Taluy là thuật ngữ chuyên môn được sử dụng trong ngành xây dựng. Tuy nhiên không phải ai cũng giải thích được khái niệm taluy là gì? Công thức tính ra sao. Vậy thì hãy khám phá ngay những nội dung thông tin trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org nhé.
Nội dung bài viết
Taluy là gì? Các khái niệm liên quan
Ta luy là gì?
Là từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Khi dịch sang tiếng Việt nó có nghĩa là sườn dốc, mái dốc hay được hiểu là những con dốc nghiêng so với mặt phẳng ngang mái đất vạt nghiêng của một hố đào hay một nền đắp hay một công trình dựng đúng để làm tăng độ vững chắc.
Khái niệm taluy thường được sử dụng chủ yếu trong ngành xây dựng cầu đường. Taluy là bộ phận rất quan trọng trên các đoạn đường đèo. Thế nên khi bạn di chuyển trên các đoạn đường đèo thường hay bắt gặp biển báo “sạt lở taluy âm nguy cơ đứt đường”.
Ta-luy có 2 loại đó là:
- Taluy âm: Là phần dốc mái tính từ mặt đường trở xuống
- Taluy dương: Là phần mái dốc tính từ mặt đường trở xuống.
Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể tưởng tượng mình đang đứng ở một đoạn đường đèo, phần sườn dốc từ mặt đường xuống vực sâu sẽ là taluy âm còn phần sườn dốc từ mặt đường lên trên đỉnh núi là taluy dương.
Mái taluy là gì?
Là độ nghiêng (dốc) quy định cho mái của đường đào (nếu như cao độ mặt đường thấp hơn cao độ tự nhiên so với bên ngoài đường) và mái đường đắp (nếu cao độ của mặt đường cao hơn cao độ thiên nhiên bên ngoài đường) gọi chung là mái taluy nền đường, tức là phần mái dốc nằm sát cạnh lề đường.
Mái taluy có tác dụng chính là giữ cho vai đường không bị trượt, sạt lở.
Có hai loại đó là mái taluy dương (mái dốc lên ứng với nền đường đào) và mái taluy âm (mái dốc xuống ứng nền đường đắp)
Taluy tiếng anh là gì?
Từ taluy trong tiếng anh sẽ là “slope”. Khi dịch phần định nghĩa ANH-ANH sang tiếng Việt sẽ có kết quả như sau: “slope là một mặt phẳng mà có một phía cao hơn phía còn lại. Nhưng khi dịch slope về tiếng việt thì sẽ không trả về kết quả là taluy nhưng về nghĩa là “độ dốc”.
Cách tính độ dốc mái taluy
Độ dốc của mái taluy thường được xác định bằng 2 kí hiệu đó là % và tỉ lệ “1:n”.
Với loại đơn vị là % thì hệ số mái dốc sẽ được tính bằng công thức:
Độ đốc (%)= (Độ cao/Khoảng cách nằm ngang)x100
Còn đối với kí hiệu 1: n thì có nghĩa là chiều cao của taluy là 1 mét thì khoảng cách nằm ngang tương ứng sẽ là n mét. Ví dụ như bạn thi công mái taluy bờ ao nếu tính cả chân khay và dầm khóa thì rộng 5.72m, cao 3.98 thì hệ số dốc mái sẽ là =5.72+3,98*1,5*2 (số 2 là 2 phía đều có mái 1:1,5). Nói cách khác anh đang đắp mái thấp 1m so với độ cao yêu cầu thì anh cần phải đắp rộng ra 1.5 m để khi đắp lên tới độ cao yêu cầu đảm bảo bề rộng có mái dốc 1:1.50. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bạn sẽ có hệ số mở mái taluy khác nhau.
Độ dốc của taluy càng lớn thì càng gây nguy hiểm và mất ổn định. Chính vì thế, người thiết kế phải giới hạn chỉ số này để thực hiện các biện pháp gia cố. Một số biện pháp được nhiều người áp dụng đó là trồng cỏ trên mái taluy, lát mái bằng các đá hộc hoặc tấm bê tông đúc sẵn và sử dụng biện pháp làm tường chắn.
Tại Việt Nam, gia cố taluy bằng cỏ vetiver được ưa chuộng hơn cả. Cỏ Vetiver là giống cỏ Vetiver Zizanioides có tính chất không thụ phấn sinh học, không sinh hạt. Chúng được trồng theo nhánh và phát triển thành từng khóm, thông qua sự sinh trưởng của nhánh trồng. Cỏ phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng, khí hậu cũng như địa chất thổ nhưỡng của vùng miền. Vậy nên căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng địa phương mà sử dụng phương pháp phù hợp.
Hy vọng với các thông tin trên đây phần nào sẽ giải đáp giúp bạn khái niệm taluy là gì? hệ số taluy là gì?. Nếu có câu hỏi nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc comment phía dưới bài viết, đội ngũ nhân viên sẵn sàng tư vấn bạn.