Được đánh giá là an toàn và được sử dụng phổ biến trên các dòng xe máy công suất thấp, giá rẻ là hệ thống phanh CBS. Vậy phanh CBS là phanh gì? Nó có tác dụng gì? và có an toàn không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây để có được câu trả lời nhé!
Nội dung bài viết
Khái niệm về thắng phanh CBS là gì?
CBS (viết tắt của Combined Braking System) là hệ thống phanh kết hợp, ra mắt lần đầu tiên vào năm 1983. Đây một hệ thống để liên kết phanh trước và phanh sau trên xe máy hoặc xe tay ga.
Vậy phanh CBS là sao? Về cơ bản, phanh CBS trên xe máy không khác gì nhiều so với phanh thường. Phanh CBS được hỗ trợ thêm một hệ thống phân bổ lực đều lên cả 2 phanh trước và sau, giúp người lái chỉ cần sử dụng 1 phanh thay vì phải bóp đồng thời cả 2 phanh. Khi lực hãm được tác động đều lên cả 2 bánh sẽ hạn chế tình trạng trượt bánh và rút ngắn quãng đường phanh.
Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của phanh CBS
Cấu tạo
Thông thường, phanh xe tay ga sẽ có cấu tạo 2 phần như sau:
- Phanh tay phải: Phanh chỉ có tác dụng dừng bánh xe trước. Vì vậy, nếu chỉ bóp phanh bên phải thì rất dễ rơi bị khựng xe hoặc gây khả năng lộn xe rất nguy hiểm cho người điều khiển; bởi đây là phanh đĩa với lực phanh rất lớn.
- Phanh tay trái: có tác dụng dừng bánh xe sau. Phanh này thường là phanh tang trống nên an toàn hơn. Tuy nhiên, chính vì thế, khi phanh bánh sau thường không “ăn” bằng phanh bánh trước, vì lực dừng xe không được lớn.
Bởi vì những ưu nhược điểm trên của 2 phanh, để nâng cao độ an toàn, nhà sản xuất khuyến cáo người dùng nên bóp đồng thời cả 2 phanh. Tuy nhiên, trong những tình huống khẩn cấp, nhiều người lái xe, đặc biệt là phụ nữ thường ít khi nhớ đến điều này.
Hệ thống phanh CBS ra đời chính là để hỗ trợ người lái thực hiện nhiệm vụ này. Phanh được trang bị thêm bộ phận phân bổ lực phanh nằm ở phanh tay trái.

Nguyên lí hoạt động
Một hệ thống phanh CBS xe máy có nguyên ký hoạt động khá đơn giản:
- Phanh tay phải: Vẫn là phanh đĩa bánh trước, khi bóp phanh này, bánh trước sẽ dừng lại ngay lập tức.
- Phanh tay trái: Hệ thống phanh CBS được trang bị ở đây. Khi bóp phanh tay trái là hệ thống sẽ tự động phân bổ lực phanh cho cả bánh trước và bánh sau, tạo sự cân bằng và an toàn cho người lái, tránh tình trạng một bánh dừng, bánh còn lại vẫn chuyển động. Giờ đây, người lái xe chỉ cần bóp phanh trái mà vẫn “ăn” phanh, giảm quãng đường di chuyển thêm của xe sau khi phanh, xe dừng chuẩn xác và an toàn hơn.
Ưu nhược điểm của phanh CBS
Ưu điểm
- An toàn hơn: Hệ thống phanh CBS giúp phân bổ lực phanh lên đồng thời cả 2 bánh nên an toàn hơn hẳn so với phanh xe truyền thống.
- Dễ dùng với người không có kinh nghiệm lái xe. CBS là hệ thống phanh kết hợp, chỉ sử dụng duy nhất một tay phanh cho cả phanh trước và sau, giúp người lái dễ dàng sử dụng hơn, đặc biệt là phụ nữ.

- Chi phí thấp: Với hệ thống phanh này người dùng chỉ cần trang bị thêm bộ phận phân bổ lực phanh ở phanh tay trái nên chi phí thấp hơn. Hợp với các dòng xe có công suất thấp, giá rẻ như: Honda Air Blade, Honda Lead, Honda Click, SYM Shark, SYM Attila Venus, SYM Attila V….
Nhược điểm
- Bất tiện đối với tay lái có kinh nghiệm. Vì người lái không thể chủ động lựa chọn được lực phanh giữa bánh trước và bánh sau, gây khó khăn trong việc điều chỉnh tốc độ xe khi phanh. Người lái cũng không thể tắt được hệ thống CBS nên cảm thấy khá bất tiện.
- Nguy cơ bó cứng phanh khi phanh gấp. Nguyên lý hoạt động của CBS tương tự như hệ thống phanh đĩa (hoặc tang trống). Do đó, khi phanh gấp hoặc mặt đường trơn trượt, vẫn có thể xảy ra tình trạng bó cứng phanh, gây trượt ngã, “xòe” xe.

- Không tốt đối với xe có công suất lớn, tốc độ cao. Hệ thống phanh CBS hoạt động dựa trên cơ học, không có sự can thiệp của hệ thống điện tử, nên người lái cần phải có kỹ năng phanh tốt, bánh xe vẫn sẽ trượt nếu phanh quá mạnh hoặc khi “cua” gấp, đi tốc độ cao.
Qua những phân tích trên về hệ thống phanh CBS, chắc hẳn mọi người đã hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và những ưu nhược điểm của chúng là gì. Bất cứ hệ thống nào cũng chỉ mang tính hỗ trợ, không thể thay con người làm hết mọi việc. Mỗi người lái cần tự nâng cao kỹ năng lái xe và xử lý tình huống của mình để lái xe an toàn, an tâm cho chính mình và người thân.
Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về các vấn đề thường gặp và cách bảo dưỡng máy móc, bạn có thể truy cập website: ruaxetudong.org ngay nhé.