Siêu trăng là gì? Hiện tượng siêu trăng diễn ra khi nào?

Siêu trăng là hiện tượng thiên văn kỳ thú, thu hút sự quan tâm của nhiều người đặc biệt là những người yêu thích thiên văn học. Vậy, siêu trăng là gì? Cùng tìm hiểu các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org

Siêu trăng là gì?

Siêu trăng là gì?
Siêu trăng là gì?

Siêu trăng – SuperMoon là hiện tượng trăng tròn hiếm gặp. Nếu mặt trăng tròn xuất hiện mỗi tháng một lần thì siêu trăng chỉ xuất hiện nhiều nhất vài lần mỗi năm. Theo Space, hiện tượng siêu trăng xảy ra do sự thay đổi quỹ đạo di chuyển của mặt trăng xung quanh Trái Đất. Khi mặt trăng ở cận điểm so với Trái Đất thì khi đó nó sẽ lớn hơn 17% và sáng hơn 30% bình thường.

Siêu trăng là một trăng non hoặc trăng tròn nằm ở vị trí cực cận – điểm gần nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất trong quỹ đạo của tháng đó. Nhà chiêm tinh  Richard Nolle đã đặt ra thuật ngữ “SuperMoon – Siêu trăng” từ hơn 30 năm trước. 

Siêu trăng diễn ra như thế nào?

Siêu trăng diễn ra như thế nào?
Siêu trăng diễn ra như thế nào?

Các nhà khoa học ước tính, khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất vào khoảng 382.900 km, quỹ đạo mà Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất không phải là đường tròn tuyệt đối. Điểm cận địa (gần nhất) và viễn địa (xa nhất) sẽ thay đổi theo các tháng âm lịch.

Nhà khoa học Noah Petro – Người đại diện cho LRO cho rằng, lý do quỹ đạo của Mặt Trăng chạy theo hình oval là bởi nó đang chịu tác động lớn từ thủy triều hoặc từ lực hấp dẫn. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra nhận định, không phải mình trái đất, lực tác động từ Mặt Trời hay hành tinh khác cũng có thể ảnh hưởng đến Mặt Trăng. Điều đó làm Mặt Trăng đến gần hơn với chúng ta.

Để siêu trăng xuất hiện thì cần có 2 điều kiện đó là quỹ đạo Mặt Trăng đi đến vị trí Trái Đất gần nhất và Mặt Trăng phải nằm ở trạng thái pha tròn. Hiện tượng siêu trăng xuất hiện khá thường xuyên khoảng 4 – 6 lần/năm. Ngoài ra, siêu trăng cũng chịu ảnh hưởng bởi quỹ đạo của Trái Đất khi quay quanh Mặt Trời và sự thay đổi hướng quỹ đạo của Mặt Trăng.

Trend mặt trăng ngày sinh là gì? Bói tính cách trên moon phase của bạn

Hiện tượng siêu trăng gần nhất là khi nào?

Siêu trăng xuất hiện vào ngày 14/11/2016 là lần gần nhất kể từ 26/1/1948. Lần tiếp theo siêu trăng tiếp cận gần Trái Đất là ngày 25/11/2034. Lần trăng tròn tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 11/8/2022 được gọi là “Mặt trăng cá tầm” và đây cũng là siêu trăng cuối cùng trong năm.

Hướng dẫn cách xem siêu trăng

Hướng dẫn cách xem siêu trăng
Hướng dẫn cách xem siêu trăng

Là một người yêu thiên văn, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua hiện tượng siêu trăng hàng năm. Bạn có thể quan sát siêu trăng bằng mắt thường mà không cần phải sử dụng đến các thiết bị bảo vệ mắt. Nếu muốn ngắm nhìn rõ hình dáng cũng như bề mặt của Mặt Trăng thì bạn nên chuẩn bị một chiếc kính thiên văn nhé!

Việc bạn cần làm đó chính là lựa chọn một nơi thoáng đãng để tránh ô nhiễm ánh sáng. Ngoài ra, bạn cũng cần phải theo dõi dự báo thời tiết trước khi quan sát. Nếu như trời nhiều mây hoặc mưa thì sẽ khó quan sát, thậm chí là không quan sát được. 

Nguyệt thực là gì? Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào?

Sự thật về hiện tượng siêu trăng ít ai biết

Siêu trăng không phải là hiện tượng hay dấu hiệu hủy diệt Trái Đất

Bất chấp các cảnh bảo, thông tin từ nhiều tổ chức trên thế giới, nhiều người vẫn cho rằng, hiện tượng siêu trăng là dấu hiệu dự báo sự hủy diệt Trái Đất. Đây là phỏng đoán hoàn toàn sai, không có cơ sở khoa học nào chứng minh.

Siêu trăng chỉ là một hiện tượng bình thường, xảy ra hàng năm. Hiện tượng này không hề tác động hay ảnh hưởng đến quỹ đạo của Trái Đất như nhiều người nhận định. 

Siêu trăng có sự khác nhau theo từng thời điểm

Trái Đất và Mặt Trăng đều có quỹ đạo quay của riêng mình nêm cận điểm từ mặt trăng đến trái đất sẽ khác nhau. Bởi vậy, siêu trăng có sự khác nhau theo từng thời điểm. Ngoài ra, còn có sự tác động của lực hấp dẫn, tạo ra những ảnh hưởng to lớn đối với việc siêu trăng diễn ra. Tất cả những điều này sẽ phụ thuộc vào cơ chế chuyển động của Mặt Trời.

Siêu trăng mùa đông có kích thước cực lớn

Vào mùa đông, Trái Đất tiến gần hơn đến Mặt Trời trên quỹ đạo đường đi của nó đặc biệt là vào tháng 12. Đồng thời, lực hấp dẫn từ Mặt Trời có khả năng kéo Mặt Trăng lại gần với hành trình của chúng ta hơn. Vậy nên, chúng ta sẽ thấy siêu mặt trăng mùa đông có kích thước lớn hơn các mùa khác trong năm.

Nhật thực là gì, những thời điểm nhật thực xảy ra trong năm

Siêu trăng mùa đông có kích thước cực lớn
Siêu trăng mùa đông có kích thước cực lớn

Siêu trăng có thể thay đổi thủy triều

Siêu mặt trăng có thể làm thay đổi thủy triều nhưng chỉ là một tỉ lệ rất nhỏ. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện tượng thủy triều vào mùa xuân sẽ kèm với siêu trăng. Vị trí thẳng hàng giữa Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất tạo ra dòng thủy triều trên trái đất. Thùy chiều cao hơn khoảng một hoặc vài inch. Mức thủy triều vào thời điểm siêu trăng sẽ cao hơn bình thường nhưng không đủ để xuất hiện lũ lụt, sóng thần như các nhận định được nhiều người đưa ra. 

Siêu mặt trăng có xu hướng nhỏ dần trong tương lai

Đây mới chỉ là phỏng đoán và là vấn đề đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Theo đó, khi mới hình thành, Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 22.000km và do một số biến cố nào đó khiến cho Trái Đất di chuyển cách chúng ta 382.900km. Tất cả điều này chỉ là phỏng đoán, chưa có một thông tin chính thức nào được đưa ra!

Cơ quan vũ trụ hàng không cho biết, Mặt Trăng đang tự đẩy mình cách xa quỹ đạo của Trái Đất. Mỗi năm, Mặt Trăng cách xa chúng ta khoảng 3,8cm. Vì thế, có thể thấy rằng, Mặt Trăng có xu hướng nhỏ đi khi nhìn từ Trái Đất.

Với các nội dung thông tin có trong bài viết “Siêu trăng là gì? Hiện tượng siêu trăng diễn ra khi nào?” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật những thông tin về các hiện tượng thiên văn kỳ thú khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *