Lá cẩm được sử dụng phổ biến trong việc chế biến các món ăn, đặc biệt là các món bánh. Dù vậy nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc, tác dụng của các loại lá cẩm. Vậy nên, trong bài viết này ruaxetudong.org sẽ tổng hợp các thông tin chi tiết về lá cẩm, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!
Nội dung bài viết
Lá cẩm là lá gì?
Lá cẩm còn có tên gọi khác là nếp cẩm, tên khoa học là Peristrophe bivalvis, tên gọi tiếng anh là Magenta Plant. Cây lá cẩm có chiều cao khoảng 50 – 100cm, lá dài từ 2-7cm thuôn nhọn về phía đuôi; hoa màu tím đặc trưng hoặc màu đỏ tươi, đỏ tím.
Lá cẩm được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á, có vị ngọt nhẹ, tính mát và thường được sử dụng để kết hợp với nhiều loại thuốc để giảm ho, cầm máu, giảm viêm xương khớp,…Một số vùng núi, người dân tộc còn sử dụng nếp cẩm để nấu nước tắm cho trẻ để giảm rôm sảy.
Có mấy loại lá cẩm? Cây lá cẩm có mấy màu?
Lá cẩm có 3 loại, đó là:
Lá cẩm đỏ
Lá cẩm đỏ còn có tên gọi là chằm thủ, lá hình bầu dục, phần gốc lá thon dài và màu xanh đậm. Lá và thân đều có nhiều lông tơ nhỏ, bề mặt lá không có màu trắng, dịch tiết ra có màu đỏ.
Lá cẩm tím
Lá cẩm tím có 2 loại đó là tím đậm, tím huế hay chằm khâu và tím hồng gọi là chằm lai.
Cẩm tím đậm có lá hình bầu dục, gốc và lá tròn hoặc thon dài xanh đậm. Khi sờ vào lá sẽ cảm nhận được độ dày, ít lông tơ hơn so với lá cẩm đỏ. Những đốm trắng xuất hiện dọc gân lá và dịch tiết ra có màu tím.
Chằm lai có lá tự như hình quả trứng, gốc lá tròn, có màu xanh nhạt. Khi dùng tay sờ vào phiến là sẽ cảm nhận được độ mỏng. Tương tự như chằm khâu, chằm lai có ít lông mao, các đốm trắng xuất hiện dọc thân lá. Khi bấm nhẹ vào lá bạn sẽ thấy có dịch tiết ra màu tím hồng.
Lá cẩm vàng
Lá cẩm vàng còn được gọi là chằm hiên. Lá của lá cẩm vàng tựa như quả trứng, phần đầu lá thon nhọn, lông tơ mọc ở 2 bề mặt lá, lá có phần nhăn nheo và dịch bên trong lá có màu vàng xanh.
Công dụng của lá cẩm
Trong y học cổ truyền, lá cẩm là loài cây có tính mát, vị ngọt và có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Lá cẩm được coi là một vị thuốc dùng để thanh phế, giảm ho, cầm máu. Khi kết hợp với những vị thuốc khác còn có tác dụng điều trị bệnh viêm phế quản, bong gân, lao phổi,…Ngoài ra còn có công dụng làm giảm rôm sảy, mụn nhọt nên được sử dụng để pha nước tắm cho trẻ nhỏ vào mùa hè.
Trong nấu ăn, lá cẩm còn được nhiều người sử dụng như một loại màu nhuộm thực phẩm. Với màu sắc đặc trưng, lá cẩm được sử dụng để tạo màu cho các món ăn như bánh, xôi, mứt,…giúp món ăn hấp dẫn hơn.
Cách trồng cây lá cẩm
Cách trồng cây lá cẩm rất đơn giản, cụ thể:
Trộn đất với mùn cưa, xơ dừa, xỉ than, phân bón. Chọn những loại cây lá cẩm sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh để tiến hành trồng xuống đất. Cây lá cẩm thuộc loại cây ưa ẩm, ưa bóng mát nên bạn hãy trồng ở chỗ râm mát hoặc dưới tán cây.
Sau khi trồng, hãy thường xuyên tưới nước, nên tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát. Khi cây đã bén rễ thì bạn hãy bón thúc phân để cây có đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
Khi trồng được 30 – 40 ngày thì bạn có thể thu hoạch lá cẩm để sử dụng. Loại cây này có thể thu hoạch cắt nguyên cây, chỉ chừa gốc khoảng 10 – 15cm để thu hoạch lứa sau. Nếu trồng nhiều quá không sử dụng hết thì bạn có thể phơi khô để dùng dần. Lá cẩm khô không cho màu đẹp như lá cẩm tươi nhưng lại là một vị thuốc quý.
Cách nấu xôi lá cẩm tại nhà đơn giản
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo nếp 1 kg
- Lá cẩm 1 bó
- Muối: 1 muỗng cafe
- Nước cốt dừa: 120ml
- Đường: 100 g
- Lá dứa: 1 bó
Bước 2: Sơ chế lá cẩm để lấy nước màu
Lá cẩm bạn rửa thật sạch với nước, loại bỏ lá úa và hỏng. Bắc nồi lên bếp, cho 400ml nước đun sôi với lửa lớn rồi cho lá cẩm vào. Tiếp đó, hạ lửa nhỏ và đun trong khoảng 10 – 15 phút cho đến khi chuyển sang màu tím đậm thì cho thêm khoảng 200ml nước lọc vào nồi. Tiếp tục nấu khoảng 10 phút với lửa vừa cho đến khi nước trong nồi sôi thì tắt bếp. Bỏ xác lá, dùng rây lọc lại để lấy nước cốt lá cẩm.
Bước 3: Ngâm gạo nếp với nước cốt lá cẩm
Gạo nếp vo sạch để ráo. Đổ 600ml nước cốt lá cẩm trước đó ra thau rồi cho gạo vào, trộn đều lên, ngâm trong khoảng 2 tiếng để nước lá cẩm thấm vào từng hạt gạo.
Sau đó, bạn chắt bỏ phần nước rồi để gạo ráo, cho 1 muỗng cafe muối vào gạo nếp, trộn đều.
Bước 4: Đồ xôi lá nếp cẩm
Bắc nồi nước lên bếp khoảng 3 lít, thả 1 bó lá dứa đã rửa sạch để xôi thơm hơn. Tiếp đó, cho xửng hấp lên làm nóng trước. Khi nước trong nồi sôi thì đổ gạo nếp vào xửng hấp, đậy nắp đợi 30 phút sau đó cho nước cốt dừa vào và dùng đũa xới đều để hạt tăng độ béo ngậy. Đậy nắp lại và nấu thêm khoảng 10 phút là bạn có thể lấy ra thưởng thức.
Mẹo nhỏ cho bạn là thêm 1 muỗng nhỏ dầu ăn cho vào gạo lúc đổ lên xửng hấp để hạt gạo sẽ trở nên bóng bẩy, đẹp mắt hơn.
Bước 5: Thành phẩm xôi lá cẩm
Xôi lá cẩm thành phẩm sẽ có mùi thơm của lá dứa, hạt xôi tròn và mịn. Khi ăn sẽ cảm nhận được độ dẻo dai kết hợp với vị béo ngậy của nước cốt dừa. Bạn có thể ăn kèm với muối mè, lạc rang đập dập,.. để cân bằng độ ngọt và không bị ngán.
Với các thông tin trên đây về lá cẩm, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để biết thêm những bón ăn được chế biến từ lá nếp cẩm quý bạn đọc hãy truy cập website ruaxetudong.org.