Overthinking là gì? “Liều thuốc” nào để thoát khỏi overthinking?

Theo một nghiên cứu của Forbes Health, có đến 73% người ở độ tuổi từ 25-25 rơi vào trạng thái overthinking. Vậy, overthinking là gì? làm sao để thoát khỏi hội chứng overthinking? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của ruaxetudong.org

Overthinking nghĩa là gì? Hội chứng overthinking là gì?

Overthinking (tạm dịch: suy nghĩ quá mức, phóng đại mọi chuyện) là trạng thái suy ngẫm liên tục về một chuyện nào đó theo chiều hướng tiêu cực. Hội chứng này giống như bạn mắc một căn bệnh tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu. 

Có rất nhiều người gặp phải hội chứng overthinking
Có rất nhiều người gặp phải hội chứng overthinking

Overthinking là bệnh gì? Với nhiều người, overthinking là một thói quen khó bỏ, xuất hiện khi họ rơi vào các quyết định quan trọng của cuộc đời như chuyển nhà, kết hôn, nhảy việc, ly dị,…Người mắc hội chứng overthinking thường có xu hướng suy nghĩ rất lâu, cặn kẽ về những kết quả xảy ra. Suy nghĩ cứ hình thành trong đầu và lớn dần theo thời gian, khiến họ cảm thấy mệt mỏi.

Hội chứng overthinking được chia làm 2 loại là hoài niệm về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai. Nếu là một người overthinking thì bạn sẽ cảm thấy bị mắc kẹt giữa một mớ hỗn độn trong đầu, mọi suy nghĩ của bạn trở thành một mớ hỗn độn khó có thể tháo gỡ được.

Biểu hiện của overthinking là gì?

Biểu hiện rõ nhất của overthinking đó chính là việc bản luôn tự chất vấn bản thân, suy nghĩ quá nhiều về những việc đã xảy ra. Bạn dành nhiều thời gian để xem xét, tìm hiểu về nguồn gốc, lý do vì sao lại như vậy và việc kiểm soát bản thân vô cùng khó khăn.

Khi rơi vào trạng thái overthinking trong đầu bạn xuất hiện rất nhiều sự hoài nghi, không chắc chắn về các quyết định của bản thân. Luôn có tìm hiểu xem người khác nghĩ gì, sợ bản thân mắc sai lầm.

Biểu hiện của overthinking
Biểu hiện của overthinking

Nếu như bạn đang nghi ngờ bản thân không biết có mắc hội chứng overthinking thì hãy xem các biểu hiện dưới đây mà ruaxetudong.org đã tổng hợp, đó là:

  • Không thể thư giãn, nghỉ ngơi
  • Liên tục lo lắng, bất an
  • Mệt mỏi về tinh thần
  • Suy nghĩ tiêu cực
  • Suy nghĩ liên tục về một việc, tình huống nào đó
  • Nghĩ đến những viễn cảnh xấu
  • Nghi ngờ về quyết định của bản thân
  • Phóng đại tiểu tiết

Bình tĩnh là gì? Cách giữ bình tĩnh trước mọi tình huống

Nguyên nhân của “căn bệnh” overthinking là gì?

Để tâm thái quá đến kết quả

Bất kỳ ai cũng đều quan tâm đến kết quả, mong cầu mọi thứ suôn sẻ để công việc thuận lợi, thành công ở bất kỳ vị trí công việc nào. Do đó, họ luôn nỗ lực hành động, suy nghĩ mọi vặt của vấn đề, tìm ra hướng đi hiệu quả nhất. Chính những điều đó khiến cho họ trở nên cực đoan, tâm lý bị ảnh hưởng.

Quá chú tâm đến chi tiết nhỏ

Một trong những lý do khiến bạn dễ mắc hội chứng overthinking đó chính là để tâm quá nhiều đến các tiểu tiết. Họ phân chia sự lo lắng thành các yếu tố nhỏ, không ngừng phân tích và dẫn đến trạng thái xem xét, nhìn thấy điều tiêu cực và làm quá vấn đề.

Cầu toàn trong mọi việc

Nếu là một người cầu toàn, chắc chắn bạn sẽ dành rất nhiều thời gian cho bất kỳ công việc, sự kiện nào diễn ra trong đời. Đó cũng là lý do bạn để tâm và dự đoán các trường hợp xảy ra với bản thân, lo lắng không ngừng cho sự kiện, công việc đó. Với những người overthinking, trong họ luôn có các suy nghĩ tiêu cực và họ dễ dàng rơi vào trạng thái lo âu, suy nghĩ quá nhiều.

Cầu toàn trong mọi việc
Cầu toàn trong mọi việc

Tác hại của hội chứng overthinking

Hội chứng overthinking không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khả năng sáng tạo. Cụ thể:

  • Người thường xuyên bị rối loạn lo âu, suy nghĩ quá nhiều sẽ bị tiêu cực hóa các vấn đề, suy nghĩ nhiều khiến cho bạn bị mắc chứng tự kỷ, trầm cảm.
  • Khi suy nghĩ quá nhiều, cơ thể sẽ mệt mỏi, không muốn làm gì, não bộ trì trệ trong việc tiếp cận thông tin, xử lý thông tin.
  • Khi chán nản với cuộc sống bạn cảm thấy mọi thứ trở nên vô nghĩa, chán nản mà muốn dừng lại tất cả mọi thứ.
  • Khi suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ không còn minh mẫn, khó có thể đưa ra những quyết định chính xác, đúng đắn.

“Liều thuốc” nào để thoát khỏi overthinking?

Tự đánh lạc hướng bản thân

Khi mọi suy nghĩ sắp sửa “nhấn chìm” bạn thì hãy đánh lạc hướng bản thân mình bằng cách làm một việc nào đó mà bạn yêu thích, đam mê. Thay vì chìm đắm vào suy nghĩ thì bạn hãy đứng lên và làm việc. Bạn có thể làm bất kỳ điều gì như chạy bộ, vẽ tranh,…để loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực. Và hơn hết, việc làm đó không đòi hỏi bộ não của bạn phải hoạt động.

Làm rõ các nguyên nhân

Hội chứng overthinking không diễn ra liên tục mà chỉ xuất hiện khi bị kích thước bởi nguyên nhân nào đó. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và khiến cho bạn căng thẳng, lo lắng. Việc nhận biết đúng nguyên nhân, làm rõ cũng là cách giúp bạn tránh mắc phải hội chứng này.

Làm rõ các nguyên nhân
Làm rõ các nguyên nhân

Thay đổi tư duy, nhận thức

Muốn khắc phục tình trạng overthinking bạn cần phải thay đổi nhận thức của mình về các vấn đề. Có thể giải quyết theo hướng tích cực, nhìn thoáng mọi vấn đề thay vì suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy công việc quá nhàm chán, không có cơ hội phát triển thì bạn hãy tìm tới công việc thú vị hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến,…

Học cách biết ơn, hài lòng

Cầu toàn không phải là xấu nhưng quá cầu toàn sẽ khiến cho bạn dễ mắc phải hội chứng overthinking. Nếu bạn cảm thấy cuộc sống đang rất tốt thì hãy biết ơn, hài lòng với mọi thứ mình đang có ở hiện tại. Tất nhiên, việc cố gắng và nỗ lực cũng cần phải dừng lại ở một mức nhất định đừng để bản thân mình trở nên mệt mỏi.

Chán quá thì làm gì? Top 10 việc giúp bạn giảm stress hiệu quả

Luôn tin tưởng vào bản thân

Người mắc hội chứng overthinking thường có xu hướng hạ thấp giá trị bản thân. Đôi khi họ còn suy diễn ra những điều tệ hại, tự thất vọng về chính mình. Xu hướng này bắt nguồn từ việc không nhận diện được giá trị của bản thân, tin vào những lời chỉ trích của một số người.

Tin tưởng vào bản thân mình
Tin tưởng vào bản thân mình

Thay vì tự trách móc mình, bạn hãy học thói quen độc thoại những điều tích cực như “tôi là người xinh đẹp”, “tôi có sức khỏe rất tốt”, “tôi đã làm rất tốt”,…Mặt khác, bạn cũng cần phải học cách thay đổi lăng kính về mọi thứ xung quanh trong cuộc sống. Điều này giúp bạn nhận ra mọi chuyện không tệ như mình vẫn nghĩ và chúng luôn có cách giải quyết.

Gặp gỡ chuyên gia trị liệu

Có không ít người lựa chọn cách gặp gỡ chuyên gia trị liệu khi biết mình mắc hội chứng overthinking. Đây là giải pháp an toàn và mang tới hiệu quả nhanh nhất. Việc suy nghĩ quá nhiều có thể xuất phát từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống nhưng đôi khi lại bắt nguồn từ các vấn đề như sang chấn tâm lý trong quá khứ, nỗi sợ thất bại,…Và đây là vấn đề chỉ có chuyên gia trị liệu giúp bạn vượt qua.

Với các thông tin có trong bài viết “Overthinking là gì? “Liều thuốc” nào để thoát khỏi overthinking?” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *