định nghĩa chính xác khái niệm sóng vô tuyến là gì, phân loại cũng như ứng dụng. Vậy thì hãy theo dõi những nội dung thông tin chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Sóng vô tuyến là sóng gì?

Có nhiều khái niệm được đưa ra để giải thích khái niệm sóng vô tuyến là sóng gì. Hiểu đơn giản, sóng vô tuyến là loại bức xạ điện từ với các bước sóng trong phổ điện từ, dài hơn ánh sáng hồng ngoại. Sóng vô tuyến được sử dụng phổ biến trong các công nghệ truyền thông, thiết bị điện tử hiện đại.

Sóng vô tuyến được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Sóng vô tuyến được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Sóng vô tuyến là một dạng của sóng điện từ, truyền với vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không và có thể lan truyền trong nhiều môi trường khác nhau. Khi di chuyển, nếu gặp vật thể thì có thể di chuyển chậm lại. Mức độ này sẽ phụ thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi của môi trường.

Bước sóng của sóng vô tuyến là khoảng cách từ một đỉnh sóng này tới đỉnh sóng kế tiếp và tỉ lệ nghịch với tần số của sóng. Trong môi trường chân không V = 299.792.458 m/s, tần số sóng là 1 Hz, tạo ra tín hiệu nhận biết 1 Megahertz và sẽ có bước sóng lamda khoảng 299m.

Tại Việt Nam, sóng vô tuyến được quản lý bởi Cục Tần số vô tuyến thuộc Bộ Thông tin và truyền thông.

Lịch sử của sóng vô tuyến

Nhà vật lý người Scotland James Clerk Maxwell là người tìm ra sóng vô tuyến thông qua việc phát triển một lý thuyết điện từ thống nhất năm 1870.

Năm 1886, nhà vật lý người Đức Heinrich Hertz đã áp dụng lý thuyết của Maxwell để sản xuất và thu sóng vô tuyến. Ông đã sử dụng các công cụ tự chế như một cuộn dây cảm ứng, bình Leyden (loại tụ điện làm từ lọ thủy tinh và các lớp giấy bạc bọc cả trong lẫn ngoài) để tạo ra sóng điện từ. Từ đó, ông đã trở thành người đầu tiên truyền và nhận sóng vô tuyến để kiểm soát. Đơn vị tần số của sóng sẽ là EM – một chu kỳ của mỗi dây được gọi là Hertz (Hz).

Các loại sóng vô tuyến

Các loại sóng vô tuyến
Các loại sóng vô tuyến

Sóng vô tuyến có nhiều loại khác nhau, phải kể đến như:

Sóng dài: Thường có phản xạ tốt qua các tầng điện li. Sóng dài không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng giao thoa (Fading).

Sóng trung: Được sử dụng để lan tỏa sóng trong các thành phố lớn, phản xạ kém hơn sóng dài và chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng fading.

Sóng ngắn vô tuyến: Có tần số khá cao, thường bị các vật cản hấp thụ. Ưu điểm của sóng ngắn là có thể liên lạc rất xa.

Sóng cực ngắn: Có khả năng xuyên qua mọi tầng và đi vào không gian vũ trụ. Sóng cực ngắn thường được ứng dụng trong liên lạc, phát thanh truyền hình.

Sóng điện từ là gì? Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng

Ứng dụng của sóng vô tuyến

Phát thanh

Một trong những ứng dụng sóng vô tuyến đó là phát thanh. Trước hết, tín hiệu âm thanh được điều chế với sự giúp đỡ của nhiều kỹ thuật điều chế khác nhau như điều chế biên độ AM – Amplitude Modulation) và điều chế tần số (FM – Frequency Modulation)

Tín hiệu điều chế sau đó được mã hóa và truyền trong không khí với sự trợ giúp của máy phát sóng vô tuyến. Về phía máy thu sóng vô tuyến, tín hiệu có thể được truy xuất bằng cách điều chỉnh máy thu về cùng với tần số của máy phát.

Sóng vô tuyến được ứng dụng trong phát thanh
Sóng vô tuyến được ứng dụng trong phát thanh

Mạng di động

Sóng vô tuyến có khả năng xuyên qua các vật liệu cứng, chướng ngại vật như tòa nhà, cây cối dễ dàng. Tính chất này của ngành truyền thông sử dụng để thiết lập liên kết di động với mục đích trao đổi thông tin. Bộ phát và thu sóng vô tuyến được lắp đặt ở bên trong của điện thoại di động giúp truyền, nhận tín hiệu dưới sự trợ giúp của sóng vô tuyến.

Khám chữa bệnh

Sóng vô tuyến được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Chẳng hạn như sử dụng trong các máy chụp cộng hưởng từ để cho ra hình ảnh 3 chiều chi tiết về cơ quan nội tạng. Sử dụng sóng vô tuyến để quét MRI để chụp hình ảnh từ con người. 

Tia sáng là gì? Chùm sáng là gì? Cách biểu diễn tia sáng

Công nghệ nhận dạng

Công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến được thực hiện để giảm sát và quản lý sách, tạp chí và tài liệu điện tử một cách đơn giản, hiệu quả. Hệ thống RFID sử dụng thiết bị phát mã RFID dạng nhỏ có gắn chip dính vào từng cuốn sách, tài liệu hoặc thậm chí là ẩn bên trong trong quá trình sản xuất. Điều này giúp việc quản lý sách trở nên đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều.

Công nghệ nhận dạng
Công nghệ nhận dạng

Liên lạc vô tuyến

Sóng vô tuyến được sử dụng vào việc liên lạc, trao đổi thông tin. Muốn thu được tín hiệu vô tuyến cần có dụng cụ thu sóng gọi chung là anten. Anten nhận được nhiều loại sóng vô tuyến nên phải đi kèm với bộ dò sóng để cộng hưởng với một tần số cố định.

Với các thông tin có trong bài viết “Sóng vô tuyến là gì? Các loại, ứng dụng của sóng vô tuyến” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về Vật lý, Hóa học,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *